Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Giới Tiếp Hiện

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Giới Tiếp Hiện của tác giả Thích Nhất Hạnh.

Ý nghĩa của hai chữ Tiếp Hiện

Giới tức là giới luật. Giới Tiếp Hiện là giới luật của dòng tu Tiếp Hiện, một môn phái của đạo Bụt được chính thức thành lập ở Việt Nam vào đầu năm 1964. Hai chữ Tiếp Hiện có nhiều nghĩa. Tiếp có nghĩa là tiếp xúc và tiếp nối. Hiện có nghĩa là thể hiện ra trong hiện tại. Để hiểu thêm về ý chỉ của dòng tu Tiếp Hiện, ta hãy xét qua bốn danh từ tiếp xúc, tiếp nối, thể hiệnhiện tại.

Tiếp xúc ở đây có nghĩa là tiếp xúc với thực tại, thực tại nội tâm cũng như thực tại ngoại cảnh. Tiếp xúc với nội tâm không phải chỉ có nghĩa là trở về quán sát những hiện tượng tâm lý của chính mình mà còn có nghĩa là trở về liên lạc được với cả chân tâm, tức là nguồn suối của nhận thức, của hiểu biết và của lòng yêu thương. Trở về được với chân tâm thì cũng như thợ đào giếng đào tới được mạch nước ngọt. Đào tới được mạch nước ngọt thì nước ngọt tuôn lên, và giếng đầy nước ngon. Trở về được với chân tâm thì ta được tiếp xúc với nguồn suối hiểu biết (trí tuệ) và thương yêu (từ bi). Chất liệu hiểu biết và thương yêu đó không những nuôi dưỡng được cho ta mà còn nuôi dưỡng được cho những người chung quanh ta nữa.

Tiếp xúc được với chân tâm cũng là tiếp xúc được với chư Bụt và chư bồ tát, tức là những người đã giác ngộ chân tâm và đang đem ánh sáng giác ngộ ấy để soi đường chỉ lối cho cuộc sống.

Tiếp xúc với ngoại cảnh tức là tiếp xúc với thế giới, trong đó có các loài khoáng vật, thực vật và động vật. Con người là động vật cao nhất trong các loài động vật. Muốn thực sự tiếp xúc với mọi loài, ta phải đi ra khỏi cái vỏ cứng bản ngã của ta. Phải thấy được tất cả những nhiệm mầu của hiện hữu cũng như những đau khổ của mọi loài. Tiếp xúc được với thế giới ngoại cảnh, không những ta có thể rung động trước những nhiệm mầu của vũ trụ như tuyết rơi, hoa nở, trăng chiếu, chim ca, mà ta còn nghe và thấy được tất cả những đau thương của mọi loài, trước hết là những cảnh huống và tiếng kêu thương của đồng loại. Với chất liệu hiểu biết và thương yêu, ta sẽ đi vào trong cuộc đời để làm vơi nhẹ bớt những đau thương ấy.

Trong khi phân biệt thực tại thành hai phần nội tâmngoại cảnh, ta có thể đã đi vào sự lầm lẫn đầu tiên, nghĩ rằng nội tâm và ngoại cảnh là hai thực tại riêng biệt. Thực ra thì đó chỉ là hai mặt của cùng một thực tại. Hai ý niệm trongngoài có tính cách thực dụng trong đời sống hàng ngày nhưng lại có thể là những hàng rào ngăn cản cái thấy của ta về thực tại toàn vẹn. Sự thực là nội tâm và ngoại cảnh là một. Thấy sâu được vào thực tại nội tâm cũng là thấy sâu được vào thực tại ngoại cảnh. Thấy sâu được vào chiều sâu ngoại cảnh tức cũng là thấy được bản chất của nội tâm. Đó là nguyên lý tâm cảnh nhất như của đạo Bụt.

Cơ Đốc giáo hiện thời có quan niệm về chiều cao và chiều ngang của thần học. Chiều cao là sinh hoạt tâm linh, tức là sự tiếp xúc với Thượng Đế. Chiều ngang là sinh hoạt xã hội, tức là sự xúc tiếp với con người. Trong đạo Bụt cũng đã từng có người suy nghĩ theo chiều hướng đó, mà thành ngữ tiêu biểu là câu thượng hành Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, "trên thì thực hiện con đường giác ngộ của Bụt và dưới là hóa độ chúng sanh". Trên là chiều cao và dưới là chiều ngang vậy. Quan điểm này chưa hoàn toàn phù hợp với đạo Bụt. Đạo Bụt chỉ cho ta thấy Phật tính (tức là chiều sâu của giác ngộ) nằm trong lòng mọi loài và mọi vật chứ không phải là một thực tại cao vời và cách biệt. Vì vậy trong đạo Bụt, chiều cao và chiều ngang là một. Đi sâu vào chiều ngang thì sẽ gặp chiều cao. Đó là ý nghĩa của chữ tiếp xúc.

Bây giờ ta đi sang ý niệm tiếp nối. Tiếp nối là buộc hai mối giây lại để nối cho dài ra. Tiếp nối ở đây là tiếp nối công trình giác ngộ của các bậc tiền nhân, tức là của các vị bồ tát đi trước. Ở đây ta nên nhớ rằng chữ Bụt (buddha) có nghĩa là người tỉnh thức (hoặc người giác ngộ), và chữ bồ tát (bodhisattva) cũng có nghĩa là người tỉnh thức hoặc người giác ngộ. Cả hai chữ bụt (buddha) và bồ đề(bohdi) đều lấy động từ budh (tỉnh thức, biết) làm gốc rễ. Chữ sattva, thường được dịch là hữu tình, nghĩa là kẻ có tri giác; kẻ có tri giác tức là người vậy. Nếu ta tỉnh thức, ta cũng là một người tỉnh thức, tức là một bodhisattva, một "giác hữu tình".

Sự nghiệp giác ngộ đã được Bụt khai sáng và các thế hệ bồ tát phát triển và tiếp nối. Tất cả những ai tự nhận là đang đi trên con đường giác ngộ (đạo Bụt) đều có trách nhiệm tiếp nối và bảo tồn sự nghiệp ấy nơi bản thân và nơi thế giới. Hạt giống giác ngộ phải được gieo rắc, cây giác ngộ phải được vun bón và săn sóc. Đó là ý nghĩa của danh từ tiếp nối.

Danh từ thứ ba là thể hiện. Thể hiện tức là không an trú quanh quẩn trong thế giới ý niệm mà phải thoát hình và biểu hiện thành sự sống cụ thể. Trí tuệ và từ bi không phải là những ý niệm về trí tuệ và từ bi, mà phải là những chất liệu có thực trong cuộc đời, có thể thấy được, sờ mó được, chứng nghiệm được. Sự có mặt của hiểu biết và thương yêu đem tới sự vơi đi niềm thống khổ và sự xuất hiện của niềm an lạc, của nụ cười.

Thể hiện không phải chỉ là hành động. Thể hiện trước hết là sự chuyển hóa bản thân, sự chuyển hóa này tạo thành một hòa điệu giữa bản thân và thiên nhiên, giữa sự an vui của chính mình và sự an vui của muôn loài. Sự chuyển hóa này được thực hiện nhờ sự tiếp xúc giữa bản thân với nguồn suối hiểu biết và thương yêu. Có sự chuyển hóa này rồi thì mọi hành động sẽ cùng mang một tính chất: tính chất xây dựng cho sự sống, cho cuộc đời trên đường hướng hiểu biết và thương yêu. Phải có an lạc mới chia xẻ được an lạc. Phải có bình tĩnh mới chia xẻ được bình tĩnh. Thiếu nền tảng đời sống an lạc, hành động có thể chỉ gây thêm xáo động và đổ vỡ trong cuộc đời.

Danh từ cuối là danh từ hiện tại. Trong tinh thần Tiếp Hiện, hiện tại là vĩnh cữu, và chỉ có hiện tại là thực sự có mặt. An lạc mà chúng ta nhắm đến không phải là an lạc cho tương lai mà an lạc cho hiện tại. Tu học và hành đạo không phải là những công phu và những cực hình mà ta phải chịu đựng trong hiện tại để mua lấy một trạng thái an lạc hay giải thoát trong tương lai. Mục đích của sự tu học không phải là để được lên thiên đường sau khi chết hoặc sinh vào nước Bụt trong đời sau. Mục đích của sự tu học là để đạt tới an lạc cho mình và cho muôn loài ngay trong giờ phút hiện tại. Thở một hơi thở có ý thức, đó là thực hiện an lạc cho chính mình và cho muôn loài, ngay trong giây phút đang thở. Phương tiện và cứu cánh là một. "Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả", đó là vì bồ tát thấy được rằng nhân chính là quả, phương tiện chính là cứu cánh. Người tỉnh thức không bao giờ nói: "Đó chỉ là phương tiện thôi". Người tỉnh thức sợ nhất câu nói này: "Bất cứ phương tiện nào giúp tôi đạt được mục đích đều là tốt cả".

Trên nhận thức "phương tiện và cứu cánh là một", mọi tu tập và hành đạo đều được thể hiện trong tỉnh thức và an lạc. Trong lúc thiền tọa, thiền hành, lau nhà, tắm giặt, cho đến lúc hoạt động lao tác là phụng sự, người tu học phải cảm thấy an lạc trong thân tâm. Ngồi thiền là để được an lạc trong khi ngồi thiền. Lao tác để giúp người đói khát và bệnh tật là để được an lạc trong khi lao tác để giúp người đói khát và bệnh tật. Người tu học không chờ đợi một phần thưởng của công phu tu học ở tương lai, dù phần thưởng ấy là Niết Bàn, Cực Lạc, giải thoát hay quả vị Bụt. Bụt là sự tỉnh thức trong hiện tại chứ không phải trong tương lai. Bí quyết của đạo Bụt là sống tỉnh thức trong hiện tại và ngay tại nơi này.

Ta đã thoáng thấy được ý nghĩa của hai chữ TiếpHiện. Các bạn thiền sinh Tây phương, trong đó có những vị đã thọ giới Tiếp Hiện, từng tìm kiếm những danh từ trong tiếng Anh và tiếng Pháp, cố dịch hai chữ này, nhưng chưa ai tìm ra được. Hiện thời họ đang tạm dùng danh từ The Order of Interbeing (tiếng Anh) để gọi dòng Tiếp Hiện. Danh từ Interbeing đã được tác giả cuốn Trái Tim Mật Trời đề nghị để dịch từ ngữ Tương Tức trong giáo nghĩa Hoa Nghiêm. Đó là một tiếng mới chưa có trong từ điển, nhưng chắc là sẽ được chấp nhận. Từ ngữ tương đương trong tiếng Pháp là inter-être, vừa là danh từ vừa là động từ. Quý vị chưa quen với từ ngữ tương tức và tương nhập xin tham cứu cuốn Trái Tim Mặt Trời, từ trang 85 trở đi.

***

Đánh giá

Sách Giới Tiếp Hiện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một tác phẩm quan trọng của dòng tu Tiếp Hiện, một dòng tu Phật giáo được thành lập ở Việt Nam vào đầu năm 1964. Sách bàn luận về ý nghĩa của hai chữ Tiếp Hiện, cũng như các giới luật của dòng tu Tiếp Hiện.

Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, hai chữ Tiếp Hiện có nhiều nghĩa. Tiếp có nghĩa là tiếp xúc và tiếp nối. Hiện có nghĩa là thể hiện ra trong hiện tại.

Tiếp xúc ở đây có nghĩa là tiếp xúc với thực tại, thực tại nội tâm cũng như thực tại ngoại cảnh. Tiếp xúc với nội tâm không phải chỉ có nghĩa là trở về quán sát những hiện tượng tâm lý của chính mình mà còn có nghĩa là trở về liên lạc được với cả chân tâm, tức là nguồn suối của nhận thức, của hiểu biết và của lòng yêu thương. Trở về được với chân tâm thì cũng như thợ đào giếng đào tới được mạch nước ngọt. Đào tới được mạch nước ngọt thì nước ngọt tuôn lên, và giếng đầy nước ngon. Trở về được với chân tâm thì ta được tiếp xúc với nguồn suối hiểu biết (trí tuệ) và thương yêu (từ bi). Chất liệu hiểu biết và thương yêu đó không những nuôi dưỡng được cho ta mà còn nuôi dưỡng được cho những người chung quanh ta nữa.

Tiếp xúc với ngoại cảnh tức là tiếp xúc với thế giới, trong đó có các loài khoáng vật, thực vật và động vật. Con người là động vật cao nhất trong các loài động vật. Muốn thực sự tiếp xúc với mọi loài, ta phải đi ra khỏi cái vỏ cứng bản ngã của ta. Phải thấy được tất cả những nhiệm mầu của hiện hữu cũng như những đau khổ của mọi loài. Tiếp xúc được với thế giới ngoại cảnh, không những ta có thể rung động trước những nhiệm mầu của vũ trụ như tuyết rơi, hoa nở, trăng chiếu, chim ca, mà ta còn nghe và thấy được tất cả những đau thương của mọi loài, trước hết là những cảnh huống và tiếng kêu thương của đồng loại. Với chất liệu hiểu biết và thương yêu, ta sẽ đi vào trong cuộc đời để làm vơi nhẹ bớt những đau thương ấy.

Tiếp nối ở đây là tiếp nối công trình giác ngộ của các bậc tiền nhân, tức là của các vị bồ tát đi trước. Cả hai chữ bụt (buddha) và bồ tát (bodhisattva) cũng có nghĩa là người tỉnh thức hoặc người giác ngộ. Sự nghiệp giác ngộ đã được Bụt khai sáng và các thế hệ bồ tát phát triển và tiếp nối. Tất cả những ai tự nhận là đang đi trên con đường giác ngộ (đạo Bụt) đều có trách nhiệm tiếp nối và bảo tồn sự nghiệp ấy nơi bản thân và nơi thế giới. Hạt giống giác ngộ phải được gieo rắc, cây giác ngộ phải được vun bón và săn sóc.

Thể hiện tức là không an trú quanh quẩn trong thế giới ý niệm mà phải thoát hình và biểu hiện thành sự sống cụ thể. Trí tuệ và từ bi không phải là những ý niệm về trí tuệ và từ bi, mà phải là những chất liệu có thực trong cuộc đời, có thể thấy được, sờ mó được, chứng nghiệm được. Sự có mặt của hiểu biết và thương yêu đem tới sự vơi đi niềm thống khổ và sự xuất hiện của niềm an lạc, của nụ cười.

Hiện tại là vĩnh cữu, và chỉ có hiện tại là thực sự có mặt. An lạc mà chúng ta nhắm đến không phải là an lạc cho tương lai mà an lạc cho hiện tại. Tu học và hành đạo không phải là những công phu và những cực hình mà ta phải chịu đựng trong hiện tại để mua lấy một trạng thái an lạc hay giải thoát trong tương lai. Mục đích của sự tu học là để đạt tới an lạc cho mình và cho muôn loài ngay trong giờ phút hiện tại.

Từ những ý nghĩa của hai chữ Tiếp Hiện, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đề ra 14 giới luật cho dòng tu Tiếp Hiện. Các giới luật này được thiết kế để giúp cho các thành viên của dòng tu có thể thực hành những giá trị của Tiếp Hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Giới Tiếp Hiện là một lời mời gọi các Phật tử hãy:

  • Sống tỉnh thức, để thấy được vẻ đẹp và ý nghĩa của cuộc sống.
  • Thể hiện trí tuệ và từ bi, để góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
  • Xây dựng một cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho bản thân và cho mọi người.

Mời các bạn mượn đọc sách Giới Tiếp Hiện của tác giả Thích Nhất Hạnh.