Như Annie Ernaux từng chia sẻ trong một bài trả lời phỏng vấn với Gallimard, Hồi ức thiếu nữ không phải là tác phẩm mấu chốt trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của bà, mà có lẽ là mấu chốt của những gì khiến người ta phải sợ hãi khi đặt bút viết ra, mà người ta không ngừng thấy rằng thật sự là quá khó và quá nguy hiểm khi đưa chúng lên trang giấy. Bà chủ yếu nhìn nhận những gì mình đã viết như một nỗ lực tìm kiếm và “khai quật” từ quá khứ người thiếu nữ thuở mười tám đôi mươi mà bà từng là, bằng cách tìm lại những niềm tin, việc làm và cử chỉ của cô, “hạnh kiểm” của cô, như cái cách người ta vẫn thường nói vào những năm 50 của thế kỷ 20 ấy để đánh giá và xếp loại các thiếu nữ.
Điều buộc Ernaux phải cầm bút chính là sự bất lực của bà trong việc diễn giải bằng suy nghĩ cảm giác về những gì xảy đến với bản thân, hoặc với thế giới, chính vào thời điểm chúng xảy đến. Hồi ức thiếu nữ, trên tư cách ấy, là một kinh nghiệm viết được đẩy lên đến cực độ, bởi nó buộc bà phải thật sự viết ra cái hiện tại của quá khứ, thuần chất, trần trụi và không hề dễ chịu một chút nào.
***
Trong các tên tuổi thường được dự đoán sẽ chiến thắng Nobel Văn chương, luôn thường trực xuất hiện một chân dung có vẻ khiêm nhường ngay từ con người cũng như trong nội dung các tác phẩm của mình. Đó là Annie Ernaux. Nữ nhà văn người Pháp cũng như đa số những cây viết đồng hương, thành công khi viết về những khoảnh khắc đời mình dưới dạng hồi ký. Và Hồi ức thiếu nữ là một mảnh ghép như thế, viết trong biên độ 4 năm kể từ năm 1958 là thời điểm khó khăn nhất như bà thừa nhận.
Cũng như Patrick Modiano có “trường đoạn đau đớn ở ga tàu điện George V” hay “cuộc truy hoan bi thảm”; thì giai đoạn năm 1958 với Annie Erneaux, là thời điểm mà việc diễn giải bằng suy nghĩ các cảm giác về những gì diễn ra với bản thân là “hoàn toàn bất lực”. Người con gái ở tuổi đôi mươi ấy đã trải qua những nấc thang trưởng thành lớn nhất đời mình, những tưởng sẽ thật hippie hoang dại, nhưng sau rốt chỉ là đắng cay nhận lấy ở phía sau cùng.
ĐỜI THIẾU NỮ
Hồi ức thiếu nữ là một vở kịch xét lại, được phân mảnh dưới hai giọng ca, một của “cô gái thành phố S” hay “cô gái năm 58”; và một của người phụ nữ đương thời vào năm 2014. Hai giọng kể, hai suy tư được tách nhau ra bằng danh xưng “cô” và “tôi”; nhưng dĩ nhiên đó là cùng một người, cùng là Annie D. và những đam mê hoang dại.
Trong sự bất lực muốn vượt qua ngọn núi lớn là những u nhọt nay thối rữa khi nhìn lại quá khứ, Annie Erneaux đặc tả hình bóng người thiếu nữ 18 tuổi, đức hạnh, sinh trưởng trong một gia đình trung lưu bán tạp hóa, học giỏi và các kiến thức xã hội gần như bằng không. Cô gái ấy sống trong những câu chuyện tình yêu diễm tình kiểu Sagan, muốn được tự do thoát khỏi bố mẹ mà không bị kiểm soát, nhưng nghịch lí là sau cái chết của người chị cả, trách nhiệm oằn lên vai cô chỉ càng nặng thêm.
Do đó khi đứng trước cổng trại hè S vào năm 1958 dưới vai trò một người quản lí, cô đã ngay lập tức sa vào chân dung của Người Ngự Trị, hay, một Người Kia Duy Nhất. Trong mối tình ấy, cô bị choáng ngợp và dính chặt vào sự tồn tại cùa họ; trong khi cái tôi cá nhân tan biến một cách vô thức, mà phục tùng trở thành thói quen. Đó là H – người trưởng phụ trách nam ở một trại hè thành niên.
Với những kiến thức giao thiệp gần như bằng không, cô tiếp cận H (hay ngược lại?) với sự hồn nhiên khó có thể đo đếm. Khởi đầu bằng việc tặng chàng ta socola, liền sau đó là những lời tán dương theo kiểu nước đôi “Sau anh chàng Râu thì anh là người khá nhất ở đây”. Cũng chính do đó, H rời xa, cô bị giễu nhại trong trò trả đũa, quay cuồng trong sự trưởng thành đầu tiên và dường như là duy nhất của mình, bắt đầu nghĩ suy thận trọng hơn.
Sau H, cô hiến thân cho 8 anh chàng khác nữa, trong đó Jacques R. giờ đây như một con ốc mượn hồn. Những dòng thư và trích dẫn nhật kí trong cuốn sổ đỏ dường như thể hiện một khao khát nhất định về thực tại và tình yêu. Sau sự khước từ của H, lẽ sống của cô là sự kì vọng được gặp lại, sự thờ ơ với những người khác và bất chấp mọi thứ để tìm lại cảm giác. Sau đó, cô cũng được toại nguyện, nhưng một lần nữa, lại trở thành thứ đồ chơi, bị quăng quật, chế giễu, là gái lang chạ thích yêu ngu si.
Thoát khỏi quãng thời gian ấy, cô quyết định học tiếp lên để trở thành giáo viên, sau đó nhận ra đây không phải là thứ thích hợp với mình. Nuôi mộng lớn trả thù H bằng những gì mình đã đạt được, cô nàng năm 58 ấy bị ám ảnh bởi cân nặng, bởi thói cuồng ăn để cuối cùng trò ăn cắp vặt được cấy vào người, tiến hóa, giờ đây trở thành khả năng đặc biệt, và dần trở nên thờ ơ với mọi cay đắng hay nhục mạ.
CUỘC ĐỐI THOẠI SONG SONG
Đứng từ góc nhìn của người phụ nữ năm 2014, chỉ đặt bút viết nên cuốn sách này khi lịch dương của năm 2013 trùng với tháng ngày của năm 1958; Annie Erneaux cho người đọc thấy hai nhân ảnh song song, nhưng sau rốt cùng bị ám ảnh bởi một câu chuyện chung nhất. Cô gái năm 58 ám thị bởi khao khát tự do, và khi sự công nhận không được thỏa mãn, cô lại tìm đến con đường khác để làm bằng được những gì mình có thể, từ đó một bản thể được xác lập và hiện ra.
Trong khi người phụ nữ của năm 2014 thì không thoát ra được kí ức và quá khứ của những gì đã qua. Với bà ta, cô nàng 58 là tặng vật có sự hổ thẹn, là một nhân ảnh mà không ai nhớ mang đến quyền lực tột bậc; thế nhưng đó đồng thời là chính bà, là tiếng nói đồng vọng vượt thời gian để quay trở về theo hiệu ứng Doppler của hai vách núi đang nằm song song. Ham muốn và kiêu ngạo trong câu chuyện này, một bên là chuyện tình yêu, và bên kia là mong muốn thoát khỏi quá khứ, sống đời tự do.
Thế nhưng điều đó chưa bao giờ thực hiện được, khi tiếng nói nội tâm là thứ bất lực để mà tìm lại, và những ám ảnh còn mãi ở đó. Annie ở năm 2014 vẫn trên hành trình nhìn lại những gì đã qua. Bà ta khao khát được nghe thấy giọng của những cố nhân cũ, không ngoài mục đích gì ngoài để xác thực lại những gì mình nghĩ là thực. Cùng lúc đó, những tấm ảnh trên mạng xã hội là bằng chứng khả dĩ nhất cho thấy một H, một Jacques R. đã tửng tồn tại.
Hai Anne cách nhau hơn nửa thập kỉ ấy vẫn không ngừng tìm kiếm và lớn mạnh thông qua nhau. Annie thời đó có thể thờ ơ với vấn đề Algeria của tướng de Gaulle, thì Anne thời nay đã đọc và thấm nhuần triết học nữ tính của Beauvoir. Annie thời đó có thể ngu ngơ trong những mối quan hệ xác thịt, có thể coi vệt máu khô như đại diện cho tự do; thì Annie thời nay đã kịp viết ra một cuốn sách tương tự Chuyện nàng O của Paul Reagan đậm đặc huê tình.
Kí ức nối dài hai nhân ảnh mù mờ trong hơn 50 năm, dù muốn dù không, nó đã tồn tại và phản ánh một cách chân thật nhất sự trưởng thành hình thành, sống lại và phát triển nhiều ngã nhánh. “Điều này không xuất phát từ sự thiếu kí ức: Đúng hơn là tôi đã phải cưỡng lại không để những hình ảnh ấy tiếp diễn liên tục, một căn phòng, một chiếc váy, một tuýp kem đánh răng. Trí nhớ quả là nhân viên đạo cụ phi thường, khi tôi trở thành một khán giả bị thôi miên trước bộ phim vô ý nghĩa”.
Cũng như Patrick Modiano hay W.G.Sebald trong cuộc hành trình tìm lại bản thân bằng kí ức, với Hồi ức thiếu nữ, Annie Erneaux đã tự vạch ra một biên độ, một vùng an toàn; để như tấm khiên vượt qua rào cản, cuốn sách này trở nên quan trọng, là một kinh nghiệm viết được đẩy lên đến cực độ, đã không còn là những tác-phẩm-hững-hờ. Quan trọng không phải vì là hay nhất, mà bởi, nó đóng vai trò đối diện sự thật, trần trụi và không ẩn giấu.
LINH TRANG
***
Đánh Giá
Hồi ức thiếu nữ là một cuốn hồi ký xuất sắc, được viết với sự chân thực và sâu sắc. Ernaux đã thành công trong việc tái hiện lại những ký ức của mình một cách sống động và đầy cảm xúc. Cuốn sách không chỉ là một câu chuyện về cuộc đời của một người phụ nữ, mà còn là một bức tranh về xã hội Pháp sau Thế chiến thứ hai.
Cuốn sách được viết theo hai giọng kể, một của “cô gái thành phố S” hay “cô gái năm 58”; và một của người phụ nữ đương thời vào năm 2014. Hai giọng kể, hai suy tư được tách nhau ra bằng danh xưng “cô” và “tôi”; nhưng dĩ nhiên đó là cùng một người, cùng là Annie D. và những đam mê hoang dại.
Cuốn sách bắt đầu với lời tựa, trong đó Ernaux viết về cảm giác bất lực của bà trong việc diễn giải bằng suy nghĩ cảm giác về những gì xảy đến với bản thân, hoặc với thế giới, chính vào thời điểm chúng xảy đến. Bà viết rằng, chỉ khi trở lại với quá khứ sau nhiều năm, bà mới có thể bắt đầu hiểu được những gì đã xảy ra với mình.
Cuốn sách được chia thành 10 chương, mỗi chương tập trung vào một khía cạnh khác của cuộc sống thiếu nữ của bà, từ gia đình, trường học, bạn bè, tình yêu, cho đến những quan niệm xã hội về giới tính và vai trò của phụ nữ.
Cuốn sách có nhiều điểm đặc sắc, trong đó có thể kể đến:
Nhìn chung, Hồi ức thiếu nữ là một cuốn sách xuất sắc, đáng đọc và suy ngẫm. Cuốn sách sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Kết luận
Hồi ức thiếu nữ là một cuốn hồi ký chân thực và sâu sắc, được viết bởi một trong những nhà văn nữ hàng đầu của Pháp. Cuốn sách đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà phê bình, và được xem là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của thế kỷ 21.
Cuốn sách là một câu chuyện về sự trưởng thành, về những khao khát và đam mê của tuổi trẻ, và về những ám ảnh không thể nào quên. Annie Ernaux đã thành công trong việc tái hiện lại những ký ức của mình một cách sống động và đầy cảm xúc. Cuốn sách không chỉ là một câu chuyện về cuộc đời của một người phụ nữ, mà còn là một bức tranh về xã hội Pháp sau Thế chiến thứ hai.
Một trong những điểm nổi bật của cuốn sách là cách sử dụng ngôn ngữ. Annie Ernaux đã sử dụng một ngôn ngữ giản dị và chân thực, để mang đến cho người đọc cảm giác như đang được lắng nghe một câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên. Cuốn sách cũng sử dụng nhiều hình ảnh thơ mộng và đầy cảm xúc, để làm nổi bật lên những khoảnh khắc đẹp đẽ và đáng nhớ trong cuộc đời của nhân vật.
Hồi ức thiếu nữ là một cuốn sách đáng đọc cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về cuộc sống của một người phụ nữ, về những trải nghiệm của tuổi trẻ, và về những ám ảnh không thể nào quên.
### Mời các bạn mượn đọc sách Hồi Ức Thiếu Nữ của tác giả Annie Ernaux & Bảo Châu (dịch).