Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Cho Đất Nước Mở Ra

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Cho Đất Nước Mở Ra của tác giả Thích Nhất Hạnh.

Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu?

Ngày 16.03.2007
Tại chùa Vĩnh Nghiêm - Sài Gòn
Trong Đại lễ Trai Đàn Chẩn Tế I

Kính thưa Đại chúng,

Hôm nay là ngày 16 tháng 3 năm 2007, chúng ta đang ở tại chùa Vĩnh Nghiêm trong ngày đầu của Đại Trai Đàn Thuỷ Lục Giải Oan Chẩn Tế Bình Đẳng. Đề tài buổi thuyết giảng của ngày hôm nay là: Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu ? Người thương tôi chết, tôi phải đi tìm người đó ở đâu? Chúng ta phải lắng lòng và cùng quán chiếu để có thể thấy được.

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống đất và nếu có trận mưa thì trong năm hay bảy ngày, hạt bắp sẽ nẩy mầm và lên một cây bắp. Mười ngày sau đó, chúng ta thấy một cây bắp non, hai hay ba lá và nhìn kỹ thì không còn thấy hạt bắp nữa. Giờ đây thay vì thấy hạt bắp thì mình thấy cây bắp con và mình nói hạt bắp đã chết rồi.

Kỳ thật hạt bắp không có chết. Hạt bắp đã trở thành cây bắp con. Hạt bắp chỉ thay hình đổi dạng.

Nếu nhìn cho kỹ, nhìn bằng con mắt của người phật tử, nhìn bằng con mắt của người biết tu, biết quán chiếu, thì khi thấy cây bắp non, mình cũng có thể thấy được hạt bắp ngày xưa đang có mặt trong cây bắp non đấy.

Nó chưa chết, nó vẫn còn tiếp tục ở trong cây bắp non và chỉ thay hình đổi dạng.

Chúng ta cũng vậy. Khi nhìn thật kỹ vào thân thể chúng ta, chúng ta thấy cha ở trong ta, mẹ ở trong ta. Có thể cha ở ngoài mất rồi, mẹ ở ngoài mất rồi, nhưng cha trong ta và mẹ trong ta vẫn còn sống, vẫn còn tiếp tục, tại vì mình là sự tiếp nối của cha, mình là sự tiếp nối của mẹ. Mình đang mang cha và mẹ đi vào tương lai.

Khoa học cũng nói như vậy. Tất cả những gen (ADN) của cha và mẹ đang có ở trong từng tế bào cơ thể của mình, vì vậy khi mình thở vào thì cha cũng thở vào với mình. Khi mình thở ra thì mẹ cũng thở ra với mình. Đây là một vấn đề khoa học.

Nếu mình buồn khổ thì cha mẹ trong mình cũng buồn khổ, nếu mình nhẹ nhàng khỏe khoắn thì cha mẹ ở trong mình cũng nhẹ nhàng khỏe khoắn. Cho nên sống như thế nào, tu tập như thế nào để mình có sự nhẹ nhàng khỏe khoắn và cha mẹ trong ta cũng được nhẹ nhàng, khỏe khoắn. Mình là một đứa con có hiếu. Nếu mình giận dữ, mình buồn tủi, mình khổ đau thì cha trong mình cũng giận dữ, buồn tủi, khổ đau, mẹ trong mình cũng giận dữ buồn tủi, khổ đau. Nhưng nếu mình mỉm cười hoan hỷ được, thì cha ở trong mình cũng mỉm cười hoan hỷ, và mẹ ở trong mình cũng có thể mỉm cười hoan hỷ. Mình như thế là một đứa con có hiếu. Chúng ta là sự tiếp nối của cha mẹ và của ông bà, tổ tiên. Mình tưởng rằng ông bà tổ tiên đã mất rồi, không còn nữa, nhưng kỳ thật ông bà tổ tiên vẫn đang còn ở trong mình và mình mang ông bà tổ tiên dòng họ và cha mẹ mà đi vào trong tương lai. Mình cũng sẽ trao truyền tất cả tổ tiên ông bà, cha mẹ cho con cháu của mình. Đó là con cháu huyết thống. Mình trao truyền tổ tiên, ông bà, cha mẹ cho con cháu huyết thống.

Khi xuất gia thì sẽ không có con cháu huyết thống nữa, nhưng mình có con cháu tinh thần. Khi có đệ tử và đệ tử của đệ tử, đó cũng là một loại con cháu và con cháu này thuộc về dòng họ tâm linh. Mình cũng trao truyền tất cả những sự tu học, thành đạt, an lạc, hạnh phúc, giải thoát của mình cho đệ tử và đệ tử của đệ tử.

Vì vậy trong người đệ tử có thầy và khi người đệ tử đó nói một câu dễ thương thì thầy trong người đệ tử cũng đang nói một câu dễ thương. Nếu người đệ tử nói một câu khó thì thầy trong người đệ tử cũng nói một câu khó thương. Người đệ tử đó không có hiếu với thầy. Nếu người đệ tử có tu học, biết thở vào cảm thấy khỏe, thở ra cảm thấy nhẹ thì đó là người đệ tử đang làm cho thầy mình hạnh phúc. Nếu mình tu học thành công, mình có sự thảnh thơi, giải thoát, lòng từ bi nhiều thì mình sẽ trao truyền được những cái đó cho các đệ tử và đệ tử của đệ tử mình.

Trong mỗi chúng ta có hai gia đình. Một là gia đình huyết thống và hai là gia đình tâm linh. Nếu thiếu một trong hai gia đình đó thì nó còn thiếu nhiều. Trên hai vai chúng ta mang hai gia đình. Một vai mang gia đình huyết thống gồm có tổ tiên ông bà cha mẹ và một vai mang gia đình tâm linh, có thầy, có tổ, có Bụt và chư vị Bồ Tát. Trong con người của mình có sự tiếp tục của ông bà tổ tiên huyết thống và có sự tiếp tục của ông bà tổ tiên tâm linh. Vì vậy mình phải là những người con có hiếu. Mình phải làm thế nào để đừng đánh mất giá trị của tổ tiên ông bà đã trao truyền cho mình.

***

Tóm tắt

Trong bài giảng "Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu?", Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dùng hình ảnh hạt bắp để minh họa cho sự tiếp nối của sinh mệnh. Hạt bắp tưởng chừng như chết đi khi nảy mầm thành cây bắp, nhưng thực chất nó chỉ thay hình đổi dạng và tiếp tục tồn tại trong cây bắp con.

Tương tự như vậy, khi người thân của chúng ta mất đi, họ không thực sự chết mà chỉ chuyển sang một dạng tồn tại khác. Họ vẫn tiếp tục hiện diện trong chúng ta qua những ký ức, những tình cảm, những giá trị mà họ đã trao truyền cho chúng ta.

Review

Bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mang lại cho chúng ta một cái nhìn mới về sự sống và cái chết. Nó giúp chúng ta hiểu rằng sự mất mát không phải là một sự kết thúc mà là một sự bắt đầu. Khi người thân của chúng ta mất đi, họ không biến mất mà chỉ thay đổi dạng thức tồn tại. Họ vẫn ở bên cạnh chúng ta, tiếp tục yêu thương và bảo vệ chúng ta.

Bài giảng cũng giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc nối tiếp truyền thống. Chúng ta là những người nối tiếp của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Chúng ta có trách nhiệm gìn giữ và phát huy những giá trị mà họ đã trao truyền cho chúng ta.

Bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một lời an ủi và động viên cho những ai đang phải đối mặt với sự mất mát. Nó giúp chúng ta vượt qua nỗi đau buồn và tiếp tục sống một cuộc đời ý nghĩa.

Điểm nổi bật

  • Hình ảnh hạt bắp là một hình ảnh minh họa rất sáng tạo và dễ hiểu. Nó giúp chúng ta hiểu được sự tiếp nối của sinh mệnh.
  • Bài giảng mang lại cho chúng ta một cái nhìn mới về sự sống và cái chết. Nó giúp chúng ta hiểu rằng sự mất mát không phải là một sự kết thúc mà là một sự bắt đầu.
  • Bài giảng giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc nối tiếp truyền thống. Chúng ta có trách nhiệm gìn giữ và phát huy những giá trị mà tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã trao truyền cho chúng ta.

Đối tượng phù hợp

Bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những ai đang phải đối mặt với sự mất mát.

Mời các bạn mượn đọc sách Cho Đất Nước Mở Ra của tác giả Thích Nhất Hạnh.