Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi của tác giả Thích Nhất Hạnh.

Một ngày, sau bữa ăn trưa, cha tôi nói chuyện với tôi:

“Lần cuối cha nhìn thấy ông nội, ông ngồi trong một chiếc ghế mây tròn trong phòng khách.” Khi đó, tôi và cha tôi đang ngồi trong khu lộ thiên, tại một tiệm ăn Mễ Tây Cơ, thuộc vùng Key West, tiểu bang Florida. Cha tôi đang ăn một đĩa cơm có món đậu Mễ, ông ngửng lên, tiếp tục nói:

“Ông nội con là một người chịu khó làm việc. Ông làm bánh, trong một xưởng ở dưới phố Leominster, tỉnh Fichburg.”

“Bố kể cho con nghe về cái chết của ông nội đi.” Tôi lên tiếng.

“Bố không biết gì cả.”

“Những người khác nói sao?”

“Không ai nói gì hết, và bố không hỏi bao giờ.” Cha tôi lại im tiếng, như thói quen tôi đã từng biết.

Nhà thờ Thánh Linh (Sacred Heart church) chỉ cách nhà tôi chừng hai đoạn đường, trong khu West Fichburg ở tiểu bang Massachussetts, là nơi cha tôi vĩnh biệt ông nội, người mà tôi chưa bao giờ được gặp mặt. Đó cũng là trung tâm đời sống tinh thần của gia đình tôi khi tôi lớn lên. Đó là nơi nương tựa của những công nhân muốn xả bỏ những tiếng máy chạy rền rĩ trong sở, tiếng cằn nhằn của vợ con, những hóa đơn chưa thanh toán, hay khi người ta uống rượu quá chén. Đó là nơi tôi được rửa tội và được tới học giáo lý. Mỗi chiều thứ hai, sau một ngày dài trong trường, tôi miễn cưỡng lê bước tới nhà thờ để học giáo lý thêm hai giờ đồng hồ nữa.

Tôi vẫn còn nhớ ngày đầu tiên, tôi ngồi kế bên người em họ Patty, trong tay là cuốn giáo lý mới tinh. Khi hai bà sơ đứng phía trên bảo chúng tôi mở sách ra để học thuộc ngay trang đầu gồm ba câu hỏi và các câu trả lời:

“Ai tạo ra tôi? - Chúa tạo ra bạn.”

“Vì sao Chúa tạo ra bạn? - Để yêu và phục vụ Ngài.”

“Chuyện gì xảy ra khi tôi chết? - Bạn sẽ vĩnh viễn được ở bên Chúa, trên thiên đàng.”

Đối với các ông cha trong nhà thờ, chắc chắn linh hồn tôi bất tử và tôi sẽ được sống đời vĩnh cửu.

Đọc tờ báo The Boston Globe ngày chủ nhật, tôi giật mình về bài báo nói tới một phụ nữ bị bệnh ung thư thời kỳ chót. Chuyện kể: “Một cuộc đời trẻ trung bị dứt ngang… Adriana Jenkins nghi ngờ về sự hiện hữu của Thượng đế, của định mệnh.” Cô ta nói “Khi chết, chúng ta từ cát bụi lại trở về với cát bụi.” Nhưng cô thường tưởng tượng về cái chết, niềm đau nỗi khổ của cô. Cô tưởng như mình sẽ nổi bồng bềnh lên phía trên, nhìn xuống những người đang khóc thương cô chung quanh giường bệnh, ánh sáng mờ dần rồi tắt hẳn. Đó là một thứ tín điều của những người theo chủ nghĩa nghi ngờ, cho rằng sau khi chúng ta chết thì không còn lại gì cả.

Lần đầu tiên tôi dự một đám ma là năm 1968, khi Sam Rameau, ông ngoại tôi chết. Từ đó tới nay, có tới hơn hai chục lần nữa, tôi đã đứng trước cái huyệt mới đào, cảm thấy bối rối, bất an vì những câu hỏi trong tôi về cái chết. Chỉ có hai trường hợp để tin thôi sao? Hoặc có linh hồn bất diệt? hoặc không còn lại gì sau khi chết?

Nghi ngờ về sự sống bất diệt, và kinh hoảng về ý tưởng sẽ bị quên lãng hoàn toàn, tôi sống suốt đời với cái tâm có nền tảng sâu kín là sự sợ hãi. Thật sự như vậy, tôi sẽ còn sống đời đời hay sẽ trở thành hư vô? Có linh hồn bất diệt thật không? Và nếu có thì tôi sẽ ở thiên đàng hay địa ngục? Tôi sẽ đời đời khốn khổ hay được hưởng phước hoài hoài? Một mình hay bên cạnh Thượng đế?

Trong suốt cuộc đời, đức Bụt cũng bị nhiều nhà thần học và các học giả nhiều lần chất vấn về hai triết thuyết đối nghịch nhau: bất diệt hay hư không. Khi được hỏi là có đời sống vĩnh cửu không thì Bụt trả lời: “Không có cái Ngã bất biến.” Khi trả lời về chuyện chết là không còn gì nữa chăng. Bụt nói không có gì trở thành hư vô cả. Ngài bác bỏ cả hai ý tưởng trên.

Tôi có một người bạn thân là một nhà sinh vật học chuyên về các loài sống dưới biển. Giống như nhiều người, anh ta tin rằng chết là chết vĩnh viễn. Niềm tin này của anh không tới từ thiếu đức tin hay vì tuyệt vọng, mà vì anh tin vào khoa học. Anh có lòng tin vào thế giới thiên nhiên, vào vẻ đẹp của vũ trụ chưa được khai phá quanh anh, vào khả năng hiểu biết của loài người về vũ trụ đó.

Thích Nhất Hạnh cũng có lòng tin vững chắc vào khả năng có thể đạt tới hiểu biết của con người. Nhưng mục tiêu của Thầy cao cả hơn sự thu góp các kiến thức khoa học. Đó là sự giải thoát và trí tuệ bát nhã.

Viết những trang sách này do kinh nghiệm của chính mình, Thầy Nhất Hạnh đưa ra một thay thế đáng ngạc nhiên cho hai triết lý trái ngược nhau về vĩnh cửu và hư không. Thầy nói:

“Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm về đến-đi, lui-tới.”

Lập đi, lập lại hoài, Thầy khuyên chúng ta thực tập nhìn sâu để chúng ta hiểu được và tự mình nếm được sự tự do của con đường chính giữa, không bị kẹt vào cả hai ý niệm của vĩnh cửu và hư không. Là một thi sĩ nên khi giải thích về các sự trái ngược trong đời sống, Thầy đã nhẹ nhàng vén bức màn vô minh ảo tưởng dùm chúng ta, cho phép chúng ta (có lẽ lần đầu tiên trong đời) được biết rằng sự kinh hoảng về cái chết chỉ có nguyên nhân là các ý niệm và hiểu biết sai lầm của chính mình mà thôi.

Tri kiến về sống, chết của Thầy vô cùng vi tế và đẹp đẽ. Cũng như những điều vi tế, đẹp đẽ khác, cách thưởng thức hay nhất là thiền quán trong thinh lặng. Lòng nhân hậu và từ bi phát xuất từ suối nguồn thâm tuệ của Thích Nhất Hạnh là một loại thuốc chữa lành những vết thương trong trái tim chúng ta.

***

Ta từ đâu tới? Ta đi về đâu?

Trong tu viện của tôi ở nước Pháp, có một bụi cây hoa đào Nhật bổn.

Bụi hoa này thường nở rộ vào mùa Xuân, nhưng một năm, mùa Đông ấm áp hơn nên hoa nở sớm hơn thường lệ. Rồi một đêm trời trở lạnh, nhiệt độ xuống tới điểm băng giá. Sớm hôm sau khi đi thiền hành, tôi nhận thấy những nụ hoa đều bị héo hết. Tôi nghĩ “Vậy là đầu năm nay sẽ không có đủ hoa cúng Bụt.”

Vài tuần sau, trời ấm áp trở lại. Khi tôi đi bộ trong vườn, tôi lại nhìn thấy những nụ hoa đào thuộc thế hệ mới đang biểu hiện ra. Tôi hỏi chúng:

“Các con là những bông hoa đã chết khi trời băng giá hay là những bông hoa khác?”

Hoa trả lời tôi:

“Thầy, chúng con không phải những bông hoa đó, mà cũng không khác những bông đó. Khi nhân duyên đầy đủ chúng con biểu hiện ra, và khi thiếu nhân duyên thì chúng con ẩn tàng. Giản dị vậy thôi!”

Đó là giáo pháp của Bụt. Khi nhân duyên đầy đủ, thì sự vật biểu hiện. Khi nhân duyên không còn đầy đủ, thì chúng rút lui. Chúng đợi tới đúng thời điểm sẽ biểu hiện trở lại.

Trước khi sinh ra tôi, mẹ tôi đã mang thai một em bé khác. Nhưng bà bị xảy thai và em bé đó không ra đời. Khi còn nhỏ, tôi thường hỏi: “Bào thai đó là anh tôi hay chính là tôi? Ai đã muốn biểu hiện ra trong lần mẹ xảy thai đó?” Khi mẹ tôi mất em bé, thì có nghĩa là nhân duyên chưa đủ cho bé ra đời, nên nó quyết định lui lại, chờ điều kiện tốt đẹp hơn: “Con tốt hơn nên rút lui, và sẽ trở lại nay mai nhé mẹ!” Chúng ta phải tôn trọng ý kiến của em bé. Nếu bạn nhìn đời bằng những cái nhìn như thế, bạn sẽ bớt khổ đau nhiều. Mẹ tôi đã mất anh tôi hay chính tôi lúc đó, thấy chưa đúng thời điểm, tôi đã lui lại?

***

Tóm tắt

Cuốn sách "Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi" của Thích Nhất Hạnh bắt đầu bằng việc tác giả chia sẻ về những băn khoăn, lo lắng của bản thân về cái chết. Ông đã từng được dạy rằng có hai trường hợp xảy ra sau khi chết: hoặc linh hồn bất diệt, hoặc không còn lại gì cả. Nhưng cả hai trường hợp này đều khiến ông cảm thấy sợ hãi.

Trong quá trình tìm hiểu, Thích Nhất Hạnh đã tiếp cận với giáo lý của Đức Phật, và ông đã tìm thấy câu trả lời cho những băn khoăn của mình. Đức Phật đã bác bỏ cả hai ý tưởng về bất diệt và hư vô. Ngài cho rằng không có cái Ngã bất biến, và cũng không có gì trở thành hư vô cả.

Trên cơ sở giáo lý của Đức Phật, Thích Nhất Hạnh đưa ra một quan điểm mới về sống và chết. Ông cho rằng sống và chết không phải là hai trạng thái đối lập nhau, mà là hai trạng thái của một tiến trình liên tục. Sinh và tử chỉ là những cửa ngõ ra vào, và chúng ta luôn luôn ở trong một trạng thái chuyển hóa.

Thích Nhất Hạnh cũng chỉ ra rằng nỗi sợ hãi về cái chết chỉ là do những hiểu biết sai lầm của chúng ta về bản chất của thực tại. Khi chúng ta hiểu được rằng không có cái Ngã bất biến, và rằng tất cả mọi thứ đều đang biến đổi liên tục, thì chúng ta sẽ không còn sợ hãi cái chết nữa.

Review

Cuốn sách "Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi" là một tác phẩm mang đậm dấu ấn của Thích Nhất Hạnh. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi để chia sẻ những trải nghiệm và suy nghĩ của mình về sống và chết.

Cuốn sách có thể được chia thành hai phần chính. Phần đầu, tác giả chia sẻ về những băn khoăn, lo lắng của bản thân về cái chết. Phần hai, tác giả trình bày quan điểm của mình về sống và chết dựa trên giáo lý của Đức Phật.

Trong phần đầu của cuốn sách, Thích Nhất Hạnh đã nêu bật những nỗi sợ hãi mà con người thường gặp phải khi nghĩ về cái chết. Ông đã từng bị ám ảnh bởi những câu hỏi như: "Sau khi chết, tôi sẽ đi đâu?", "Tôi sẽ gặp ai?", "Tôi sẽ ra sao?". Những câu hỏi này đã khiến ông cảm thấy lo lắng, bất an.

Thích Nhất Hạnh cũng chia sẻ rằng ông đã từng tìm kiếm câu trả lời cho những nỗi sợ hãi của mình ở nhiều nơi, từ nhà thờ, đến trường học, đến các triết gia và nhà khoa học. Nhưng ông đều không tìm thấy câu trả lời thỏa đáng.

Trong phần thứ hai của cuốn sách, Thích Nhất Hạnh đã giới thiệu giáo lý của Đức Phật về sống và chết. Đức Phật đã bác bỏ cả hai ý tưởng về bất diệt và hư vô. Ngài cho rằng không có cái Ngã bất biến, và cũng không có gì trở thành hư vô cả.

Trên cơ sở giáo lý của Đức Phật, Thích Nhất Hạnh đã đưa ra một quan điểm mới về sống và chết. Ông cho rằng sống và chết không phải là hai trạng thái đối lập nhau, mà là hai trạng thái của một tiến trình liên tục. Sinh và tử chỉ là những cửa ngõ ra vào, và chúng ta luôn luôn ở trong một trạng thái chuyển hóa.

Thích Nhất Hạnh cũng chỉ ra rằng nỗi sợ hãi về cái chết chỉ là do những hiểu biết sai lầm của chúng ta về bản chất của thực tại. Khi chúng ta hiểu được rằng không có cái Ngã bất biến, và rằng tất cả mọi thứ đều đang biến đổi liên tục, thì chúng ta sẽ không còn sợ hãi cái chết nữa.

Cuốn sách "Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi" là một tác phẩm có giá trị cả về mặt tinh thần và triết học. Cuốn sách đã giúp cho nhiều người hiểu rõ hơn về bản chất của sống và chết, từ đó vượt qua nỗi sợ hãi về cái chết.

Một số điểm nổi bật của cuốn sách

  • Cuốn sách đã giúp cho nhiều người hiểu rõ hơn về bản chất của sống và chết.
  • Cuốn sách đã giúp cho nhiều người vượt qua nỗi sợ hãi về cái chết.
  • Cuốn sách đã mang đến cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống.

Kết luận

Cuốn sách "Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi" là một tác phẩm đáng đọc cho bất cứ ai quan tâm đến sống và chết. Tác giả đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn mới về cái chết, giúp chúng ta hiểu được bản chất vô thường và duyên khởi của sự sống, và từ đó vượt qua nỗi sợ hãi của cái chết.

Mời các bạn mượn đọc sách Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi của tác giả Thích Nhất Hạnh.