Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Sám Pháp Địa Xúc

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Sám Pháp Địa Xúc của tác giả Thích Nhất Hạnh.

'Sơn hạ hữu tuyền trạc chi tắc dũ'' (Dưới chân núi có dòng suối, lấy nước ấy mà rửa thì sẽ lành bệnh). Nước suối này là nước từ bi, có công năng tiêu diệt tội chướng trong quá khứ để làm cho niềm vui sống có cơ hội trở về. Đó là nguyên ủy của một sám pháp do thầy Tri Huyền tức Quốc sư Ngộ Đạt đời Đường sáng tác, thường gọi là Thủy Sám, hoặc Từ Bi Sám, hay Từ Bi Tam Muội Thủy Sám Pháp.

Ý niệm chính của Sám Pháp là nước từ bi. Từ bi cũng là phép quán. Đó là Từ quán và Bi quán đã được nhắc tới trong phẩm Phổ Môn của Kinh Pháp Hoa. Để tâm chuyên chú vào Từ và vào Bi làm cho năng lượng của từ bi được chế tác và lớn mạnh, đó là phép quán, đó là niệm lực và định lực. Niệm lực và Định lực ấy là tam muội. Cho nên gọi là Từ Bi Tam Muội Thủy Sám Pháp. Sự thực tập niệm định về Từ Bi làm lưu lộ ra dòng nước Từ Bi có khả năng tiêu trừ mọi tội chướng. Phép sám của Quốc sư Ngộ Đạt là phép sám sử dụng nước tam muội từ bi, gọi tắt là Thủy Sám.

Sám pháp mà quý vị đang có trong tay không phải là Thủy Sám mà là Địa Sám. Địa là đất. Tiếp xúc với đất, nương tựa vào đất, tiếp nhận năng lượng vững chãi và sâu dày của đất để cho đất ôm lấy mình và giúp mình chuyển hóa vô minh, khổ đau và tuyệt vọng, đó là phương pháp Địa Sám. Ở đâu cũng có Đất, ở đâu ta cũng có thể tiếp xúc với Đất, ở đâu ta cũng lạy xuống để tiếp nhận năng lượng vững chãi và vô úy của Đất. Ta có thể nói: ''Xứ xứ hữu địa, xúc chi tắc an'' nghĩa là đâu đâu cũng có đất, tiếp xúc được với đất thì sẽ an lành.

Sám pháp này được gọi tắt là Địa Sám, nói cho đủ là Sám Pháp Địa Xúc hoặc Kiên Hậu Tam Muội Địa Xúc Sám Pháp. Kiên (vững chãi) và hậu (dày đặc) là hai đặc tính của đất. Bài tựa kinh Địa Tạng có câu ca ngợi Bồ Tát Địa Tạng như sau: ''Địa ngôn kiên hậu quảng hàm tàng'' (địa có nghĩa là vững chãi, dày dặn và có tác dụng ôm ấp rất rộng lớn). Năng lượng của Niệm và của Định được chế tác trong khi tiếp xúc với Đất có khả năng thức tỉnh, chuyển hóa, thanh lọc, đem lại nguồn vui sống cho ta ngay trong khi thực tập sám hối, và cố nhiên là sau buổi thực tập.

Ta có thể một mình thực tập Sám Pháp Địa Xúc hoặc thực tập chung với nhiều người. Vị nào có giọng truyền cảm và có nhiều năng lượng niệm và định sẽ được chỉ định để đọc tụng, còn những vị khác lắng nghe. Sau mỗi đoạn kinh, mọi người thực tập lạy xuống. Mỗi lần lạy ta chỉ nên lạy hai hoặc ba lạy, và nằm yên trong tư thế phủ phục ít nhất là trong thời gian ba hơi thở vào ra để có đủ thì giờ quán chiếu. Trong khi lạy, ta hoàn toàn phú thác thân mạng ta cho Đất, để đất có thể ôm lấy ta và giúp ta chuyển hóa những khổ đau và bế tắc trong ta. Nếu có nhu yếu thì ta đọc tụng lại phần kinh văn vừa đọc và lạy xuống một lần thứ hai. Thực tập như thế, hành giả sẽ thấy được rằng trong khi thực tập, niềm vui được sinh khởi, phiền não được chuyển hóa, và thân tâm càng lúc càng nhẹ nhàng. Các bạn hành giả ưa thích sám pháp này có thể thực tập ba tháng một lần, ít nhất là trong năm phải thực tập hai lần. Công phu sẽ được đền bù một cách xứng đáng, ngay trong thời gian thực tập.

***

Tóm tắt

Sám Pháp Địa Xúc là một phương pháp sám hối dựa trên năng lượng của đất. Phương pháp này dựa trên ý tưởng rằng đất có thể giúp chúng ta chuyển hóa vô minh, khổ đau và tuyệt vọng.

Review

Sám Pháp Địa Xúc là một cuốn sách nhỏ nhưng súc tích, dễ hiểu. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trình bày một cách rõ ràng và mạch lạc về ý nghĩa, cách thực hành và lợi ích của phương pháp sám hối này.

Cuốn sách bắt đầu bằng việc giới thiệu về Thủy Sám, một phương pháp sám hối dựa trên năng lượng của nước. Thủy Sám sử dụng năng lượng của từ bi để tiêu trừ tội chướng. Sám Pháp Địa Xúc cũng sử dụng năng lượng của đất để chuyển hóa khổ đau.

Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đất có hai đặc tính quan trọng: kiên cố và bao dung. Kiên cố tượng trưng cho sức mạnh và vững chãi của đất. Bao dung tượng trưng cho sự rộng lớn và độ lượng của đất.

Khi tiếp xúc với đất, chúng ta có thể tận dụng hai đặc tính này để chuyển hóa khổ đau. Kiên cố giúp chúng ta vững chãi, không bị lung lay bởi những khó khăn, thử thách. Bao dung giúp chúng ta mở lòng, đón nhận những người và những điều đã gây đau khổ cho chúng ta.

Sám Pháp Địa Xúc được thực hiện bằng cách lạy xuống và quán chiếu. Khi lạy xuống, chúng ta hoàn toàn phó thác thân tâm cho đất. Chúng ta tin tưởng rằng đất sẽ giúp chúng ta chuyển hóa những khổ đau và bế tắc trong nội tâm.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyến khích thực hành Sám Pháp Địa Xúc ba tháng một lần, ít nhất là hai lần trong năm. Công phu thực tập sẽ được đền bù xứng đáng ngay trong thời gian thực tập.

Đánh giá

Sám Pháp Địa Xúc là một phương pháp sám hối hữu ích và hiệu quả. Phương pháp này có thể giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau, hàn gắn những vết thương trong tâm hồn và sống một cuộc đời an lạc, hạnh phúc hơn.

Dưới đây là một số điểm nổi bật của Sám Pháp Địa Xúc:

  • Phương pháp này dựa trên nền tảng Phật giáo, nhưng có thể được thực hành bởi tất cả mọi người, bất kể tín ngưỡng hay tôn giáo.
  • Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và có thể được thực hiện ở bất cứ đâu.
  • Phương pháp này có thể giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau, hàn gắn những vết thương trong tâm hồn và sống một cuộc đời an lạc, hạnh phúc hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp sám hối hiệu quả, Sám Pháp Địa Xúc là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Mời các bạn mượn đọc sách Sám Pháp Địa Xúc của tác giả Thích Nhất Hạnh.