Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Làm Điều Quan Trọng

Tóm tắt & Review (Đánh giá) sách Làm Điều Quan Trọng của tác giả John Doerr:

Một buổi tối đầu tháng 5/2018, tôi ngồi lướt facebook ở nhà và nhìn thấy một người bạn chia sẻ một đoạn video mô tả chức năng “chỉ đường” mới của Google Maps – vô cùng sinh động và trực quan – tôi liên lạc để tìm thêm thông tin. Sau đó mới biết đó là một trong những công nghệ được giới thiệu tại Google I/O 2018, bao gồm Google Assistant, Google Duplex, Google Lens,… Thứ mà tôi nhìn thấy là trải nghiệm AR (Augmented Reality) của Google Maps kết hợp với Google Lens.

Có thể nhiều người sử dụng sẽ trầm trồ khi chứng kiến những điều bắt mắt đó. Nhưng có lẽ không nhiều người đặt câu hỏi: “Vì sao hàng năm họ đều đưa ra những điều mới lạ, thậm chí có thể làm thay đổi cả một ngành công nghệ? Chắc họ thuê mướn nhiều người lắm?”.

Sức đâu mà Google có thể làm như thế? Câu trả lời nằm trong cuốn sách này – một công cụ không mới, đơn giản nhưng không dễ áp dụng. OKRs – viết tắt của Objectives and Key Results hay Việt hóa thành Mục tiêu và Kết quả then chốt. Đối với nhiều nhà nghiên cứu về khoa học quản lý, công cụ không mới, không lạ, và cũng không ít tài liệu nói về OKRs.

Quyển sách này không phải là một cuốn sách giáo khoa dạy về OKRs, mà chỉ kể về những câu chuyện hậu trường của những công ty công nghệ lớn trên thế giới khi áp dụng OKRs, như Intel, Google, Adobe, Intuit, Zume Technology,… Những câu chuyện hiếm hoi thế này còn khó tìm hơn những loại sách giáo khoa nói về OKRs – do những lãnh đạo cao cấp nhất của doanh nghiệp chính miệng kể ra: từ kinh nghiệm đau thương đến sự mãn nguyện thành công.

Những câu chuyện của Google xuất hiện bàn bạc trong quyển sách, giúp độc giả hiểu được một trong “Tứ đại quyền lực”(Amazon, Apple, Google, Facebook) trong thế giới công nghệ này vì sao đạt được những bước tiến đột phá như vậy? Họ chinh phục những đỉnh cao như thế nào?

Điều khá thú vị là OKRs ở Intel khác, khi vào Google cũng khác. Không chỉ áp dụng ở các công ty công nghệ, Bill & Melinda Gates Foundation và DATA – một tổ chức phi chính phủ của ca sĩ nhạc rock Bono trong ban U2 – cũng áp dụng OKRs cho những chiến dịch thiện nguyện tầm cỡ thế giới của họ. Vậy thì lý do gì, OKRs không áp dụng được trong tổ chức, doanh nghiệp của mình?

John Doerr, tác giả và cũng là một nhà “truyền giáo” OKRs cho những công ty mà Kleiner Perkins của ông chọn đầu tư, được một đặc quyền – mà ít ai có được – tiếp cận tất cả những nội dung OKRs của các công ty “sừng sỏ” như Intel, Adobe, Google, YouTube,… để kể cho chúng ta nghe những câu chuyện về quá trình này. John Doerr đã dành một chương để nói về “văn hóa” khi áp dụng OKRs – trong đó có câu chuyện của Bono tại DATA.

Có dịp tìm hiểu và phỏng vấn các CEO của doanh nghiệp trong nước, tôi có cảm giác, để thực hiện OKRs, họ phải bước qua được “văn hóa minh bạch” – điều mà John Doerr cảnh báo, phải thực hiện trước rồi hãy áp dụng OKRs.

Trong một thế giới số thay đổi và cập nhật hằng ngày, OKRs được xem như là một thế lực “đứng đằng sau” các công nghệ như “ma thuật” ngày nay. Quyển sách này chỉ kể về những câu chuyện thành công, tôi đoan chắc, có hàng chục, thậm chí hàng trăm câu chuyện thất bại về OKRs. Nhưng khi thành công, OKRs sẽ đem đến “trái ngọt” cho doanh nghiệp, nền tảng để bứt phá trở thành người xuất sắc trong số những người giỏi.

- Nhà báo Lương Trọng Vũ Phóng viên thời sự Đài phát thanh TP. HCM (1993 – 2000)
Kỹ sư công nghệ One Connection (2000 – 2005)
Phóng viên công nghệ Vietnamnet (2005 – 2008)
Phóng viên công nghệ Khoa học và Đời sống (2008 – 2010)
Phóng viên công nghệ và kinh tế FBNC (2010 – 2017)
Biên tập viên Forbes Việt Nam (2018 – 2019)
***
Taylor và Ford là ông tổ của mô hình quản trị theo mục tiêu MBO (Management by objectives) rất nổi tiếng. Thời gian sau đó, Peter Drucker - một giáo sư, nhà báo đã nghĩ ra một mô hình quản lý lý tưởng hơn. Mục đích của ông là tạo ra một nguyên tắc quản lý để cho phép tất cả các cá nhân phát huy tối đa được sở trường và trách nhiệm, cùng lúc đó khiến tất cả mọi người trong công ty có cùng một tầm nhìn và nỗ lực với nhau.

Năm 1954, trong quyển sách đầu tiên về quản lý The Practice of Management, Drucker đã hệ thống hóa một nguyên tắc “quản lý bằng mục tiêu và tự chủ”. Nó đã trở thành nền tảng cho Andy Grove và là nguồn gốc của cái mà hôm nay chúng ta gọi là OKRs.

Phương pháp luận của OKRs rất đơn giản, đó là tập trung vào những gì được coi là quan trọng nhất đối với công ty, giúp công ty đạt được những mục tiêu lớn lao, hướng về một tầm nhìn và sứ mệnh chung. Nó giúp tạo ra một môi trường làm việc hướng đến kết quả nhưng đầy sáng tạo, đề cao sự tự chủ và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân. Phương pháp này cũng giúp khuyến khích mỗi cá nhân phát huy tối đa năng lực của mình.

Thoạt nghe thì có vẻ nó rất đơn giản, nhưng khi triển khai thực tế thì lại gặp những thách thức vô cùng lớn, không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều công ty trên thế giới và Việt Nam mong muốn áp dụng nó, nhưng rất ít trong số đó thành công.

Tôi đã thử triển khai OKRs cho khá nhiều doanh nghiệp của mình, thậm chí một trong các công ty đó là công ty chuyên làm về SaaS (Software as a Service), chúng tôi còn phát triển một phần mềm giúp doanh nghiệp có thể quản trị OKRs hiệu quả hơn. Tôi đề cập đến việc này để các bạn thấy rằng tôi đã dành khá nhiều thời gian tìm hiểu và áp dụng, nhưng đến lúc này tôi vẫn chưa thực sự thành công trong việc đưa OKRs trở thành đời sống trong doanh nghiệp.

Phải đến khi tôi đọc cuốn sách này, nó thực sự khai mở và trả lời cho tôi gần như tất cả những nút thắt, những điểm mấu chốt để làm sao có thể đưa OKRs áp dụng thành công trong doanh nghiệp.

Sẽ là một sai lầm rất lớn với bất kỳ nhà lãnh đạo, nhà quản lý nào bỏ qua cuốn sách này. Nó thực sự đáng giá ngàn vàng trong một thế giới thay đổi chóng mặt đòi hỏi các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trường tồn cần có khả năng thích ứng nhanh, sáng tạo, chủ động và phát huy được tối đa năng lực của mọi cá nhân trong tổ chức.

- Trần Anh Dũng

CEO & người sáng lập Công ty cổ phần MOG Người sáng lập Công ty cổ phần 1Pay/Truemoney Người sáng lập và Nhà đầu tư của Base Inc Nhà đầu tư Thiên thần

***

Tóm tắt:

Cuốn sách "Làm Điều Quan Trọng" của tác giả John Doerr giới thiệu phương pháp quản trị OKRs (Objectives and Key Results), một công cụ được sử dụng bởi nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Intel, Adobe,… OKRs giúp doanh nghiệp tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo và tự chủ của nhân viên.

Đánh giá:

Cuốn sách được đánh giá cao bởi những điểm sau:

  • Cung cấp cái nhìn toàn diện về phương pháp OKRs, từ lịch sử ra đời, ý nghĩa, cách áp dụng, cho đến những thách thức và giải pháp.
  • Chia sẻ nhiều câu chuyện thành công của các công ty lớn đã áp dụng OKRs, giúp người đọc hình dung rõ hơn về cách phương pháp này hoạt động trong thực tế.
  • Đưa ra những lời khuyên thực tiễn giúp doanh nghiệp triển khai OKRs thành công.

Cuốn sách là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và bất kỳ ai quan tâm đến phương pháp quản trị OKRs.

Một số điểm nổi bật của cuốn sách:

  • Ý nghĩa của OKRs: OKRs là một công cụ giúp doanh nghiệp tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo và tự chủ của nhân viên.
  • Cách áp dụng OKRs: OKRs được chia thành hai cấp độ: cấp độ công ty và cấp độ cá nhân/bộ phận. Các mục tiêu phải cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và có thời hạn.
  • Những thách thức khi áp dụng OKRs: Một số thách thức phổ biến khi áp dụng OKRs bao gồm: thiếu sự cam kết của lãnh đạo, thiếu sự hiểu biết về OKRs, thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng,…
  • Giải pháp cho những thách thức: Cuốn sách cung cấp một số lời khuyên thực tiễn giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức khi áp dụng OKRs.

Kết luận:

Cuốn sách "Làm Điều Quan Trọng" là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và bất kỳ ai quan tâm đến phương pháp quản trị OKRs. Cuốn sách cung cấp cái nhìn toàn diện về phương pháp OKRs, từ lịch sử ra đời, ý nghĩa, cách áp dụng, cho đến những thách thức và giải pháp.

Mời các bạn mượn đọc sách Làm Điều Quan Trọng của tác giả John Doerr.