Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Nghệ Thuật Quản Trị Khởi Nghiệp

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Nghệ Thuật Quản Trị Khởi Nghiệp của tác giả Mahendra Ramsinghani & Brad Feld.

Điện thoại đổ chuông đúng giờ hẹn. Khách hàng của tôi, Giám đốc Điều hành (CEO) của một công ty phần mềm, gọi đến để xin tư vấn định kỳ. Tôi nhấc máy.

“Xin chào!”

“Thế quái nào mà ban giám đốc của tôi lại làm như vậy chứ?”

“Chào buổi sáng, James,” tôi trả lời rồi cả hai bật cười.

Chúng tôi nói chuyện về tình hình đợt gọi vốn sắp tới. Một số nhà đầu tư chỉ mới tham gia ở vòng gọi vốn cuối cùng mà đã lươn lẹo về các điều khoản và giá cả. Vài vị giám đốc khác vốn là nhà đầu tư đã gắn bó với công ty kể từ khi thành lập cũng đang bắt đầu từ chối những điều khoản màđáng ra họ có thể chấp nhận được.

Theo đó, dù tất cả bọn họ đều là giám đốc, nhưng khi các nhà đầu tư bắt đầu xâu xé hoạt động huy động vốn của công ty – mỗi người đều nhanh chóng nắm giữ một vị trí mà bản thân cho là tốt nhất đối với các cổ đông do mình đại diện, nhưng khi tiến hành các cuộc đàm phán, khả năng kêu gọi được những nguồn vốn thực sự cần thiết vẫn có thể gặp rủi ro.

Sau buổi thảo luận, tôi hỏi anh ấy xem liệu tôi có thể dẫn lại lời anh không.

“Chắc chắn rồi,” anh ấy nói, “anh chỉ cần cho tôi biết liệu tôi có xuất hiện trong một đoạn video ghi lại chuyện tôi gọi [một thành viên ban giám đốc] là “gã đầu đất” không thôi – không phải vì sợ phiền mà bởi tôi muốn chắc chắn mình sẽ gửi liên kết đó đến tất cả bạn bè.”

Một năm trước, tôi ngồi trong văn phòng CEO của một công ty mà tôi là thành viên ban giám đốc. Vị Chủ tịch mới được bầu và vị CEO không ngừng hét vào mặt nhau và như thường lệ, tôi phải đóng vai người hòa giải.

“Cái mà anh không hiểu,” vị Chủ tịch đứng phắt dậy khỏi ghế và cố chồm người qua phía vị CEO đang ngồi, “là anh ở đây,” ông ta giơ tay phải lên rồi nắm lại, “và ban giám đốc ở đây,” sau đó đưa tay trái lên phía trên tay phải rồi nắm lại, “còn tôi ở đây,” ông ta đặt nắm đấm tay phải lên trên nắm đấm tay trái.

Ý chỉ vị trí làm chủ của những ông sếp!

Khách hàng của tôi hỏi rằng: Tại sao điều này xảy ra? Điều gì khiến mối quan hệ giữa các thành viên ban giám đốc, nhà đầu tư và các quản lý lại phức tạp đến vậy? Và ngay cả khi loại bỏ khái niệm giám đốc là nhà đầu tư (hoặc đại diện nhà đầu tư), bạn vẫn có nguy cơ vướng phải những mối quan hệ rắc rối như thế.

Mối quan hệ trong ban giám đốc/ban quản lý rất phức tạp, thủ đoạn và đa diện. Trong các doanh nghiệp truyền thống, có rất ít cấu trúc phức tạp như vậy. Hầu hết các doanh nghiệp, thực ra là hầu hết các tổ chức, được xây dựng dựa trên một biến thể nào đó của cấu trúc ra lệnh-và-kiểm soát. Do bản chất phân cấp cố hữu ấy, chúng ta luôn thấy rõ ai là người phụ trách, ai là người ra quyết định và ai là người cuối cùng chịu trách nhiệm về một vấn đề nào đó.

Ngay cả trong những doanh nghiệp nơi quyền lực và việc ra quyết định không phản ánh cấu trúc ra lệnh-và-kiểm soát cổ điển mà theo kiểu kim tự tháp đảo ngược bao gồm những cách thức hoạt động của thông tin và trách nhiệm giải trình, thì vẫn có sự rõ ràng tương đối chứ không phức tạp như mối quan hệ trong ban giám đốc.

Trong ban giám đốc, lộn xộn là chuyện thường, kéo theo đó là sự thất vọng và tức giận. Ví dụ, CEO làm việc cho ban giám đốc hay công ty? Ban giám đốc có “làm việc” cho công ty không? Ai buộc các thành viên ban giám đốc phải chịu trách nhiệm về hành động của mình? Mối quan hệ giữa ban giám đốc và nhân viên là gì?

Ẩn sau tất cả những điều này là trách nhiệm đại diện cho các cổ đông.

Tôi đã tham gia vào hàng chục ban giám đốc – ở cả các công ty đại chúng và công ty tư nhân, doanh nghiệp vì lợi nhuận lẫn tổ chức phi lợi nhuận. Tôi cho rằng rắc rối chủ yếu xuất phát từ việc hiểu nhầm các yếu tố cốt lõi của những vai trò này.

Giám đốc không giống bất cứ vị trí quản lý nào trong tổ chức. Họ có quyền nhưng thiếu thông tin để thực thi quyền hành đó như các nhà quản lý. Họ có tầm nhìn – thường có nhiều kinh nghiệm hơn các quản lý cấp cao – nhưng, do bản chất công việc, họ xa rời các hoạt động hàng ngày.

Các giám đốc cần nhớ họ phải cân bằng giữa việc gây ảnh hưởng mà không cưỡng ép, tham gia chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm của mình.

Các nhà quản lý cũng cần nhớ rằng nhiệm vụ của một giám đốc hoặc ủy viên không giống như bất kỳ công việc nào khác mà một người từng đảm trách. Trách nhiệm giải trình rõ ràng đi kèm với công việc này cộng với sự thiếu thông tin tiềm ẩn có thể khiến hầu hết mọi người cảm thấy vô cùng lo lắng.

Cuốn sách của Brad Feld và Mahendra Ramsinghani sẽ giúp cả hai chiến tuyến này lùi một bước cần thiết, nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm của nhau và cùng nhau hỗ trợ ban giám đốc làm tròn nghĩa vụ của mình.

Jerry Colonna

Nhà khai vấn kinh doanh và phong cách sống, nhà đầu tư mạo hiểm đã nghỉ hưu kiêm Chủ tịch Đại học Naropa

***

Tóm tắt

Nghệ thuật Quản trị Khởi Nghiệp là cuốn sách của tác giả Mahendra Ramsinghani và Brad Feld, hai nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để quản trị một công ty khởi nghiệp thành công.

Review (Đánh giá)

Nghệ thuật Quản trị Khởi Nghiệp là một cuốn sách hữu ích cho những người đang khởi nghiệp hoặc muốn tìm hiểu về quản trị công ty khởi nghiệp. Cuốn sách được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, và có nhiều ví dụ thực tế.

Cuốn sách đề cập đến các vấn đề quản trị quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp, bao gồm:

  • Xây dựng ban giám đốc: Ban giám đốc là bộ não của công ty khởi nghiệp. Cuốn sách cung cấp hướng dẫn về cách lựa chọn thành viên ban giám đốc, xây dựng quy trình ra quyết định, và tổ chức các cuộc họp ban giám đốc hiệu quả.
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để tạo nên sự gắn kết và hiệu quả cho đội ngũ nhân viên. Cuốn sách đề cập đến các yếu tố cần thiết để xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với công ty khởi nghiệp.
  • Lập kế hoạch kinh doanh: Kế hoạch kinh doanh là kim chỉ nam cho sự phát triển của công ty khởi nghiệp. Cuốn sách cung cấp hướng dẫn về cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, bao gồm phân tích thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, và mô hình kinh doanh.
  • Tuyển dụng và quản lý nhân sự: Nhân sự là tài sản quý giá của công ty khởi nghiệp. Cuốn sách cung cấp hướng dẫn về cách tuyển dụng nhân tài, xây dựng hệ thống đánh giá hiệu suất nhân viên, và tạo động lực cho nhân viên.
  • Tài chính: Quản trị tài chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty khởi nghiệp. Cuốn sách cung cấp hướng dẫn về cách lập ngân sách, quản lý dòng tiền, và huy động vốn.
  • Marketing và bán hàng: Marketing và bán hàng là yếu tố quan trọng để tiếp cận khách hàng và tạo ra doanh thu. Cuốn sách cung cấp hướng dẫn về cách xây dựng chiến lược marketing và bán hàng hiệu quả.
  • Phát triển sản phẩm: Sản phẩm là yếu tố cốt lõi của bất kỳ công ty khởi nghiệp nào. Cuốn sách cung cấp hướng dẫn về cách phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Tăng trưởng: Tăng trưởng là mục tiêu của mọi công ty khởi nghiệp. Cuốn sách cung cấp hướng dẫn về cách mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển thị trường.
  • Exit: Exit là giai đoạn cuối cùng của quá trình khởi nghiệp. Cuốn sách cung cấp hướng dẫn về cách chuẩn bị cho exit và đạt được giá trị cao nhất cho công ty.

Nhìn chung, Nghệ thuật Quản trị Khởi Nghiệp là một cuốn sách tham khảo hữu ích cho những người đang khởi nghiệp hoặc muốn tìm hiểu về quản trị công ty khởi nghiệp. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để xây dựng và phát triển một công ty khởi nghiệp thành công.

Những điểm cộng của cuốn sách:

  • Ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu
  • Nhiều ví dụ thực tế
  • Cung cấp kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để quản trị công ty khởi nghiệp

Những điểm trừ của cuốn sách:

  • Cuốn sách không đề cập đến các vấn đề quản trị cụ thể của từng ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh.

Kết luận:

Nghệ thuật Quản trị Khởi Nghiệp là một cuốn sách tham khảo hữu ích cho những người đang khởi nghiệp hoặc muốn tìm hiểu về quản trị công ty khởi nghiệp.

Mời các bạn mượn đọc sách Nghệ Thuật Quản Trị Khởi Nghiệp của tác giả Mahendra Ramsinghani & Brad Feld.