Tóm tắt & Review (Đánh giá) sách Lý Sự Cùn của tác giả Ali Almossawi:
NHỮNG LỜI KHEN NGỢI
Tôi yêu quyển- “Lý sự cùn - Sách minh họa về những ngụy biện trong tranh luận” này. Một tóm lược hoàn chỉnh vẽ những sai lầm.
—ALICE ROBERTS, Tiến sĩ, Bác sĩ Giải phẫu, Nhà văn, và là người giới thiệu cuốn "Hành trình kỳ lạ của con người" (The Incredible Human Journey).
Những lý lẽ ngớ ngẩn, những minh họa tuyệt vời… lộng lẫy.
—CORY DOCTOROW, BoingBoing.net
Nói một cách nghiêm túc, “Lý sự cùn - Sách minh họa về những ngụy biện trong tranh luận” nên có trong chương trình học của mọi ngôi trường. Twitter sẽ là một nơi có tính dân sự hơn.
—KEVIN TANG, BuzzFeed.com
Một cuốn sách vỡ lòng bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu những ngụy biện trong logic. Đưa nó cho những người hay cãi - đúng và sai - trong đời bạn.
—LAUREN DAVIS, io9.com
Bây giờ, hơn lúc nào hết, bạn cần cuốn cẩm nang có minh họa về những lý sự cùn, những lập luận sai logic, và những huênh hoang ngu ngốc này.
—DAN SOLOMON, Tạp chí mạng Fast Company
Truyền tay cuốn này với bạn bè của bạn. Động viên các thành viên trong gia đình bạn đọc lướt qua nó. Để nó rải rác ở những nơi công cộng.
—JENNY BRISTOL, GeekDad.com
Một cuốn sách vỡ lòng tuyệt vời về những ngụy biện trong logic đã và luôn làm rối trí chúng ta…
—RON KRETSCH, DangerousMinds.net
***
SÁCH NÀY DÀNH CHO AI?
Cuốn sách này nhắm đến những người mới bước vào địa hạt suy luận có lý, đặc biệt là những người - mượn câu nói của Pascal - “bẩm sinh hiểu tốt nhất thông qua những hình ảnh thị giác”. Tôi chọn mười chín trong số những sai lầm thông thường nhất trong lập luận và hình dung chúng bằng những minh họa dễ nhớ, được bổ sung bằng nhiều thí dụ. Tôi hi vọng bạn đọc sẽ học được từ những trang này một số trong nhiều cạm bẫy thông thường nhất trong lập luận, để có thể nhận ra và tránh chúng trong thực tế.
***
Sách vở viết về logic và những ngụy biện logic thì nhiều vô kể và thấu đáo. Một số sách như vậy nhằm giúp bạn đọc sử dụng những công cụ và những thí dụ điển hình hậu thuẫn cho việc lập luận tốt, và từ đó dẫn đến những cuộc tranh luận bổ ích hơn. Nhưng đọc về những việc không nên làm cũng là kinh nghiệm học tập hữu ích. Trong cuốn “Bàn về việc viết” (On Writing) của mình, Stephen King viết: “Người ta học được rõ ràng nhất những gì không nên làm nhờ việc đọc thứ văn dở”. Ông tả lại trải nghiệm của mình khi đọc một cuốn tiểu thuyết cực kỳ khủng khiếp nọ: “Nó thực sự giống với một liều vaccin phòng bệnh đậu mùa” [King], Nhà Toán học George Pólya - được trích dẫn - đã nói trong một bài giảng về dạy Toán rằng: “Ngoài việc [hiểu đúng] nó, người ta cũng cần biết [hiểu sai] nó là như thế nào” [Pólya]. Tác phẩm này nói một cách dễ hiểu về những việc mà người ta không nên làm trong tranh luận1.
Cái mới của sách này còn ở chỗ sử dụng những hình minh họa sinh động để mô tả một số sai lầm thông thường đang lan truyền nhiều trong những diễn ngôn của chúng ta ngày nay. Chúng được truyền cảm hứng, một phần bởi những ngụ ngôn như “Trại súc vật” (Animal Farm) của G. Orwell, và bởi những vô lý hài hước của những tác phẩm như truyện và thơ của Lewis Caroil. Không giống như những sách ấy, ở đây không có một câu chuyện kết nối những minh họa lại với nhau. Chúng là những cảnh rời rạc, chỉ được kết nối bằng phong cách và chủ để, để có thể dễ dàng phỏng theo và áp dụng lại. Mỗi ngụy biện trong số này chỉ có một trang giải thích, mà tôi hy vọng chúng sẽ dễ hiểu và dễ nhớ.
Cách nay nhiều năm, tôi dành nhiều thời gian viết những phần mềm chỉ dẫn cách sử dụng logic thuộc tính bậc nhất (first order predicate logic). Đó là một cách lập luận hấp dẫn, sử dụng nhiều Toán học hơn là chú giải thông thường bằng tiếng Anh. Nó đem đến sự chính xác ở những chỗ mơ hổ, cứng nhắc và dễ bị bỏ qua trước đây.
Cũng trong thời gian đó, tôi nghiên cứu kỹ một số sách về logic mệnh đề, cả Hiện đại và Trung cổ, trong đó có cuốn “Sự vô lý: Sổ tay vẽ ngụy biện logic” (Nonsense: A Handbook of Logical Fallacies) của Robert Gula. Quyển sách đó nhắc tôi về một danh sách những nguyên tắc chủ đạo mà tôi ghi vội vào một cuốn sổ tay cách nay một thập kỷ - kết quả nhiêu năm cãi nhau với những người lạ trên mạng, trong đó có những câu như: “Xin đừng khẳng định mọi thứ như đúng rồi”. Điều này bây giờ với tôi là hiển nhiên, nhưng với một học sinh Trung học thì nó là một phát hiện đầy hứng thú.
Tôi nhanh chóng nhận ra rằng việc hệ thống hóa lập luận của một người có thể dẫn đến những ích lợi như làm cho tư duy và diễn đạt trở nên trong sáng, cải thiện tính khách quan và nâng cao độ tin cậy. Khả năng phân tích lý lẽ của người khác cũng có tác dụng như một thước đo, nhắc ta khi nào nên rút lui khỏi những cuộc thảo luận hết sức vô bổ.
Những vấn đề và những sự kiện tác động đến cuộc sống của chúng ta và xã hội mà chúng ta đang sống - như những quyền tự do công dân hay những cuộc bầu cử Tổng thống - thường gây ra những cuộc tranh cãi về các chính sách và niềm tin. Quan sát những cuộc tranh luận như thế, người ta có cảm tưởng rằng phần lớn chúng thiếu lập luận tốt.
Tất nhiên, logic không phải là công cụ duy nhất được sử dụng trong tranh luận, và việc biết rõ về những công cụ khác cũng rất hữu ích. Thuật hùng biện có vẻ đứng đầu bảng, tiếp theo là những khái niệm như “Trách nhiệm dẫn chứng” (burden of proof) và “Lưỡi dao cạo Occam” (Occam’s razor)2. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu về đề tài này.
Kết lại, các quy tắc logic không phải là những quy luật của thế giới tự nhiên. Chúng cũng không phải là toàn bộ lý lẽ của con người. Như Marvin Minsky quả quyết, bình thường, lập luận hợp lý thì khó giải thích bằng những nguyên tắc logic, như là những phép loại suy. Ông nói thêm: “Logic không giải thích nhiều cách chúng ta nghĩ thế nào hơn là ngữ pháp giải thích cách chúng ta nói thế nào” [Minsky]. Logic không tạo ra những sự thật mới. Đúng hơn, nó chỉ cho phép ta đánh giá chuỗi ý nghĩ đang có, xem có nhất quán và mạch lạc không. Chính vì lý do ấy mà nó tỏ ra là một công cụ hiệu quả trong việc phân tích và truyền đạt những ý tưởng và lý lẽ.
-A.A., San Francisco, tháng 10, 2013.
***
Tóm tắt
Sách "Lý sự cùn - Sách minh họa về những ngụy biện trong tranh luận" của tác giả Ali Almossawi là một cuốn sách hướng dẫn về các ngụy biện logic, được minh họa bằng những hình vẽ sinh động và dễ hiểu. Cuốn sách nhắm đến những người mới bắt đầu tìm hiểu về logic, đặc biệt là những người có xu hướng học hỏi bằng thị giác.
Đánh giá
"Lý sự cùn" là một cuốn sách hữu ích và đáng đọc cho những ai muốn hiểu rõ hơn về những ngụy biện logic. Cuốn sách được viết một cách dễ hiểu và hấp dẫn, với những hình minh họa sinh động giúp người đọc dễ dàng nắm bắt các khái niệm trừu tượng.
Dưới đây là một số điểm mạnh của cuốn sách:
Tuy nhiên, cuốn sách cũng có một số hạn chế nhỏ:
Nhìn chung, "Lý sự cùn" là một cuốn sách hữu ích và đáng đọc cho những ai muốn hiểu rõ hơn về các ngụy biện logic. Cuốn sách được viết một cách dễ hiểu và hấp dẫn, với những hình minh họa sinh động giúp người đọc dễ dàng nắm bắt các khái niệm trừu tượng.
Mời các bạn mượn đọc sách Lý Sự Cùn của tác giả Ali Almossawi.