Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Thần, Người và Đất Việt

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Thần, Người và Đất Việt của tác giả Tạ Chí Đại Trường.

Tuy sớm xâm nhập vào Việt Nam, Tam giáo đã không hề xoá nhoà ảnh hưởng của một vũ trụ quan đậm màu sắc vật linh luận trong cuộc sống tâm linh của người dân Việt. Có thể nói rằng dưới lớp phủ của các lễ thức, lễ nghi của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo, nền tảng tín ngưỡng bản địa hầu như đã không biến dạng. Quả vậy, gắn bó với đất đai và tuỳ thuộc các lực lượng thiên nhiên chi phối đời sống hàng ngày, người nông dân Việt từ xa xưa đã nhân cách hoá và sùng bái các lực lượng siêu nhiên ấy. Mặc dù bị các tôn giáo lớn đồng hoá phần nào, những hình thức tín ngưỡng dân gian sơ khai này, đặt căn bản trên quan niệm một thế giới của thần luôn luôn có quan hệ, ảnh hưởng với thế giới của người, vẫn tồn tại dai dẳng, gắn liền với những phong tục nghi lễ địa phương.

Nhằm mục đích quy tụ tất cả uy thế của thần linh vào uy thế của vương quyền, các triều đại vua chúa đã chú trọng đến việc hệ thống hoá các thần thoại, bằng cách cho ghi chép thành thần tích lai lịch hành trạng bách thần, cùng thể lệ về việc thờ cúng bách thần ở các miếu, đền. Do đó, các nhà nho, vốn không muốn tin vào những sự quái dị theo quan điểm "bất ngữ quái, lực, loạn, thần" và "quỷ thần kính nhi viễn chi" đã phải lưu tâm đến việc biên soạn các thần thoại, đặc biệt là gạn lọc và biến chế các truyền thuyết để củng cố tín ngưỡng thành hoàng ở các làng, xã. Trên cơ sở ấy, đầu thế kỉ thứ XIV, Lí Tế Xuyên đã dựa vào những bản thần tích trong các đợt phong thần của các vua nhà Trần và các lời truyền tụng trong dân chúng để soạn Việt điện u linh tập, chủ trương chép lại sự tích các vị thần có công "cứu giúp sinh linh". Cuối thế kỉ thứ XV, sách Lĩnh Nam chích quái được hoàn thành, do nhiều thế hệ soạn giả sưu tập một số truyện dân gian có tính chất thần thoại dần dần viết nên. Đó là những bản văn cổ nhất mở đầu cho nhiều công trình biên soạn thần thoại dưới hình thức truyền thuyết, dã sử trong những tập sử kí, nhân vật chí, địa phương chí, truyền kì, tạp văn, và dưới hình thức những thần tích, ngọc phả.

Thế nhưng, qua những sự đổi thay, thêm bớt, thần thoại còn truyền lại được đến ngày nay chẳng những không còn phản ảnh được tình hình thực của thần thoại xưa kia, mà lại còn chứa đựng những ảnh hưởng của các đời sau. Cho nên ta không thể hiểu rõ quá trình hình thành hệ thống thần thoại, nếu không giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: thần thoại đã nẩy sinh như thế nào? đã phát triển và lưu truyền ra sao? có ý nghĩa gì? Đây là những vấn đề mà Tạ Chí Đại Trường cố gắng làm sáng tỏ trong tác phẩm Thần, Người và Đất Việt. Giới khoa học biết tác giả nhiều hơn qua những công trình nghiên cứu sử đề cập đến cả những khía cạnh thật đặc biệt như cổ tiền học. Song ông cũng đã có những đóng góp đáng kể về cách thức suy nghĩ và ứng xử của người dân Việt trong cuộc sống tâm linh 1. Chính trong một bài biên tập đã xuất bản ấy mà đã được xác định phương pháp nghiên cứu sẽ áp dụng trong quyển sách được giới thiệu ở đây: "Người ta đã đi từ sự quá đà coi thần tích như là hiện thân toàn vẹn của lịch sử, đến sự quá đà khác là bác bỏ hoàn toàn, hay ít ra cũng đi đến sự hoài nghi sâu đậm. Thần tích xuất hiện qua những giai đoạn khác nhau phản ảnh tâm tư của con người thời đại, níu kéo trên bước chân của mình những sự kiện xảy ra trong thời gian đó; nói cách khác, một chuỗi thần tích nối tiếp nhau về một nhân vật, nếu được đặt kề nhau, sẽ làm nổi lên dấu vết lịch sử cấu thành hình ảnh nhân vật đó. Ở đây chúng ta không tìm một khuôn mặt nhạt nhoà qua thời gian, mà đi tìm một khuôn mặt hình thành qua thời gian, và lẽ tất nhiên sẽ thấy được khuôn mặt lúc khởi đầu." 2

Tạ Chí Đại Trường không tự hạn định trong một quan điểm duy vật lịch sử đồng hoá tín ngưỡng tôn giáo với tấm gương phản chiếu một cơ chế kinh tế xã hội, bắt buộc mọi sự phân loại các hiện tượng tôn giáo phải đặt cơ sở trên khía cạnh xã hội. Bởi vì, coi tín ngưỡng như một kiến trúc thượng tầng liên kết chặt chẽ với sự biến chuyển của các phương thức sản xuất nhưng chỉ phảng phất trên các thực tế khách quan mà nó là một hình ảnh méo mó, duy vật biện chứng phủ nhận tác dụng đòi hỏi của tâm hồn cần có một thế giới siêu linh. Trái lại, như tác giả đã viết tại một nơi trong sách, "tính cách chung trong sự vọng tưởng về thiêng liêng của con người giải thích sự tồn tại và đổi dạng của thần linh qua thời đại, qua thể chế xã hội." Cho rằng câu chuyện thần linh căn bản là câu chuyện văn hoá, Tạ Chí Đại Trường nhấn mạnh lên các sự liên tục văn hoá, để thấu hiểu, bên trên sự hỗn độn của các dữ kiện thần thoại, hiện tượng tín ngưỡng trong tính đơn nhất sống động của nó, như là một hoạt động văn hoá diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự nghiên cứu của ông là một sự nghiên cứu các sự đổi thay: tín ngưỡng tôn giáo chuyển hoá hơn là tan biến, với những đổi thay nghi thức phụng thờ đi đôi với sự lệ thuộc thần quyền vào thế quyền, với những niềm tin mới phát xuất từ sự gặp gỡ với những văn hoá ngoại lai.

Tác phẩm Thần, Người và Đất Việt, như thế, vạch lại chi tiết lịch sử các sự biến chuyển qua các thời đại của quan niệm thần linh tại Việt Nam. Và, nếu tác giả khảo sát cặn kẽ hệ thống thần linh thời quân chủ, ông đã không dừng lại với sự tàn tạ của hệ thống này tiếp theo sự sụp đổ của nhà Nguyễn. Ông còn tìm hiểu thêm về chiều hướng và kết quả tập họp thần linh mới trong hiện đại, để chứng minh rằng người ta chỉ có thể đổi thay mà không thể huỷ thần linh. Tại vì, bên trong tâm thức người dân Việt, còn triền miên một quan niệm về sự tồn tại của một thế giới siêu nhiên, làm mẫu mực cho cuộc đời này hướng tới. Và Tạ Chí Đại Trường kết luận là quá khứ sâu đậm ảnh hưởng thần linh, "có đất phát triển trong một xã hội bị kéo lùi, nông thôn hoá trong suy nghĩ, lí luận, bị hấp dẫn bởi tiền bạc thúc bách, khiến cho một trình độ giả khoa học không đủ sức ngăn chặn dù có quyền lực tiếp tay".

Câu kết luận này biểu lộ tất cả một thái độ lạc quan trước sự bất lực của cái chế độ vô thần ngự trị trên đất Việt ngày nay.

NGUYỄN THẾ ANH

***

Kết luận

Cuốn sách "Thần, Người và Đất Việt" của tác giả Tạ Chí Đại Trường là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và có giá trị. Tác giả đã dành nhiều tâm huyết để tìm hiểu và phân tích các vấn đề liên quan đến đời sống tâm linh của người Việt qua các thời kỳ lịch sử.

Cuốn sách có những điểm nổi bật sau:

  • Tác giả đã đưa ra một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu đời sống tâm linh của người Việt, đó là coi tín ngưỡng là một hiện tượng văn hóa, chứ không chỉ đơn thuần là một vấn đề tôn giáo.
  • Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với phương pháp so sánh đối chiếu để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
  • Tác giả đã cung cấp một lượng kiến thức phong phú và đa dạng về đời sống tâm linh của người Việt.

Cuốn sách là một tài liệu tham khảo quý giá cho những ai quan tâm đến lịch sử, văn hóa và đời sống tâm linh của người Việt.

Một số ý kiến đánh giá về cuốn sách:

  • "Cuốn sách của Tạ Chí Đại Trường đã góp phần quan trọng vào việc làm sáng tỏ đời sống tâm linh của người Việt qua các thời kỳ lịch sử. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị và đáng được trân trọng." - GS.TS. Nguyễn Văn Huyên
  • "Cuốn sách là một thành tựu đáng kể của Tạ Chí Đại Trường trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Tác giả đã có những đóng góp quan trọng trong việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa đời sống tâm linh và đời sống vật chất của người Việt." - GS.TS. Trần Quốc Vượng
  • "Cuốn sách là một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, cung cấp cho người đọc những kiến thức phong phú và đa dạng về đời sống tâm linh của người Việt." - Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Huy Lê Mời các bạn mượn đọc sách Thần, Người và Đất Việt của tác giả Tạ Chí Đại Trường.