Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Binh Pháp Tôn Tử Trong Kinh Doanh

Tóm tắt, Review và Đánh giá sách Binh Pháp Tôn Tử Trong Kinh Doanh của tác giả Becky Sheetz-Runkle & Hoàng Huấn (dịch):

Trong thương trường khốc liệt, các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng bị đè bẹp bởi quy mô và nguồn lực khiêm tốn. Tuy nhiên, đã đến lúc chủ các doanh nghiệp nhỏ tìm hiểu cách thức nắm bắt các lĩnh vực quan trọng, phục vụ các nhu cầu chưa được đáp ứng và giành chiến thắng.

Vậy làm thế nào để thay đổi những mưu lược trong Binh pháp cho phù hợp để cạnh tranh với các đối thủ, cũng như giữ doanh nghiệp nhỏ của mình phát triển yên ổn và xây dựng nó thành một đế chế khổng lồ?

Binh pháp Tôn Tử trong Kinh doanh chính là tập hợp những chiến thuật dành cho các lực lượng nhỏ hơn có thể sử dụng để chiến thắng đối phương mạnh hơn mình. Binh pháp chỉ ra cách nhận biết và nắm lấy cơ hội, đồng thời cũng hướng dẫn bạn cách tạo ra các điều kiện thuận lợi để giành chiến thắng. Nó có thể giúp bạn giành lợi thế trong từng cơ hội.

Đề tài trọng tâm và lâu dài của Tôn Tử là về việc trang bị cho một lực lượng nhỏ hơn để vượt qua được đối thủ lớn hơn. Bằng các kế sách quân sự kinh điển của Tôn Tử và những ví dụ đầy cảm hứng về thành công của các doanh nghiệp, Binh pháptập trung vào các bài học sau:

• Chọn đúng địa bàn cho các trận chiến của bạn

• Tận dụng điểm mạnh mà bạn đang có trong khi khắc phục hạn chế

• Nắm bắt mọi cơ hội, tìm điểm yếu nhất của đối thủ và tấn công

• Tập trung các ưu tiên và nguồn lực vào việc giải quyết các khó khăn, thử thách trước mắt

• Chọn những nơi không có kẻ thù

• Xây dựng và thúc đẩy các liên minh chiến lược

Cuốn sách này sẽ hướng dẫn cho bạn áp dụng các chiến thuật đó một cách hiệu quả. Và cho thấy rằng bạn sẽ tạo nên sự khác biệt nếu chịu từ bỏ những thói quen để làm theo các nguyên tắc mới hoàn toàn trái ngược với những gì trước đây. Vô số các nhà lãnh đạo quân sự, chính trị và kinh doanh trên khắp thế giới đã thay đổi chúng cho phù hợp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày để vượt qua và vượt xa các đối thủ lớn hơn họ.

Đây là cuốn sách dành cho các nhà khởi nghiệp và nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ đầy tham vọng đang phải chiến đấu với những gã khổng lồ, cũng như mưu cầu phát triển doanh nghiệp của mình trở thành những thế lực lớn trong ngành nghề đang kinh doanh.

BOX:

Becky Sheetz Runkle là một diễn giả về kinh doanh, bậc thầy võ thuật và là một diễn giả hấp dẫn cho các tập đoàn kinh doanh và các nhóm kinh doanh của phụ nữ. Các khóa đào tạo của cô được đánh giá cao vì đã thay đổi cách phụ nữ tiếp cận và sống hết mình trong sự nghiệp. Là chuyên gia về chiến lược của Tôn Tử, cô nói chuyện với tất cả mọi người. Các khách hàng của cô bao gồm Delta Airlines, Oscar Mayer, Engility Corporation, Hiệp hội phụ nữ quốc tế về dịch vụ cứu hỏa và khẩn cấp (I-Women), Hiệp hội chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ, Hiệp hội cựu sinh viên Học viện Hải quân Hoa Kỳ…

Tôn Tử sống cùng thời với Khổng Tử. Người ta tin rằng ông sống từ năm 544 tới năm 496 trước Công nguyên, gần cuối giai đoạn lịch sử Xuân Thu, trong thời kỳ nhiễu nhương, hỗn loạn ở Trung Hoa. Tôn Tử là danh xưng mà hậu thế trân trọng gắn liền với cuốn binh thư của ông. Tên thật của ông là Tôn Vũ. Ông sinh ra trong dòng dõi quý tộc. Vốn là người chuyên tâm nghiên cứu về lý thuyết quân sự, ông chuyển tới nước Ngô do sức mạnh quân sự của nước này ngày càng mạnh mẽ. Do khâm phục tài năng của Tôn Tử, Ngô Vương phong ông làm quân sư, phụ trách kỷ luật quân đội và hỗ trợ tướng Ngũ Tử Tư trong việc đưa ra quốc sách nhằm bành trướng lãnh thổ.

Binh pháp là cuốn binh thư ra đời sớm nhất và tồn tại lâu nhất, đồng thời là một trong những tác phẩm lỗi lạc nhất về chiến trường. Đây được xem là sách hướng dẫn xác thực về các hoạt động chính trị và quân sự ở vùng Viễn Đông. Cho tới nay, tác phẩm trở thành chuyên luận xuất chúng và thường xuyên được nghiên cứu trong lĩnh vực quân sự, chính trị và thương mại trên toàn thế giới. Binh pháp là cuốn sách bắt buộc phải đọc trong nhiều trường kinh doanh và học viện quân sự, đồng thời là tài liệu cốt lõi cho các lãnh đạo doanh nghiệp.

***

Binh pháp Tôn Tử trong Kinh doanh được viết chủ yếu dựa theo bản dịch của Lionel Giles. Tôi cũng rất biết ơn Thomas Huynh vì đã dịch và chú giải cho cuốn The Art of War: Spirituality for Conflict do SkyLight Paths Publishing xuất bản. Ông ấy đã hào phóng cho phép tôi trích sử dụng nhiều đoạn văn từ tác phẩm của ông trong cuốn sách này. Thomas rất am hiểu về Tôn Tử và là nguồn khích lệ cho tôi; đồng thời, góc nhìn của ông đã mang đến một cách nhìn sâu sắc hơn về vị tướng - triết gia nổi danh này. Tôi đã tham khảo bản dịch phổ biến của Samuel B. Griffith thuộc Đại học Oxford, cũng như phiên bản được Steven Michaelson giới thiệu tại hội nghị chuyên đề của Hội Nghiên cứu về Binh pháp Tôn Tử ở Bắc Kinh. Tôi cũng dựa vào tác phẩm Sun-Tzu: Art of War – The New Translation của tác giả J. H. Huang do Harper Paperbacks xuất bản, cho một số phần dịch cũng như bối cảnh lịch sử còn mơ hồ.

Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến từng tác giả nói trên đối với sự đóng góp của họ cho tài liệu của Tôn Tử, cũng như sự hướng dẫn của họ khi triển khai viết tác phẩm này.

***

Tóm tắt:

Binh pháp Tôn Tử Trong Kinh doanh là một cuốn sách áp dụng những chiến lược quân sự của Tôn Tử vào thế giới kinh doanh. Cuốn sách dành cho các nhà khởi nghiệp và nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ đang phải cạnh tranh với những gã khổng lồ.

Review:

Cuốn sách được viết một cách dễ hiểu và dễ tiếp cận. Các tác giả đã sử dụng những ví dụ thực tế từ các doanh nghiệp thành công để minh họa cho các chiến lược của Tôn Tử.

Đánh giá:

Cuốn sách là một nguồn tài nguyên quý giá cho các nhà khởi nghiệp và nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ. Nó cung cấp những lời khuyên hữu ích về cách:

  • Chọn đúng địa bàn cho các trận chiến của bạn
  • Tận dụng điểm mạnh của bạn trong khi khắc phục hạn chế
  • Nắm bắt mọi cơ hội và tấn công điểm yếu của đối thủ
  • Tập trung vào các ưu tiên và nguồn lực
  • Chọn những nơi không có kẻ thù
  • Xây dựng và thúc đẩy các liên minh chiến lược

Một số ý kiến đánh giá khác:

  • Ý kiến 1:

"Cuốn sách rất hay và thực tế. Các chiến lược của Tôn Tử có thể được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ là kinh doanh. Tôi rất thích cách các tác giả đã sử dụng những ví dụ thực tế để minh họa cho các chiến lược này."

  • Ý kiến 2:

"Cuốn sách rất hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ. Nó cung cấp những lời khuyên thực tế về cách cạnh tranh với những gã khổng lồ."

  • Ý kiến 3:

"Cuốn sách hơi khó hiểu ở một số chỗ, nhưng nhìn chung vẫn rất hay. Tôi sẽ giới thiệu nó cho các nhà khởi nghiệp và nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ."

Kết luận:

Binh pháp Tôn Tử Trong Kinh doanh là một cuốn sách hữu ích cho các nhà khởi nghiệp và nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ. Nó cung cấp những chiến lược và lời khuyên thực tế giúp bạn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh.

***

Hãy tưởng tượng quân sư bậc thầy Tôn Tử vẫn đang sống với chúng ta trong thời đại này. Hãy hình dung rằng, cũng như nhiều quân nhân khác, sau khi giải ngũ, ông ấy bước chân vào thương trường với tư cách là giám đốc điều hành (CEO) hoặc gia nhập đội ngũ điều hành của một doanh nghiệp nhỏ. Vậy ông ấy sẽ thay đổi những mưu lược trong Binh pháp như thế nào cho phù hợp để cạnh tranh với các đối thủ, cũng như giữ doanh nghiệp nhỏ của mình phát triển yên ổn và xây dựng nó thành một đế chế khổng lồ?

Đó là câu hỏi chính yếu của Binh pháp Tôn Tử trong Kinh doanh.

Các kế sách quân sự kinh điển của Tôn Tử trong Binh pháp sẽ mãi trường tồn. Nhiều doanh nghiệp và nhà điều hành đã thay đổi chúng cho phù hợp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Ngày nay, các chiến lược gia tài giỏi rất hay áp dụng kế sách của Tôn Tử vào cuộc sống, thường xuyên tới mức không nhận ra nguồn gốc của các chiến lược đó là từ những lời nói của bậc hiền triết hơn 2.500 năm trước. Họ sẽ gây tác động mạnh mẽ hơn đến mức nào nếu nghiên cứu khả năng điều binh khiển tướng của Tôn Tử và áp dụng nó một cách có chủ ý hơn? Bạn sẽ thấy hiệu quả hơn đến mức nào?

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ phải thông minh và kín đáo hơn những đối thủ có quy mô lớn và vững vàng hơn. Họ sẽ thất bại nếu cố gắng đọ sức với các “đại gia” trong từng đường đi nước bước. Và họ sẽ chết dần chết mòn nếu chỉ cố gắng vượt qua các cơn bão. Điều này đặc biệt đúng trong những ngành có tính cạnh tranh với biên độ nhỏ và đang co lại. Các doanh nghiệp nhỏ phải thắng các trận chiến và đạt được thành công bằng ngân sách rất eo hẹp và các nguồn lực tương đối ít. Tin vui là nếu những lời dạy của Tôn Tử được diễn dịch và giải thích một cách đúng đắn, chúng sẽ mang đến khả năng nhận thức sâu sắc để hướng dẫn và truyền cảm hứng về đường đi nước bước cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ, từ đó họ có thể đánh bại đối thủ cạnh tranh và thống trị thị trường.

Để mưu lược của Tôn Tử hữu quan hết mức có thể, Binh pháp Tôn Tử trong Kinh doanh đưa ra nhiều ví dụ về những kế sách trong tình huống cụ thể của các doanh nghiệp nhỏ. Trong hầu hết (dù không phải tất cả) trường hợp, những người đang làm việc đó có thể vô tình bắt chước bậc thầy của chúng ta mà không hề hay biết, nhưng cho dù vậy, họ vẫn được hưởng lợi từ cách làm của mình. Vài doanh nghiệp trong số đó đã không đạt được mục tiêu trong quá trình phát triển, và số còn lại có thể thân bại danh liệt về sau, dù là tạm thời hay mãi mãi. Nhưng bạn đừng phạm sai lầm mà bạn vốn có thể tránh được nhờ học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ những chuyện đã xảy ra.

Binh pháp Tôn Tử trong Kinh doanh là cuốn sách dành cho các nhà khởi nghiệp và nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ đầy tham vọng đang phải chiến đấu với những gã khổng lồ, cũng như mưu cầu phát triển doanh nghiệp của mình trở thành những thế lực lớn trong ngành nghề đang kinh doanh. Tác phẩm này cũng dành cho những người nghiên cứu về Tôn Tử và đang tìm kiếm hướng điều chỉnh độc đáo để phù hợp với lực lượng nhỏ hơn. Đây là công trình nghiên cứu toàn diện về kiệt tác của Tôn Tử, nhắm tới việc ứng dụng cho đội nhóm nhỏ và minh họa bằng các câu chuyện thành công thực tế. Binh pháp chính là tập hợp những chiến thuật dành cho các lực lượng nhỏ hơn có thể sử dụng để chiến thắng đối phương. Cuốn sách này nhằm hướng dẫn cho bạn áp dụng các chiến thuật đó.

BINH PHÁP TÔN TỬ TRONG NHU THUẬT(1)

(1) Nhu thuật (柔術 ; Jujitsu, Jiu-Jitsu) dùng sự khéo léo, uyển chuyển, dịu dàng của cơ thể để chế ngự sức mạnh của đối thủ. Đây không phải là một môn võ riêng lẻ mà là tổng hợp các kỹ năng đỉnh cao của nhiều môn phái võ thuật cổ truyền của người Nhật Bản.

Năm 1990, tôi đã học bài quyền võ thuật đầu tiên. Khi đó, tôi được mười lăm tuổi và đó là khoảnh khắc thay đổi cuộc đời tôi. Hầu hết mọi người học karate, tae kwon do, nhu thuật,… và nếu thích môn võ đó, họ đều muốn học lên tới đai đen. Nhưng tôi thì không. Chính là trong quá trình học lớp võ thuật Tang Soo Do(2)đầu tiên ở Câu lạc bộ Karate Mặt trời mọc (hiện đã đóng cửa) mà tôi biết mình muốn theo đuổi con đường võ thuật. Tôi muốn học hỏi, nghiên cứu võ thuật để trở thành một võ sư. Và ngay đêm đầu tiên, tôi biết rằng một ngày nào đó tôi sẽ có võ đường của riêng mình. Hơn hai mươi năm và sau khi đạt được một số đai đen, tôi vui mừng vì ước mơ trở thành sự thật và niềm đam mê đó có thể tiếp tục bùng cháy. Tôi dạy tại một dojo (phòng tập) nhỏ ngay tại tư gia cho một nhóm võ sinh chọn lọc. Song câu chuyện không diễn ra như dự tính.

(2) Môn võ của Hàn Quốc được phát triển từ karate. (ND)

Ngay từ những ngày mới bắt đầu, tôi may mắn tìm thấy một võ đường karate tuyệt vời do hai võ sư phi thường là John Weaver và Jack Lynch phụ trách. (Đã từ lâu, hai vị này không còn dạy võ nữa.) Họ đã giúp tôi khởi hành trên con đường theo đuổi võ thuật của mình. Tôi cực kỳ hăng say với karate và tập luyện vô cùng nghiêm túc. Khi đó, tôi rất trẻ và linh hoạt, và tung những cú đấm và đá khá tốt. Tôi cũng đi các bài quyền(3) khá giỏi. Đó là chuỗi động tác bắt buộc cần thực hành thường xuyên. Nhưng thường thì tôi luyện tập đấu đối kháng lại không tốt. Tôi không sợ đấu, cũng không sợ ăn đòn nhiều. Song vấn đề mấu chốt là khi tôi đấu trực diện với đối thủ khỏe mạnh và cao lớn hơn, họ gần như luôn đánh bại tôi. Họ đấm khỏe hơn. Họ đá mạnh hơn. Tôi không thể dụng lực để thắng được họ. Tôi cũng không thể vật họ ngã xuống. Kỹ thuật của tôi dù thuần thục cũng không thể nào chọi lại với những đối thủ mạnh mẽ và to con hơn. Cho dù tôi có tập luyện và cố gắng hết sức đi nữa, những công cụ mà tôi áp dụng chẳng làm tôi tới gần mục tiêu là tự bảo vệ bản thân an toàn. Sau khi Câu lạc bộ Karate Mặt trời mọc đóng cửa, tôi học ở một số võ đường karate khác quanh nơi tôi sống tại hạt Lancaster, Pennsylvania.

(3) Kata: Các thế võ liên động được cách điệu có hệ thống thành từng bài quyền.

Khi học đại học ở Philadelphia, tôi đã gặp Sensei(4) Randy Hutchins. Ông ấy dạy nhu thuật – đặc biệt hơn là nhu thuật Sho Bushido Ryu, một môn võ hiệp khí nhu thuật(5) nhấn mạnh các khái niệm như làm kẻ tấn công mất thăng bằng và dùng sức lực của kẻ đó để chống lại chính hắn. Trong khi môn karate mà tôi học dựa trên nguyên tắc đường thẳng, thì nhu thuật dựa trên đường tròn. Trong khi karate tung ra một loạt đòn tấn công mạnh mẽ, thì nhu thuật lại mềm dẻo, với một động tác khởi đầu và một động tác kết thúc, không thực sự có những bước ở giữa. Mỗi kỹ thuật là một động tác.

(4) Sensei: thường dùng để chỉ võ sư hay người hướng dẫn võ thuật Nhật Bản (như karate hoặc judo).

(5) Aiki Jujitsu, hay còn gọi là hiệp khí nhu thuật, được xem là môn võ tự vệ không có tính tấn công, và được xây dựng trên nền tảng khoa học vật lý về luật thăng bằng, sức ly tâm, quy luật đòn bẩy và đặc biệt là lợi dụng những chỗ quan yếu đã được nghiên cứu kỹ để chế ngự, khống chế đối phương, với một quan niệm về võ đạo hết sức rõ ràng đó là: Quý trọng con người.

Môn karate mà tôi đã học dựa trên nguyên tắc lực đối kháng lực. Tức là kẻ tấn công tung ra một cú đánh mạnh và bạn khóa đòn, sau đó tung ra đòn của mình. Đối với tôi, khi gặp đối thủ mạnh hơn, tôi thường ở thế thua hơn là ngang cơ với họ. Đó luôn là vấn đề dù tôi có tập luyện bao nhiêu đi nữa. Tôi đã cố gắng nhiều năm để áp dụng hiệu quả mô hình lực-đối-lực và thất bại. Thật vô cùng chán nản khi dồn mọi nỗ lực vào một điều gì đó mà chẳng nhận được kết quả tương xứng với sức lực và tâm huyết của mình. Tuy nhiên, trải nghiệm của tôi với nhu thuật thì hoàn toàn khác biệt do nó không dựa trên nguyên tắc lực đối lực. Thay vào đó, bạn nhượng bộ lực của kẻ tấn công, làm hắn mất thăng bằng, phương hướng và khiến hắn phải phục tùng. Và nếu thực hiện đúng, động tác sẽ không hề khiến bạn tốn sức. Tôi nhận thấy môn võ thuật này thích hợp với mình hơn để chuẩn bị cho những tình huống tự vệ đầy khó khăn, cũng như để đối phó với đối thủ mạnh mẽ và to lớn hơn. Song, học nhu thuật rất khó khăn. Các thế võ karate mà tôi thành thạo lại có vẻ dễ dàng hơn. Từ bỏ những nguyên tắc quen thuộc để làm theo các nguyên tắc mới hoàn toàn trái ngược với những gì tôi đã biết là việc rất khó chịu và đáng sợ. Nhưng điều đó đã tạo nên sự khác biệt.

Hành trình nghiên cứu võ thuật của tôi đòi hỏi một số thay đổi nghiêm túc và bất ngờ khiến tôi thắc mắc về những gì mình đã biết và hiểu. Và những trải nghiệm của tôi có liên quan tới doanh nghiệp nhỏ của bạn như thế nào? Tương tự như vậy, có thể bạn cần tiến hành một số thay đổi “đau thương” và bỏ đi một số thói quen đã gắn bó, cũng như những thông lệ mà bạn có lẽ đã xem như là chân lý. Những điều đó cần phải được thay thế bằng một tinh thần linh động, khả năng thích ứng và sẵn sàng làm những việc khác biệt với những việc bạn thường làm (trong một số trường hợp là gần như hoàn toàn khác biệt) để sự đổi mới có thể thành công. Bạn cần có ý thức rõ ràng về các mục tiêu chiến lược của mình và bức tranh sâu sắc về doanh nghiệp cũng như các đối thủ, điều vốn dĩ đó đòi hỏi bạn phải đánh giá trung thực về thương trường của bạn. Hãy để Binh pháp của Tôn Tử soi sáng con đường đó giúp bạn.

Mời các bạn mượn đọc sách Binh Pháp Tôn Tử Trong Kinh Doanh của tác giả Becky Sheetz-Runkle & Hoàng Huấn (dịch).