(Phần đầu bài pháp thoại khai giảng khóa tu mùa thu 1994)
Thưa đại chúng, hôm nay là ngày mồng 1 tháng 9 năm 1994, chúng ta đang ở xóm Thượng, trong ngày khai giảng khóa tu mùa Thu.
Nếu tới Làng Mai cách đây mười hai năm, quí vị sẽ thấy quang cảnh của Làng không giống bây giờ. Thí dụ Pháp đường Chuyển Hóa là một chuồng bò, phân bò chất lên rất cao, phía trên toàn là rơm và sàn gỗ mục gần hết. Mỗi khi có việc cần vào, ta thường bị những con mạt cắn khắp mình, khi ra phải đi tắm mới hết ngứa. Cỏ dại mọc khắp nơi, Phật đường Trúc Lâm tức là căn phòng đẹp nhất của xóm Thượng cũng là một chuồng bò chứa phân cao tới gần một thước tây. Chúng ta đã để ra rất nhiều tuần lễ mới chở hết phân ra, rồi phải dùng một máy xịt nước rất mạnh để rửa từng viên đá. Quang cảnh của Làng Mai cách đây mười hai năm rất khác với bây giờ. Trong suốt mười hai năm đó, chúng ta đã cày bừa, dọn dẹp, sắp đặt và quang cảnh của Làng Mai ngày nay tuy chưa được như mình mong ước nhưng cũng đã khá hơn trước rất nhiều.
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa. Người làm việc có phương pháp, lúc mới đến họ thường chụp hình khung cảnh đất hoang, rồi mới bắt đầu khai khẩn, xây cất. Sau một hai năm xây dựng họ đem hình ra xem để thấy sự khác biệt giữa hai quang cảnh mới và cũ.
Sự tu học của chúng ta cũng như vậy. Trước khi tu thì tâm của ta rất là hoang vu và gai góc. Ta tạo ra rất nhiều đau khổ cho chính ta và cả cho những người chung quanh. Trong Kinh Tăng nhất A Hàm quyển 5, kinh thứ 5 và 6 thuộc Hán Tạng, Bụt có nói:
“Này các vị khất sĩ, không có một sự vật nào khi không được điều phục mà có thể đem lại nhiều đau khổ như tâm của chúng ta.
Này các vị khất sĩ, không có vật nào khi đã được điều phục và chế ngự mà lại có thể đem lại nhiều hạnh phúc như tâm của chúng ta”.
Vì vậy tu học có nghĩa là điều phục tâm, làm việc với tâm. Trong văn học Nikaya tức kinh Pali, tương đương với đoạn kinh trên là Kinh Samyutta Nikaya [1], phẩm thứ nhất, Kinh số 6. Bản dịch như sau:
“Này các vị khất sĩ, ta không thấy một Pháp nào đưa đến bất lợi như là tâm không được điều phục. Tâm không được điều phục, này các vị khất sĩ, đưa tới những bất lợi rất lớn”. Vậy thì ý kinh cũng giống như Kinh Tăng nhất A Hàm. Ta hãy đọc tiếp:
“Ta không thấy một Pháp nào khác, này các vị khất sĩ, có thể đưa đến lợi ích như là tâm được điều phục.
Ta không thấy một Pháp nào khác, này các vị khất sĩ, đưa đến bất lợi lớn như là tâm không được hộ trì.
Ta không thấy một Pháp nào khác, này các vị khất sĩ, có thể đưa đến lợi ích lớn như là tâm được hộ trì.
Ta không thấy một Pháp nào khác, này các vị khất sĩ, đưa đến bất lợi lớn như là tâm không được phòng hộ.
Ta không thấy một Pháp nào khác, này các vị khất sĩ, có thể đưa đến lợi ích lớn như là tâm được phòng hộ”.
Sau đó Kinh được tóm tắt lại bằng câu:
“Ta không thấy một Pháp nào khác, này các vị khất sĩ, có thể đưa đến bất lợi lớn như là tâm không được điều phục, không được hộ trì, không được phòng hộ, không được bảo vệ. Tâm không được điều phục, không được hộ trì, không được phòng hộ, không được bảo vệ, này các vị khất sĩ, sẽ đưa đến những bất lợi lớn”.
bất lợi lớn ở đây có nghĩa là những đau khổ cho chính bản thân và cho những người chung quanh.
“Ta không thấy một Pháp nào khác, này các vị khất sĩ, có thể đưa đến lợi ích lớn như là tâm được điều phục, được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ. Tâm được điều phục, được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ, này các vị khất sĩ, sẽ đưa đến những lợi ích lớn”.
Lợi ích lớn ở đây là hạnh phúc cho chính mình và cho những người chung quanh. Khi tu, ta tu với cái tâm của ta, nghĩa là ta điều phục, bảo vệ, và hộ trì cái tâm của ta.
***
Tóm tắt
Trong bài pháp thoại khai giảng khóa tu mùa thu 1994, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã ví tu tập giống như việc khai khẩn một vùng đất hoang. Để có được một mảnh đất màu mỡ, tươi tốt, người ta cần phải cày bừa, dọn dẹp, vun bón. Tu tập cũng vậy, chúng ta cần phải nỗ lực tu tập, rèn luyện để loại bỏ những thói hư tật xấu, những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, để tâm hồn trở nên trong sáng, thanh tịnh.
Đánh giá
Bài pháp thoại ngắn gọn nhưng súc tích, giúp người đọc có cái nhìn mới mẻ về tu tập. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã sử dụng hình ảnh quen thuộc của việc khai khẩn đất hoang để ví von với tu tập, giúp cho bài pháp thoại trở nên dễ hiểu và dễ nhớ.
Một số ý nghĩa
Một số trích dẫn tiêu biểu
Kết luận
Bài pháp thoại "Tu tập là cày bừa và vun bón đất tâm" là một bài pháp thoại ý nghĩa, giúp người đọc có cái nhìn mới mẻ về tu tập.
Bổ sung
Trong phần tiếp theo của bài pháp thoại, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chia sẻ thêm về những phương pháp tu tập giúp chúng ta điều phục tâm. Những phương pháp này bao gồm:
Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhấn mạnh rằng, tu tập là một quá trình lâu dài, cần có sự nỗ lực, kiên trì của người tu. Chúng ta cần phải thực hành những phương pháp tu tập một cách thường xuyên, đều đặn, thì mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.
### Mời các bạn mượn đọc sách Hạnh Phúc Mộng Và Thực của tác giả Thích Nhất Hạnh.