Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Trần Khánh Dư

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết Trần Khánh Dư của tác giả Lưu Sơn Minh.

Trần Khánh Dư là một nhân vật khá “lạ” trong lịch sử. "Đại Việt sử ký toàn thư" có viết: “Khánh Dư tính tham lam, thô bỉ, những nơi ông ta trấn nhậm, mọi người đều rất ghét. Nhân Tông chỉ tiếc ông có tài làm tướng, nên không nỡ bỏ mà thôi”. Ông có mối tình đi ngược luân thường đạo lý với công chúa Thiên Thụy là vợ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Nhưng Trần Khánh Dư cũng là bậc tướng tài thủy quân từng thắng kẻ thù phương bắc trong trận hải chiến Vân Đồn. Lựa chọn Trần Khánh Dư làm đối tượng chính trong sáng tác mới của mình, nhà văn Lưu Sơn Minh đã cho thấy một cái nhìn khác về nhân vật này.

Trong gần 300 trang sách, Trần Khánh Dư hiện lên đầy đủ với các góc cạnh: khi là một Phó đô tướng thủy quân quyền cao chức trọng, uy dũng, nghiêm minh nhưng cũng ngông cuồng, ngạo mạn không kém; khi lại là một con người cô độc đến tột cùng bởi không ai hiểu ông và chính ông cũng không cần ai hiểu mình… “Nếu đã cô đơn, thì ngay chốn kinh đô tấp nập hay giữa cung vàng điện ngọc cũng sẽ vẫn chỉ thấy trơ trọi một mình”.

***

Chat Sách đánh giá: 3.5/5*
Lâu rồi mới lại đọc một cuốn tiểu thuyết lịch sử Việt Nam. Hồi cuốn tiểu thuyết Trần Khánh Dư của tác giả Lưu Minh Sơn mới ra tôi cũng phân vân không biết có nên mua đọc hay không. Nguyên nhân bởi giọng văn của dòng sách này tôi hơi ngán vì đã kinh qua vài cuốn. Vậy nên khi bắt đầu đọc Trần Khánh Dư tôi đã có chút kỳ vọng bởi nó được Đông A quảng cáo rất nhiệt liệt và độc giả đánh giá khá cao.

Thú thật, đọc được chừng 40 trang đầu tôi đã có ý muốn bỏ cuộc. Vì đọc có cảm giác như các nhân vật không phải đang sống, mà chỉ là như những ma-no-canh biết đi biết nói, những trang này nó như thiếu đi sinh khí để tạo nên cảm giác thực cho người đọc. Chưa kể tên của các nhân vật hơi bị rối, cái này không phải do tác giả mà do cách đặt tên ngày xưa nó thế, đa phần các nhân vật trong cùng họ Trần lại thêm cái hiệu nữa, nên hơi bị khó nhớ với tôi. Phải tới tầm nửa truyện tôi mới nắm dần hết các nhân vật.

Tôi thực sự bắt đầu có hứng thú đọc khi tới chương nói về mối tình trắc trở của Trần Khánh Dư và công chúa Thiên Thụy, người mà khi ấy đã là vợ của vị Vương gia Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn. Theo như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép thì Trần Khánh Dư thông dâm với công chúa Thiên Thụy. Với tôi, “thông dâm” là một từ rất rất nặng, mà khi đọc Trần Khánh Dư của Lưu Minh Sơn, tôi cảm thấy một phần tiếc thương cho mối tình của Trần Khánh Dư và Thiên Thụy hơn là lên án họ. Bởi vì họ là những con người hoàng tộc, mà cuộc đời của những vị vương tôn công tử hoàng tộc thì dường như hiếm khi có thể tự quyết định cho số phận của mình, như công chúa Ngọc Vạn, công chúa Huyền Trân – những cuộc hôn nhân chính trị.

“Thiên Thụy công chúa vốn bản tính ‘ưa động ghét tĩnh’ như phần lớn con gái họ Trần, lúc đó đang mệt mỏi vì ông chồng quá nghiêm túc, nhất nhất gì cùng đều làm theo ý phụ thân Hưng Đạo vương. Trần Khánh Dư thì từ bẩm sinh chỉ thích đối mặt với thách thức, thậm chí tự ông còn đi tìm ngáng trở để vượt qua. Hai con người nổi loạn tìm thấy nhau khi chiếc mặt nạ mo nang rơi xuống.” “Từ đó trở đi, không có một người con gái nào khiến trái tim Trần Khánh Dư còn rung động lại như những ngày lẩn lút hẹn hò với Thiên Thụy nữa.”

Từ đó, nhịp truyện cũng hấp dẫn hơn và các nhân vật sống động hơn. Song song với việc kể lại những biến động cuộc đời và tâm tư của Trần Khánh Dư, vị vương gia có tài cầm quân thủy chiến và cũng là vị vương gia có cuộc sống cô độc của triều Trần, tác giả đã tái hiện lại một quá khứ anh dũng trong công cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ 3. Trong cuộc chiến lần thứ 3 (1287-1288), vua Trần Nhân Tông giao cho Trần Khánh Dư trấn giữ bến Vân Đồn để chặn đường quân thủy của giặc hợp với quân bộ. Bao nhiêu kế sách vạch ra đều rơi vào bế tắc vì dân ta vừa mới trải qua trận đánh Nguyên Mông lần 2 cách chỉ 3 năm (năm 1285), quân khố thì thiếu thốn cộng với thời gian gấp rút nên không thể đóng được thuyền lớn như của Nguyên Mông, mà chỉ là những chiến thuyền nhỏ, thử hỏi làm sao đương đầu với đội quân thủy chiến hùng mạnh cả về lực lượng lẫn kinh nghiệm thủy chiến.

“Trần Khánh Dư nghĩ, nghĩ mãi. Có lẽ Quốc Toản hiểu, hiểu hết… Hiểu và thanh thản đi vào trận đánh. Phải đánh, để những người mẹ già khác sau này không lo mất con vì giặc giã chiến chinh. Phải đánh, để những người con gái khác sau này không lo mất người thương trên chốn sa trường. Phải đánh. Đánh thế nào để giữ yên lành cho mai hậu, chứ không phải đánh để tỏ chí nam nhi. Đánh thế nào để tốn thất ít nhất, giữ lấy quân mà còn đánh tiếp.” … “Với thanh kiếm lệnh này, ông đã từng đánh nhiều trận thắng. Và khi trời sáng, ông sẽ vung kiếm lệnh lên, đánh một trận thua!”

Nói về tài năng của Trần Khánh Dư, sử sách đã dùng một cụm từ “Tài không đợi tuổi” để nói về tài năng quân sự của ông. Trong trận chiến với quân Nguyên lần thứ nhất, vì còn trẻ nên không được giao trọng trách trong quân ngũ nhưng ông đã hăng hái tham gia giết giặc bằng việc tổ chức một loạt các trận đánh nhỏ nhân sơ hở đánh úp quân địch, làm tiêu hao không ít sinh lực địch. Nên được Vua Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi. Sau đó, được giao trọng trách cầm quân đánh đuổi người Man ở vùng núi, được phong chức Phiêu Kỵ Đại tướng quân. Thế nhưng, nổi bật nhất chính là tài cầm binh, khả năng nắm bắt thông tin, sự mưu trí trong việc lựa chọn thời điểm để giao chiến qua lần phá hủy được đội quân vận tải lương thực của quân Nguyên, làm xoay chuyển tình thế chiến tranh có lợi cho vua quan nhà Trần. Chiến thắng vẻ vang là thế nhưng Trần Khánh Dư lại vẫn luôn cô độc như một chiếc bóng, ông không có lấy một người tri kỉ để chia sẻ niềm vui với mình. Mối tình với công chúa Thiên Thụy luôn để lại trong ông một sự tiếc nuối bởi gặp được người mình yêu nhưng lại không đúng lúc, khiến cho từ đó ông không bao giờ muốn lập vương phi nữa. Trong cuốn Trần Khánh Dư này, tác giả có cách mở rộng vấn đề và xây dựng các tuyến nhân vật phong phú hơn so với những truyện lịch sử cô đọng trước đây tôi từng đọc như An Tư Công Chúa của Nguyễn Huy Tưởng hay Huyền Trân Công Chúa của Nguyễn Hữu Nam, giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát hơn về bối cảnh lịch sử diễn ra sự kiện. Dù vậy, điều khiến tôi hụt hẫng và hơi tiếc là ở đoạn diễn biến trận thủy chiến oanh liệt của quân ta trên bến Vân Đồn. Bởi vì dù gì đi chăng nữa thì đây chính là một trận đánh lớn của Trần Khánh Dư, nên giá như thay vì tóm tắt ngắn gọn kết quả của trận chiến, tác giả đi sâu miêu tả tỉ mỉ hơn về diễn biến trận đánh trên biển cộng với vẽ bản đồ tác chiến thì câu chuyện sẽ có một cái kết hoàn mỹ hơn nhiều, người đọc cũng cảm thấy đã hơn khi theo dõi trận quyết chiến đấy dưới sự lãnh đạo của vị vương gia lắm tài nhiều tật này. Vẫn là một cảm giác chưa trọn vẹn khi đọc tiểu thuyết lịch sử Việt Nam.

***

Tóm tắt

Trần Khánh Dư là một tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Lưu Sơn Minh, được xuất bản năm 2016. Tác phẩm kể về cuộc đời và sự nghiệp của vị tướng tài thủy quân Trần Khánh Dư, một nhân vật khá “lạ” trong lịch sử.

Tiểu thuyết bắt đầu với cuộc gặp gỡ giữa Trần Khánh Dư và công chúa Thiên Thụy, một mối tình đi ngược luân thường đạo lý nhưng lại mang đến cho cả hai niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, mối tình này cũng là khởi nguồn cho những bi kịch sau này của Trần Khánh Dư.

Sau khi giành chiến thắng trong trận hải chiến Vân Đồn, Trần Khánh Dư trở thành một vị tướng quyền cao chức trọng. Tuy nhiên, ông cũng là một người ngông cuồng, ngạo mạn, khiến nhiều người ghét bỏ. Đặc biệt, ông bị Thái hậu Chiêu Thánh hãm hại, khiến ông phải chịu án oan và sống lưu vong.

Trải qua nhiều biến cố, Trần Khánh Dư cuối cùng cũng được minh oan và trở về quê hương. Tuy nhiên, ông đã không còn là con người của ngày xưa nữa. Ông trở nên cô độc, trơ trọi và cuối cùng cũng tìm đến cái chết.

Cảm nhận

Trần Khánh Dư là một tiểu thuyết khá thành công của Lưu Sơn Minh. Tác phẩm đã khắc họa chân thực và sinh động hình tượng nhân vật Trần Khánh Dư, một con người tài hoa nhưng cũng đầy bi kịch.

Tác phẩm đã khai thác nhiều góc cạnh của nhân vật Trần Khánh Dư, từ khía cạnh tình yêu, sự nghiệp đến tính cách. Trần Khánh Dư là một người tài năng, có công lớn trong việc bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, ông cũng là một người ngông cuồng, ngạo mạn, khiến nhiều người ghét bỏ. Đặc biệt, ông bị Thái hậu Chiêu Thánh hãm hại, khiến ông phải chịu án oan và sống lưu vong.

Tiểu thuyết đã thể hiện sự cảm thông và thấu hiểu của nhà văn đối với nhân vật Trần Khánh Dư. Trần Khánh Dư là một con người cô độc, trơ trọi giữa cuộc đời. Ông không được ai hiểu, ngay cả người phụ nữ mà ông yêu thương nhất.

Tuy nhiên, tác phẩm cũng có một số hạn chế. Cốt truyện của tác phẩm khá đơn giản, chưa có nhiều điểm nhấn. Ngoài ra, một số chi tiết trong tác phẩm chưa được kiểm chứng về mặt lịch sử.

Nhìn chung, Trần Khánh Dư là một tiểu thuyết lịch sử đáng đọc, mang đến cho độc giả những góc nhìn mới về một nhân vật lịch sử khá “lạ” trong lịch sử Việt Nam.

Đánh giá: 3.5/5*

Tác phẩm được đánh giá 3.5/5* vì những điểm mạnh sau:

  • Khai thác sâu sắc và đa chiều nhân vật Trần Khánh Dư, thể hiện sự cảm thông và thấu hiểu của nhà văn đối với nhân vật này.
  • Ngôn ngữ phong phú, uyển chuyển, lôi cuốn.
  • Xây dựng bối cảnh lịch sử chân thực, sống động.

Tuy nhiên, tác phẩm cũng có một số hạn chế sau:

  • Cốt truyện khá đơn giản, chưa có nhiều điểm nhấn.
  • Một số chi tiết trong tác phẩm chưa được kiểm chứng về mặt lịch sử.

Mời các bạn mượn đọc sách Trần Khánh Dư của tác giả Lưu Sơn Minh.