“Có rất nhiều điều tôi mong con mình có được: hạnh phúc, sức mạnh tinh thần, học lực tốt, các kỹ năng xã hội, ý thức mạnh mẽ về bản thân và rất nhiều điều khác. Thật khó để biết tôi nên bắt đầu từ đâu. Đâu là điểm quan trọng nhất mà tôi nên tập trung để giúp các con có một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa?”
Đi đến đâu chúng tôi cũng nhận được các câu hỏi tương tự như thế này. Các bậc phụ huynh luôn muốn giúp con cái họ trở thành những người có thể tự xử lý tình huống và đưa ra quyết định tốt, ngay cả khi cuộc sống đầy thách thức. Họ muốn con mình quan tâm đến người khác nhưng cũng biết cách tự bảo vệ mình. Họ muốn chúng độc lập và có những mối quan hệ song phương tốt đẹp. Họ muốn chúng không gục ngã khi mọi thứ không theo ý muốn.
Phù! Đó là một danh sách khá dài, và nó có thể gây áp lực lớn cho chúng ta - những người làm cha mẹ (hoặc các chuyên gia làm việc với trẻ em). Vậy nên chúng ta nên tập trung vào đâu?
Cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay là nỗ lực của chúng tôi để đưa ra được đáp án cho câu hỏi trên. Ý tưởng chủ đạo ở đây là cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển Bộ não Sẵn sàng, với bốn đặc điểm chính:
Cân bằng: Khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi để trẻ không dễ bị mất kiểm soát.
Kiên cường: Khả năng phục hồi khi gặp các vấn đề và khó khăn không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
Sâu sắc: Khả năng thấu hiểu nội tâm và bản thân mình, sau đó sử dụng những gì trẻ học được để đưa ra quyết định đúng đắn và kiểm soát cuộc sống tốt hơn.
Đồng cảm: Khả năng thấu hiểu quan điểm của người khác, sau đó đủ quan tâm để hành động giúp cho mọi thứ trở nên tốt đẹp.
Trong các trang sách tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về Bộ não Sẵn sàng, thảo luận về những phương pháp thiết thực để bạn có thể nuôi dưỡng những phẩm chất này ở trẻ, và dạy chúng những kỹ năng sống quan trọng. Bạn thực sự có thể giúp con mình trở nên cân bằng hơn về mặt cảm xúc, kiên cường hơn khi đối mặt với khó khăn, thấu hiểu bản thân chúng hơn, cũng như đồng cảm và quan tâm hơn đến người khác.
Chúng tôi thực sự hào hứng khi chia sẻ phương pháp khoa học này với bạn. Hãy đến với chúng tôi, và tận hưởng hành trình tìm hiểu về Bộ não Sẵn sàng.
Dan và Tina
***
Review
Cuốn sách "Phương pháp dạy con không đòn roi" của Daniel J. Siegel và Tina Payne Bryson là một cuốn sách rất hữu ích cho các bậc cha mẹ đang tìm kiếm một cách tiếp cận kỷ luật hiệu quả và nhân văn. Cuốn sách cung cấp một nền tảng khoa học về não bộ và phát triển trẻ em, từ đó đưa ra những nguyên tắc và chiến lược kỷ luật dựa trên sự thấu hiểu và kết nối với trẻ.
Một trong những điểm nổi bật của cuốn sách là việc nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong quá trình kỷ luật. Các tác giả cho rằng kỷ luật không chỉ là việc ngăn chặn trẻ làm những điều sai trái, mà còn là cơ hội để cha mẹ dạy trẻ những kỹ năng và giá trị cần thiết để trở thành người trưởng thành có trách nhiệm.
Cuốn sách cung cấp nhiều chiến lược kỷ luật cụ thể, được chia thành 4 giai đoạn:
Các chiến lược kỷ luật trong cuốn sách được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:
Cuốn sách "Phương pháp dạy con không đòn roi" là một cuốn sách thực tế và dễ áp dụng. Các chiến lược kỷ luật trong cuốn sách đã được kiểm chứng hiệu quả bởi nhiều cha mẹ trên thế giới. Cuốn sách sẽ giúp các bậc cha mẹ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con cái và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Đánh giá chung:
Cuốn sách "Phương pháp dạy con không đòn roi" là một cuốn sách rất đáng đọc cho các bậc cha mẹ. Cuốn sách cung cấp một nền tảng khoa học và những chiến lược kỷ luật hiệu quả và nhân văn. Cuốn sách sẽ giúp các bậc cha mẹ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con cái và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
***
Cuốn sách này sẽ giúp con trẻ luôn sẵn sàng với thế giới. Tác phẩm khuyến khích trẻ mở mang đầu óc với những thách thức mới, những cơ hội mới, có cái nhìn rộng mở về chính bản thân trẻ cũng như con người mà trẻ có thể trở thành. Cuốn sách trao tặng cho trẻ một Bộ não Sẵn sàng.
Nếu bạn từng nghe Dan diễn thuyết, bạn có lẽ đã được tham gia một trò chơi khi anh yêu cầu khán giả nhắm mắt lại, tập trung vào phản ứng của cơ thể và cảm xúc khi anh ấy lặp lại những từ đặc biệt. Anh bắt đầu lặp đi lặp lại các từ “không” một cách nghiêm khắc. Anh lặp lại bảy lần, sau đó chuyển sang nói từ “có” theo cách nhẹ nhàng hơn. Tiếp theo, anh yêu cầu khán giả mở mắt và mô tả trải nghiệm của họ. Họ nói rằng các từ “không” khiến họ cảm thấy cô lập, buồn bực, cứng người và đầy phòng bị, trong khi lúc Dan lặp lại các từ “có” một cách chắc chắn, họ cảm thấy cởi mở, thư giãn và nhẹ nhàng. Cơ mặt và thanh quản như giãn ra, hơi thở và nhịp tim bình thường trở lại. Họ trở nên cởi mở hơn, đối lập với cảm giác bó buộc, bị động và không an toàn. (Hãy thử nhắm mắt lại và thử nghiệm trên chính bạn. Có thể nhờ sự trợ giúp của bạn bè hoặc người thân. Hãy chú ý đến những gì diễn ra trong cơ thể khi bạn nghe đi nghe lại hai từ “không” và “có”.)
Hai loại phản ứng khác nhau này - phản ứng “có” và phản ứng “không”- đã cho bạn cái nhìn tổng quát về điều mà chúng tôi sẽ nói về Bộ não Sẵn sàng. Nếu bạn nghĩ rộng ra mọi việc trong cuộc sống, Bộ não Không sẵn sàng sẽ khiến bạn cảm thấy phản kháng mỗi khi bạn tiếp xúc với người khác, khiến bạn gần như không thể lắng nghe, đưa ra quyết định, liên hệ và quan tâm tới mọi người. Tập trung vào sinh tồn và tự vệ sẽ khiến bạn cảm thấy thiếu an toàn khi tương tác với thế giới và trải nghiệm những điều mới lạ. Hệ thống thần kinh sẽ kích hoạt phản ứng phản kháng “Chiến đấu - Trốn chạy - Đông cứng - Ngất xỉu” của bạn: Chiến đấu là kích động đấu tranh, trốn chạy là tránh né tình huống, đông cứng là tạm thời bất động, ngất xỉu là gục ngã và không thể làm được điều gì. Bất kể một trong bốn phản ứng này đều có thể trở thành chướng ngại vật, ngăn cản bạn cởi mở, kết nối với người khác hay đưa ra các phản ứng linh hoạt. Đó là trạng thái phản kháng của Bộ não Không sẵn sàng.
Ngược lại, Bộ não Sẵn sàng kết nối các phần khác nhau của não bộ hoạt động để tiếp thu chứ không phản kháng. Các nhà khoa học sử dụng thuật ngữ “hệ thống gắn kết xã hội” để nói về hệ thống thần kinh có thể giúp chúng ta kết nối với mọi người - và với cả những trải nghiệm nội tâm của bản thân. Nhờ dễ tiếp thu và sở hữu hệ thống gắn kết xã hội chủ động, chúng ta có thể vượt qua thử thách một cách mạnh mẽ, rõ ràng và linh hoạt. Ở trạng thái Sẵn sàng, chúng ta để bản thân mình yên bình và hài hòa, cho phép chúng ta tiếp thu, phân tích và tiếp nhận các thông tin mới.
Tư duy Sẵn sàng là những gì chúng ta mong muốn con trẻ có được, để chúng không nhìn nhận khó khăn và những trải nghiệm mới là vật cản, mà sẵn sàng đối mặt, vượt qua và học hỏi. Khi trẻ làm việc với tâm trí Sẵn sàng, chúng sẽ linh hoạt, cởi mở hơn, sẵn lòng đón nhận các cơ hội và không sợ phạm sai lầm. Chúng cũng sẽ bớt cứng nhắc và bảo thủ, tạo ra những mối quan hệ tốt hơn, dễ dàng chấp nhận và phục hồi khi đương đầu với những thay đổi. Chúng hiểu bản thân và làm việc với một kim chỉ nam định hướng các quyết định cũng như cách cư xử với người khác. Được dẫn đường bởi Bộ não Sẵn sàng, trẻ thực hành nhiều hơn, học được nhiều hơn và có nhiều tiềm năng hơn. Chúng luôn sẵn sàng tìm hiểu thế giới với cảm xúc cân bằng, chào đón tất cả mọi điều cuộc sống trao tặng - kể cả khi mọi chuyện không theo ý chúng.
Mời các bạn mượn đọc sách Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi Tập 2 của tác giả Tina Payne Bryson & Daniel J. Siegel.