Văn Lang là nhà nước đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử, được cai trị bởi các vua Hùng. Nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương Vương. Từ đây hình thành quan niệm dân gian coi nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và thường được sách báo nói tới 4000 năm văn hiến.
Hương Vị Của Đất hay Văn Lang Dị Sử là 14 truyền thuyết, thần thoại trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, được thiền sư Thích Nhất Hạnh viết lại, thêm vào những yếu tố mới, đặc sắc và đầy kịch tính. Những câu chuyện được sắp xếp một cách logic theo thời gian, giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên, cũng như hiểu hơn về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc.
BBT xin trích đăng lời nhận xét của đọc giả Nguyễn Đình Tráng về tác phẩm Hương vị của Đất:
"Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, tôi đã đọc xong cuốn truyện Hương vị của đất (Văn Lang dị sử) của tác giả Nhất Hạnh. Đây là cuốn truyện tập hợp những truyền thuyết, thần thoại trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, được tác giả sáng tạo tiếp nối những phần còn thiếu của thần thoại. Thông qua cuộc đối thoại giữa nhân vật Diệu và Ân cuối cuốn sách, tác giả muốn thể hiện quan điểm: “Chúng ta có thể sáng tạo tiếp nối những câu chuyện thần thoại, bởi chúng được truyền lại không phải do một người sáng tạo, trái lại đã được đi qua sự trau chuốt của nhiều thế hệ. Và nếu công việc trau chuốt kia có giá trị, tự khắc hình thái trau chuốt được đại chúng chấp nhận. Còn nếu đó chỉ là những uốn nắn vụng về thì chẳng ai dùng để ca hát và truyền tụng. Đại chúng sẽ tức khắc loại những uốn nắn vụng về kia để tìm lại hình thái mà họ ưa thích.”
Thông qua nhân vật Diệu, tác giả cho rằng chúng ta cần thêm các yếu tố mang nguồn gốc Ấn vào trong những thần thoại để lấy lại sự cân bằng, tại vì từ trước đến nay, những câu chuyện thần thoại ấy đều có quá nhiều hình ảnh, từ ngữ mang tính cách Tàu nhiều hơn (như những cái tên Loa Thành, Kim Quy, Linh Quang Thanh Thảo Thần Nỏ, Thanh Giang Sứ Giả,…) trong khi khu vực đất nước chúng ta xưa kia là khu vực giao tiếp giữa hai nguồn văn minh Ấn (Phạn) và Trung. Dựa trên quan điểm ấy, tác giả đã sáng tạo thêm các nhân vật, các danh từ, tên gọi mang tính cách Ấn như Nãgarãja (tên của Lạc Long), công chúa Sita (con của Long Vương, em gái của Sơn Vương và Thủy Vương), hình ảnh bầy tiên nữ, trong đó có tiên nữ Âu Cơ, đến từ cõi trời Phạm Thiên (Brahma), hình ảnh chim thần guada (hình ảnh của cung điện Cổ Loa), thủy quái maraka, …
Tuy nhiên, tác giả cũng thông qua 1 nhân vật khác là Ân để thể hiện quan điểm rằng những sự sáng tạo tiếp nối không thể chỉ là những công việc tô điểm về mặt hình thức có tính cách tiểu thuyết hóa, nó phải dựa trên những dữ kiện đưa ra trong thần thoại và trong lịch sử để khám phá những sự thật lịch sử. Ví dụ như chuyện Thánh Gióng, thần thoại này có thể là 1 thần thoại đánh dấu sự bắt đầu sử dụng vũ khí bằng sắt, hay thần thoại về nỏ thần đánh dấu tài quân sự của ta thời đó đã sáng tạo ra vũ khí mới là cây nỏ, thần thoại Loa Thành thể hiện tài năng xây dựng của ta thời đó, đã xây được 1 công trình quân sự lớn trên 1 nền đất yếu như ở Phong Châu, …
Đọc những câu chuyện sắp xếp 1 cách có logic theo thời gian, tôi đã hiểu thêm về nguồn gốc hình thành nòi giống Tiên – Rồng của đồng bào ta và các diễn biến lịch sử sau đó. Có những chi tiết, những dữ kiện tôi đọc được trong những mẩu chuyện mới hơn so với câu chuyện ấy nhưng đọc ở 1 cuốn sách khác (có thể là chi tiết hay dữ kiện đó đã có trong thần thoại nhưng bây giờ tôi mới được biết), cũng có chi tiết khác đi 1 chút, và tất nhiên là có cả những chi tiết hoàn toàn mới (có thể do chính tác giả sáng tạo tiếp nối mà ra).
Một số chi tiết tôi thấy mới, hay là cũ nhưng bây giờ tôi mới được biết, có thể kể đến như là:
+ Chi tiết tiên nữ Âu Cơ là người trong bầy tiên nữ xuống trần chơi, nhưng do Âu Cơ nếm phải đất ở trần gian mà vướng tục, không thể quay về trời cùng các tiên nữ khác được.
+ Chi tiết 2 người anh em giống nhau trong câu chuyện Sự tích trầu cau, người anh tên là Tân, người em là Lang, con trai của 1 vị quan lang họ Cao – 1 người con nuôi của vua Hùng, còn vợ của người anh tên là Thiên Thảo, con của 1 vị giáo sư họ Lưu – 1 người giao thiệp rộng, biết nói và biết viết 4 thứ tiếng, luôn sốt sắng muốn làm sáng tỏ những chủ trương văn hóa của Long Vương (Tức Lạc Long Quân đã lên ngôi dưới thủy cung) và Âu Cơ.
+ Câu chuyện Sự tích Bánh chưng, Bánh giầy, Lang Liêu nhờ nằm mơ thấy mẹ, mẹ gợi ý làm 1 thứ bánh tượng trưng cho đồng lúa, 1 thứ tượng trưng cho bầu trời xanh để tiến vua (chứ không phải nằm mơ thấy ông Tiên chỉ bảo cách gói 1 thứ bánh tượng trưng cho mặt đất, 1 thứ tượng trưng cho bầu trời mà tôi đã được đọc trước đó).
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung lấy nhau nhưng không lên làm vua như tôi được biết mà sống tại Hà Lõa – một vùng đất xa kinh thành, được Đồng Tử và Tiên Dung phát triển lên thành một thị trấn giàu có chứ không còn là 1 vùng quê nghèo, ít người sinh sống như trước,…
+ Sơn Vương và Thủy Vương là hai anh em, con trai Long Vương. Sita là con gái Long Vương, luôn muốn hòa giải hận thù của hai anh em nên đã chịu nhiều khổ đau, thiệt thòi,…
+ ……
Có tất cả 15 câu chuyện thần thoại được sắp xếp theo thứ tự thời gian cuốn sách đề cập, trong đó, tôi vẫn luôn ghi nhớ câu chuyện Chìm Châu (tức chuyện Mị Châu – Trọng Thủy) đậm nét. Có lẽ bởi câu chuyện gắn liền với những bài học quá sâu cay của cha ông ta trong việc dựng nước, giữ nước mà con cháu bây giờ không bao giờ được quên lãng: Nàng Mị Châu ngây thơ, trong trắng đã quá tin chồng mà vô tình làm hại đất nước (đến khi nước mất nhà tan, nàng mới nhận ra Trọng Thủy là kẻ phản bội, quân xâm lược kia là quân Triệu, chứ không phải quân Tần như lời lừa dối của chồng). Trọng Thủy là 1 kẻ yêu say đắm, chân thành với Mị Châu nhưng vì tham vọng của cha mà phải làm theo. Và bài học sâu cay nhất là sự chủ quan của An Dương Vương, ỷ vào nỏ thần, vào sự phù trợ của Long Vương, của các thế lực siêu nhiên mà bỏ bê phòng ngự, bỏ bê quân sự, giặc đánh sắp đến nơi rồi vẫn bình thản đánh cờ. Trước đó, An Dương Vương còn gạt đi ý kiến của tướng Cao Lỗ đề xuất không muốn để hai nước Triệu – Âu Lạc kết thông gia vì nghi ngờ 1 âm mưu nào đó đến từ kẻ có tham vọng xâm lược, đã tiến đánh và thất bại 1 lần nay lại tỏ ra thiện ý muốn hòa hiếu, kết thông gia:
Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu. (Tố Hữu).
Tôi kể người nghe chuyện An Dương
Ỷ thế siêu nhiên, chẳng tự cường
Chủ quan, không biết giặc nham hiểm
Nên nỗi nước nhà bể tang thương.
Những sáng tạo tiếp nối, tôi thấy thú vị với danh từ mới mẻ này. Các bạn có đồng ý về quan điểm sáng tạo tiếp nối những câu chuyện thần thoại không??? Hãy bày tỏ ý kiến của mình nhé!!!"
***
Tóm tắt
Cuốn tiểu thuyết Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử của tác giả Thích Nhất Hạnh là một tập hợp 14 truyền thuyết, thần thoại trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, được tác giả sáng tạo tiếp nối những phần còn thiếu của thần thoại.
Cuốn sách bắt đầu bằng câu chuyện về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên, khi Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ, sinh ra 100 người con. 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. 50 người con theo cha xuống biển được gọi là Tiên Nữ, 50 người con theo mẹ lên núi được gọi là Lạc Hầu.
Tiếp theo là câu chuyện về Thánh Gióng, một cậu bé bình thường bỗng nhiên lớn lên nhanh như thổi để đánh giặc Ân. Sau khi đánh thắng giặc, Thánh Gióng bay về trời.
Cuốn sách tiếp tục với các câu chuyện về Nỏ Thần, Trầu Cau, Bánh Chưng, Bánh Giầy, Chử Đồng Tử và Tiên Dung, Mị Châu - Trọng Thủy,…
Review
Cuốn tiểu thuyết Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử của Thích Nhất Hạnh là một tác phẩm văn học có giá trị, mang lại cho người đọc nhiều hiểu biết về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên, cũng như về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Tác phẩm được viết với văn phong trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng độc giả. Các nhân vật trong truyện được xây dựng sinh động, có cá tính riêng, góp phần làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
Điểm nổi bật của cuốn sách là sự sáng tạo tiếp nối của tác giả. Thích Nhất Hạnh đã thêm vào các yếu tố mang nguồn gốc Ấn vào trong những thần thoại, giúp cho câu chuyện thêm phong phú và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, các yếu tố sáng tạo này vẫn dựa trên những dữ kiện đưa ra trong thần thoại và trong lịch sử, nhằm khám phá những sự thật lịch sử.
Một số chi tiết sáng tạo của tác giả trong cuốn sách có thể kể đến như:
Có thể nói, Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử là một cuốn sách đáng đọc đối với những ai muốn tìm hiểu về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên, cũng như về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc.