Tóm tắt, Review và Đánh giá sách Trò Chuyện Với Vĩ Nhân của tác giả Osho:
Ngày nay, chúng ta thường nhìn những triết gia, những nhà tư tưởng bằng con mắt kính nể, nhưng ít ai biết họ lại sống như "kẻ điên" trong thời đại mình.
"Khi họ chết đi, chúng ta tôn thờ họ, trong khi họ còn sống, chúng ta ngược đãi họ", Osho bình luận chua xót trong "Trò chuyện với vĩ nhân".
"Trò chuyện với vĩ nhân" tổng hợp những "cuộc gặp gỡ" giữa Osho với 20 nhà tư tưởng, triết gia nổi tiếng nhất lịch sử loài người, từ phương Đông đến phương Tây, từ cổ đại đến hiện đại, từ người thật đến những nhân vật huyền bí: Socrates, Pythagoras, Lão Tử, Trang Tử, Krishnamurti, Friedrich Nietzsche…
Trong mỗi bài viết, bên cạnh việc kể lại tiểu sử và những điển tích thú vị của mỗi vĩ nhân, Osho còn bình luận sắc bén về những tư tưởng "đi ngược số đông" của họ. Từ đó, phần lớn cuộc đời của những vĩ nhân cũng hiện lên đầy những nét buồn.
Là những triết gia bị điên, hay chúng ta đang sống trong một thế giới điên rồ? Trong cuốn sách, Osho thể hiện sự thiên vị rõ ràng đối với những người được ông bàn đến, đồng thời chê bai không thương tiếc sự mù quáng của "những kẻ ngu ngốc", "đám đông xoàng xĩnh".
Ông ra sức giải thích câu nói "Thượng Đế đã chết" của Friedrich Nietzsche, bàn về lý do Krishnamurti chối từ tôn giáo, tán thưởng "tư duy logic điên rồ" của Lão Tử lẫn sự nổi loạn của Trang Tử.
Có vẻ như, vai trò của những "người điên" của bất cứ thời đại nào là chịu đựng sự bất hạnh mà đám đông dành cho mình, và một phần nào đó, thức tỉnh đám đông đó. Công việc của họ giống như "phẫu thuật", theo Osho: "Nó gây đau đớn nhưng đó là cách một người mới có thể được sinh ra".
Cá nhân Osho, chẳng hề kém cạnh, cũng là một "người điên" của thời đại mình. Vị đạo sư này ủng hộ tự do tình dục, truyền bá phương pháp thiền động gây tranh cãi thời bấy giờ, trải qua cuộc đời nhiều "thị phi" mà đến nay người ta vẫn chưa thể ngã ngủ.
Nhưng như Osho nói, sự điên rồ, nổi loạn, đi ngược lại đám đông, vốn chẳng cần logic hay lý do nào cả, "chỉ là một người điên giống như tôi".
"Những người này phải được chấp nhận như chính họ. Cho dù bạn yêu hay ghét họ. Yêu hay ghét, điều đó không thay đổi được gì. Bạn có thể ủng hộ hoặc phản đối họ, nhưng bạn không thể thờ ơ với họ. Đó chính là sự kỳ diệu của những nhà thần bí", Osho ghi.
Ông cũng viết: "Cuộc sống của họ không có một tác động hữu hình nào, nhưng họ đã làm biến đổi tâm thức nhân loại".
Về phần độc giả, mỗi người có thể đồng ý hoặc bất đồng với những nhận định của Osho, thậm chí nghi ngờ tính chân thực của những câu chuyện ông kể.
Nhưng hành trình đọc Trò chuyện với vĩ nhân chắc chắc là một trải nghiệm không nhàm chán và biết đâu sẽ đem đến cho bạn cơ hội nhìn thấy thế giới qua một góc nhìn rất khác.
***
Tóm tắt:
Trò chuyện với vĩ nhân là một cuốn sách của Osho, tổng hợp những cuộc gặp gỡ tưởng tượng của ông với 20 nhà tư tưởng và triết gia nổi tiếng nhất lịch sử loài người. Trong mỗi cuộc gặp gỡ, Osho kể lại tiểu sử và những điển tích thú vị của mỗi vĩ nhân, đồng thời bình luận sắc bén về những tư tưởng "đi ngược số đông" của họ.
Review:
Trò chuyện với vĩ nhân là một cuốn sách thú vị và kích thích tư duy. Osho là một người có tầm nhìn và tư duy độc đáo, ông đã mang đến cho độc giả những góc nhìn mới mẻ về những vĩ nhân mà họ đã từng biết đến.
Cuốn sách đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời và tư tưởng của những vĩ nhân, đồng thời giúp họ nhìn nhận lại thế giới xung quanh theo một cách mới.
Đánh giá:
Trò chuyện với vĩ nhân là một cuốn sách đáng đọc cho những ai quan tâm đến triết học, tâm linh và những vấn đề nhân sinh. Cuốn sách sẽ giúp bạn mở mang tầm nhìn và suy nghĩ về thế giới xung quanh theo một cách mới.
Một số ý kiến đánh giá khác:
"Trò chuyện với vĩ nhân là một cuốn sách rất hay. Osho đã mang đến cho tôi những góc nhìn mới mẻ về những vĩ nhân mà tôi đã từng biết đến. Tôi rất thích cách Osho bình luận sắc bén về những tư tưởng của họ."
"Trò chuyện với vĩ nhân là một cuốn sách kích thích tư duy. Osho đã khiến tôi phải suy ngẫm về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Tôi rất thích cách Osho nhìn nhận thế giới."
"Trò chuyện với vĩ nhân là một cuốn sách đáng đọc cho những ai quan tâm đến triết học và tâm linh. Cuốn sách sẽ giúp bạn mở mang tầm nhìn và suy nghĩ về thế giới xung quanh theo một cách mới."
Nhìn chung, Trò chuyện với vĩ nhân là một cuốn sách đáng đọc cho những ai quan tâm đến triết học, tâm linh và những vấn đề nhân sinh. Cuốn sách sẽ giúp bạn mở mang tầm nhìn và suy nghĩ về thế giới xung quanh theo một cách mới.
***
N
gay từ đầu, tâm trí của bạn đã bị lạc lối, đã bị phân luồng hướng tới những mục đích thực dụng. Bạn được dạy toán học, bạn được dạy lịch sử, địa lý. Giờ đây, lịch sử chỉ là một mớ kiến thức hạn hẹp, vô nghĩa. Sao phải tìm hiểu về Genghis Khan, Tamburlaine, Nadir Shah, Alexander, Napoleon? Để làm gì? Những người này đã giúp gì cho tâm thức nhân loại?
Trong sách lịch sử, bạn sẽ không tìm thấy Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử, Ko Hsuan, dù chỉ ở phần chú thích. Những người này mới chính là nền móng cho tâm thức nhân loại, họ mới chính là niềm hy vọng thật sự. Nhưng tên tuổi của họ thậm chí còn không được nhắc đến. Các nhà sử học luôn khiến bạn nghi ngờ về sự tồn tại của Jesus, liệu Krishna là nhân vật lịch sử hay chỉ là truyền thuyết, liệu Mahavira có thật hay chỉ được hư cấu, liệu Đức Phật có đi lại trên mặt đất hay chỉ là sự mô phỏng từ giấc mơ của bạn, niềm khát khao của bạn?
Sigmund Freud nói rằng họ là người giúp con người hoàn thiện giấc mơ. Chúng ta muốn có những người giống như họ, nhưng một vài người trong số họ không thực sự tồn tại và cho dù có tồn tại, họ cũng sẽ không giống như những gì chúng ta đã mô tả. Đó là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa Freud và học trò của ông là Carl Gustav Jung; sự bất đồng quan điểm đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Freud là người rất thực tế, còn Jung lại quá nghệ sĩ. Jung có niềm tin mãnh liệt vào thần học và không trông mong gì ở lịch sử. Và tôi hoàn toàn đồng ý với Jung về điều này.
Tất cả những điều thần bí trên thế gian này gần đúng với sự thật hơn những thứ được gọi là lịch sử. Nhưng thay vì dạy môn thần học, chúng ta lại dạy con cái mình về lịch sử. Chúng ta dạy chúng toán học, không phải thơ ca. Và chúng ta truyền đạt chút thơ ca ít ỏi đó bằng cách nhồi nhét khiến bọn trẻ chán đến mức sau khi rời khỏi ghế nhà trường, chúng không bao giờ muốn đọc Shakespeare, không bao giờ muốn nhìn vào các tác phẩm của Milton một lần nào nữa. Những điều mà bọn trẻ quan tâm không được khuyến khích, chúng không thể trở nên thi vị hơn, chúng không còn quan tâm đến thơ ca. Chúng không được cổ vũ để trở nên sáng tạo hơn, không được học cách thi vị hóa cuộc sống.
Các học giả rất giỏi trong việc phá hủy những thứ tốt đẹp bằng những lời bình luận, diễn giải, bằng thứ được gọi là kiến thức. Họ khiến cho mọi thứ trở nên nặng nề đến mức với họ, ngay cả thơ ca cũng kém thi vị.
Tôi không tham dự bất kỳ lớp văn thơ nào khi còn là sinh viên. Thầy trưởng khoa liên tục gọi tôi lên nhắc nhở và nói: “Cậu tham dự các lớp học khác, nhưng tại sao cậu không bao giờ có mặt ở các buổi học thơ?”.
Tôi đáp: “Bởi vì em luôn muốn nuôi dưỡng niềm yêu thích thơ ca của mình. Em yêu thơ, vậy nên em không tham dự. Và em biết rõ rằng các giáo sư chẳng thi vị chút nào, họ chưa từng biết đến thơ ca thực sự. Em hiểu rõ họ. Thầy dạy thơ trong trường chính là người hay đi dạo cùng em mỗi sáng. Em chưa bao giờ thấy ông ấy ngắm nhìn cây cối, lắng nghe chim hót, ngắm bình minh…”.
Và tại ngôi trường nơi tôi từng học, bình minh và hoàng hôn ở đó đẹp vô cùng. Trường nằm trên một ngọn đồi, được bao quanh bởi những ngọn đồi nhỏ hơn. Tôi đã đi khắp Ấn Độ, nhưng chưa nơi nào tôi nhìn thấy cảnh bình minh và hoàng hôn đẹp đến vậy. Không hiểu vì lý do gì mà sắc màu hoàng hôn cũng như bình minh ở trường Đại học Saugar này đẹp đến mức ngay cả một người mù cũng có thể cảm nhận được điều gì đó thật tuyệt đang diễn ra.
Thế nhưng, tôi chưa bao giờ thấy giáo viên dạy thơ đứng lại ngắm hoàng hôn, dù chỉ trong chốc lát. Và bất cứ khi nào thấy tôi ngắm bình minh, hoàng hôn hay ngắm nhìn cây cối, chim chóc, ông ấy đều hỏi: “Sao cậu ngồi đây? Cậu đến đây để đi dạo, để tập thể dục cơ mà!”.
Tôi trả lời: “Em không đến đây để tập thể dục. Thầy mới là người tập thể dục; với em, đây chính là tình yêu”.
Rồi khi trời mưa, thầy ấy cũng không bao giờ xuất hiện. Do đó, mỗi khi trời mưa, tôi đều đến gõ cửa phòng thầy và nói: “Nhanh lên thầy ơi!”.
Ông ấy sẽ nói: “Nhưng trời đang mưa!”.
Tôi đáp: “Đây là thời điểm đẹp nhất để đi dạo, bởi vì đường phố hoàn toàn vắng lặng. Và được đi dạo khi trời đang mưa, mà không cần che dù, là một trải nghiệm thật tuyệt, thật nên thơ!”.
Thầy ấy cho rằng tôi bị điên, nhưng một người chưa từng đi dưới mưa, ngồi dưới bóng cây sẽ không thể nào hiểu được thơ ca. Tôi nói với thầy trưởng khoa rằng: “Người giáo viên này không thi vị; ông ấy hủy hoại tất cả. Ông ấy quá học thuật, còn thơ ca là một hiện tượng phi học thuật nên cả hai chẳng có điểm chung nào cả”.
Trường học hủy hoại sự quan tâm và tình yêu của mọi người đối với thơ ca. Chúng phá hỏng toàn bộ ý tưởng về một cuộc sống đúng nghĩa; chúng biến thơ ca ngày càng giống như một món hàng. Chúng dạy bạn cách kiếm tiền nhưng lại không dạy bạn cách sống thật sâu sắc, thật trọn vẹn. Và từ đây, có lẽ bạn đã có được ý niệm thoáng qua về Đạo. Từ đây, những cánh cửa nhỏ sẽ mở ra để đưa ta tới sự tối thượng. Bạn được dạy về giá trị của tiền bạc, không phải giá trị của một đóa hồng. Bạn được dạy về giá trị của một người đứng đầu đất nước, không phải giá trị của một nhà thơ, một họa sĩ, một ca sĩ, một vũ công.
Thế nhưng, chúng ta lại rất lo sợ đánh mất chính mình, và cứ mãi nuôi dưỡng cái tôi, cái bản ngã theo ngàn lẻ một cách. Chúng ta chỉ làm hai việc: đóng hết các cửa sổ, cửa lớn để trốn khỏi ánh mặt trời, mặt trăng, các vì sao, gió, mưa, chim chóc, cây cối, tình yêu, vẻ đẹp, chân lý. Chúng ta đóng hết các cánh cửa, tạo ra quanh mình một nấm mồ. Chúng ta đang trở thành các đơn tử Leibnitz, những cái kén không cửa. Cuộc sống bị đóng băng. Đó là việc thứ nhất mà chúng ta cứ làm hoài làm mãi. Việc thứ hai là dựng lên những bức tường ngày càng dày bằng cạnh tranh, bằng tham vọng: kiếm thật nhiều, thật nhiều tiền; dù có cần thiết hay không, điều đó không quan trọng.
Theo bạn, những người giàu nhất thế giới có cần thêm tiền không? Hiện tại, họ sở hữu nhiều, rất nhiều tiền, nhiều hơn mức có thể sử dụng hết. Nhưng khao khát có nhiều hơn nữa không bao giờ dừng lại, bởi không phải vì họ cần tiền, mà vì họ muốn dựng những bức tường dày hơn quanh bản ngã. Họ không ngừng cạnh tranh nhau. Cạnh tranh tạo ra xung đột. Xung đột giúp duy trì sự tồn tại của bản ngã.
Lịch sử chỉ biết về những va chạm, lịch sử chỉ biết đến những mối nguy hại. Lịch sử chỉ biết đến những kẻ gieo rắc đau thương. Lịch sử chỉ biết đến những kẻ điên, bởi vì lịch sử chỉ ghi chép khi có điều gì đó không đúng xảy ra. Khi mọi thứ nhẹ nhàng trôi qua trong sự hài hòa tuyệt đối, nó nằm ngoài dòng chảy của lịch sử.
Lịch sử không nói nhiều về Jesus, thực tế là không có gì cả. Nếu Kinh thánh không tồn tại, sẽ chẳng có một ghi chép nào về Jesus. Và tôi muốn nói với bạn rằng nhiều người giống Jesus đã tồn tại, nhưng chúng ta không có một ghi chép nào về họ. Không một dòng chú thích. Họ nhu mì, trầm lặng. Họ chan hòa, sâu sắc đến mức không một gợn sóng nào xuất hiện quanh họ. Họ đến và đi, thậm chí không để lại một dấu chân nào.
Lịch sử không có những ghi chép nào về Đức Phật. Đó là lý do vì sao khi bạn nghe về Đức Phật hoặc Mahavira, hoặc Zarathustra, họ đều trông giống như là những nhân vật thần thoại, không phải là những nhân vật lịch sử. Như thể họ chưa bao giờ tồn tại, hoặc chỉ tồn tại trong giấc mơ của con người, hoặc chỉ tồn tại trong bài thơ của một vài người mộng mơ, giàu trí tưởng tượng nào đó. Họ trông như là những niềm mơ ước. Họ giống như những gì mà con người mong muốn trở thành.
Nhưng họ là những con người bằng xương bằng thịt. Họ thật đến mức không để lại một dấu vết nào.
Mời các bạn mượn đọc sách Trò Chuyện Với Vĩ Nhân của tác giả Osho.