Tác phẩm Gia Long tẩu quốc được ông Tân Dân Tử khởi thảo vào năm 1928 và hoàn thành trong năm 1929, đến năm 1930 đem in tại nhà Bảo Tồn (Chợ Lớn). Tiểu thuyết này gồm 27 hồi, chia làm 5 tập và đã được công chúng văn chương ái mộ tới mức nhà Xưa Nay phải tái bản nhiều lần vào năm 1932..
Gia Long tẩu quốc (chữ Hán: 嘉隆走國) là một tiểu thuyết dã sử của tác giả Tân Dân Tử, ấn hành lần đầu năm 1930.
Tác phẩm Gia Long tẩu quốc được ông Tân Dân Tử khởi thảo vào năm 1928 và hoàn thành trong năm 1929, đến năm 1930 đem in tại nhà Bảo Tồn (Chợ Lớn). Tiểu thuyết này gồm 25 hồi, chia làm 5 tập và đã được công chúng văn chương ái mộ tới mức nhà Xưa Nay phải tái bản nhiều lần vào năm 1932.
Danh tiếng vang dội của Gia Long tẩu quốc đã khiến giới soạn giả cải lương quyết định chuyển thể lên sân khấu tuồng, một kịch bản như thế đã được nhà Phạm Văn Thình ấn hành.
***
Tân Dân Tử tên thật là Nguyễn Hữu Ngỡi (3), sinh năm 1875, quê quán ở huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định, nay thuộc quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Tân Dân Tử xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học. Ông nội là tú tài Nho học. Thân phụ tinh thông chữ Hán, làm chức Cai tổng.
Cũng như một số nhà văn, trí thức cùng thời Tân Dân Tử được học chữ Hán từ nhỏ, lớn lên học trường Pháp Việt vì vậy mà am tường cả Hán văn và Pháp văn. Nền tảng học vấn đã có tác động đáng kể đến ngòi bút của ông. Sau khi tốt nghiệp trường Thông ngôn Sài Gòn, Tân Dân Tử được bổ làm Kinh lịch (4) ở Chợ Lớn, về sau được thăng chức Huyện hàm. Ông có hai đời vợ và hai người con (một trai một gái). Năm 1953, ông mắc bệnh và mất năm 1955 tại Sài Gòn, hưởng thọ 80 tuổi.
Tân Dân Tử được xem là nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử đầu tiên và tiêu biểu nhất của văn học quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX. Tác phẩm của ông gồm có:
- Giọt máu chung tình. Tòng đình thảm kịch, tiểu thuyết, 3 cuốn, Nhà in Nguyễn Văn Viết, Sài Gòn, 1926 (bìa ngoài ghi 1926, bìa trong ghi 1925). Đầu tập 1 có Lời phụ thuyết của Châu Sơn Nguyễn Đăng Cao ở Thủ Đức và Lời tự của tác giả. Giọt máu chung tình được tác giả chuyển thể thành tuồng cải lương, Nhà in Phạm Văn Thình, Sài Gòn, 1930.
- Gia Long tẩu quốc, tiểu thuyết, 5 cuốn, Nhà in Bảo Tồn, Sài Gòn, 1930; Nhà in Xưa Nay tái bản, Sài Gòn, 1932. Đầu cuốn thứ nhất có: Tự của Tri phủ Trần Văn Tấn ở Cần Giuộc; Tựa của Nguyễn Tử Thức, nguyên chủ bút báo Đông Pháp, chủ bút tờ Canh Nông; và Lời tựa của Tân Dân Tử viết ở Chợ Lớn năm 1929. Theo quảng cáo trên sách báo thì Gia Long tẩu quốc được tái bản nhiều lần. Tác phẩm này được chuyển thể thành tuồng cải lương do Phạm Văn Thình xuất bản.
- Hoàng tử Cảnh như Tây, tiểu thuyết, 2 cuốn, Nhà in Bảo Tồn, Sài Gòn, 1931.
- Gia Long phục quốc, Tiểu thuyết, 4 cuốn, Nhà in Xưa Nay, Sài Gòn, 1932; Nhà in Bảo Tồn, Sài Gòn, 1932. Trên bìa đề “Tiếp theo Hoàng tử Cảnh như Tây và Gia Long tẩu quốc. Tân Dân Tử trước thuật”. Trên bìa 1 của các tập có vẽ hình vua Gia Long. Cuối tập 4 có lời “kết luận” của tác giả đánh giá về sự nghiệp của Gia Long.
- Tham ắt phải thâm, tiểu thuyết xã hội, 2 tập, nhà in Đức Lưu Phương, Sài Gòn.
Ngoài ra ông còn có một số bài thơ và bài báo
Mời các bạn mượn đọc sách Gia Long Tẩu Quốc của tác giả Tân Dân Tử.