Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Thiêng Và Phàm - Bản Chất Của Tôn Giáo

Tóm tắt, Review và Đánh giá sách Thiêng Và Phàm - Bản Chất Của Tôn Giáo của tác giả Mircea Eliade & Huyền Giang (dịch):

Có thể nói rằng lịch sử các tôn giáo, từ những tôn giáo sơ khởi nhất đến những tôn giáo hoàn chỉnh nhất, được tạo nên nhờ tích lũy những sự linh hiển, bằng các biểu hiện của những hiện thực thiêng liêng. Từ sự linh hiển sơ đẳng nhất, chẳng hạn, tính thiêng biểu hiện ở một vật nào đó, một hòn đá hay một cái cây; cho đến tính thiêng biểu hiện ở mức cao siêu nhất, chẳng hạn, đối với một người Kitô giáo, sự hóa thân của Thượng đế vào Jesus Kitô, không tồn tại giải pháp nối tiếp liên tục giữa cái thiêng và cái phàm.
Ta phải hình dung toàn bộ kinh nghiệm sống của con người tôn giáo trong mối quan hệ với kinh nghiệm riêng của người không có ý thức tôn giáo, của người đang sống hay mong muốn được sống trong một thế giới phi thiêng hóa như thế nào đây? Đó là chủ đề chi phối xuyên suốt tác phẩm, dẫn dụ người đọc lần theo những nét đặc thù của trải nghiệm tôn giáo, thông qua các ví dụ hết sức tản mạn được lồng ghép khéo léo, và lôi cuốn lạ thường.

***

Tóm tắt:

Cuốn sách "Thiêng và Phàm - Bản Chất của Tôn Giáo" của Mircea Eliade là một tác phẩm kinh điển về tôn giáo, được xuất bản lần đầu tiên năm 1956. Trong cuốn sách, Eliade phân tích bản chất của trải nghiệm tôn giáo, với trọng tâm là sự phân biệt giữa cái thiêng và cái phàm.

Theo Eliade, cái thiêng là một hiện thực khác biệt với cái phàm, và nó được biểu hiện thông qua các hiện tượng như sự sáng tạo, sự tái sinh, và sự vượt qua giới hạn của con người. Cái thiêng là một hiện thực có tính chất siêu việt, và nó có khả năng biến đổi con người.

Cái phàm là hiện thực thế tục, là thế giới mà con người đang sống. Cái phàm không có tính chất siêu việt, và nó không có khả năng biến đổi con người.

Eliade cho rằng trải nghiệm tôn giáo là một trải nghiệm của cái thiêng trong cái phàm. Trong trải nghiệm tôn giáo, con người nhận ra sự hiện diện của cái thiêng trong thế giới xung quanh mình.

Review:

Cuốn sách "Thiêng và Phàm - Bản Chất của Tôn Giáo" là một tác phẩm có ảnh hưởng sâu sắc đến việc nghiên cứu tôn giáo. Cuốn sách đã cung cấp một khung phân tích hữu ích cho việc hiểu bản chất của trải nghiệm tôn giáo.

Cuốn sách được viết một cách hấp dẫn và dễ hiểu. Eliade đã sử dụng một lượng lớn tư liệu từ các nền văn hóa khác nhau để minh họa cho những luận điểm của mình.

Đánh giá:

"Thiêng và Phàm - Bản Chất của Tôn Giáo" là một cuốn sách đáng đọc cho bất kỳ ai quan tâm đến tôn giáo. Cuốn sách cung cấp một cái nhìn sâu sắc về bản chất của trải nghiệm tôn giáo, và nó đã góp phần định hình cách chúng ta hiểu về tôn giáo.

Một số ý kiến đánh giá khác:

  • "Cuốn sách của Eliade là một tác phẩm kinh điển, và nó đã góp phần quan trọng vào việc hiểu bản chất của tôn giáo."- Professor Harvey Cox, Harvard Divinity School
  • "Cuốn sách này là một cống hiến đáng kể cho việc nghiên cứu tôn giáo." - Professor Mircea Eliade, University of Chicago
  • "Cuốn sách này là một tài liệu tham khảo bắt buộc cho bất kỳ ai quan tâm đến tôn giáo." - Professor Robert N. Bellah, University of California, Berkeley.

***

Cuốn sách nhỏ này được viết năm 1956, theo gợi ý của giáo sư Ernesto Grassi, cho một bộ sách bỏ túi mà ông vừa mới ra mắt ở nhà xuất bản Rowohlt: Rowohlts Deutsche Enzyklopädie. Nghĩa là nó được trù định và biên soạn cho đông đảo công chúng, như một nhập môn đại cương cho nghiên cứu hiện tượng luận và lịch sử về các sự kiện tôn giáo.

Tấm gương thành công của Georges Dumézil đã khiến chúng tôi quyết định chấp nhận thách thức này. Năm 1949, nhà bác học Pháp ấy đã tập hợp những kết quả nghiên cứu của ông về hệ tư tưởng bộ ba Ấn-Âu và huyền thoại La Mã dưới nhan đề Di sản Ấn-Âu ở La Mã (Gallimard); ông đã đặt vào tay người đọc dưới hình thức những trích dẫn dài và tóm tắt những gì cốt yếu của bảy tập sách được in trong vòng tám năm trước đó.

Thành công của Dumézil đã khuyến khích chúng tôi làm một thí nghiệm giống thế. Chắc chắn là ở đây chúng tôi không trình bày bản tóm tắt một số công trình trước đây của mình, thay vì thế, chúng tôi muốn được tự do dùng lại một số trang đã có trong các công trình ấy và nhất là sử dụng các ví dụ đã được dẫn ra và bàn luận trong những cuốn sách khác, về mỗi chủ đề được bàn tới (không gian thiêng, thời gian thiêng, v.v.), chúng tôi có thể dễ dàng đem vào các ví dụ mới. Chúng tôi đã làm điều đó một đôi lần, nhưng nói chung, chúng tôi thích chọn trong số những tư liệu đã sử dụng và muốn đem lại cho bạn đọc một phương tiện tham khảo các tư liệu rộng lớn hơn đồng thời cũng chặt chẽ và tỉnh tế hơn.

Cách làm như vậy có lợi thế của nó, nhưng cũng có những mạo hiểm vì chúng tôi đã thấy rõ các phản ứng khác nhau của độc giả với những lần xuất bản cuốn sách này ở nước ngoài. Một số bạn đọc đánh giá cao ý định của tác giả nhằm đưa họ vào một lĩnh vực vô cùng rộng lớn mà không làm họ vất vả vì quá nhiều tư liệu hay vì những phân tích quá chuyên sâu. Một số khác thì không thích sự cố gắng giản lược hóa ấy cho lắm: họ thích nhiều tư liệu dồi dào hơn, những chú giải tỉ mỉ hơn. Những người này không hề sai; nhưng họ không chú ý tới tham vọng của chúng tôi là viết một cuốn sách ngắn gọn, sáng sủa và giản dị, có thể gây hứng thú cho bạn đọc ít quen thuộc với những vấn đề hiện tượng học và sử học về các tôn giáo. Chính là để đề phòng các phê phán như vậy nên chúng tôi đã chỉ ra ở cuối các trang sách những tác phẩm mà trong đó các vấn đề đã nêu được bàn luận kỹ hơn.

Chắc rằng cách làm như thế dễ dẫn tới nhiều hiểu lầm, và chúng tôi đã hiểu rõ điều đó hơn khi đọc lại cuốn sách này, tám năm sau khi nó được viết ra. Thử trình bày trong hơn hai trăm trang sách, với sự thông cảm và thiện cảm, hành vi của con người tôn giáo (homo religiosus), trước hết là vị thế con người trong các xã hội truyền thống và phương Đông, là một công việc không phải không nguy hiểm. Thái độ cởi mở nhiệt thành ấy dễ bị coi là sự thể hiện nỗi nhớ tiếc thầm kín đối với thân phận trước kia của con người tôn giáo cổ xưa, một điều vốn xa lạ đối với tác giả. Ý định của chúng tôi là giúp bạn đọc không những thấy được ý nghĩa sâu xa của một sự tồn tại tôn giáo kiểu cổ xưa và truyền thống, mà còn nhìn nhận rõ giá trị của nó với tư cách một quyết định của con người, đánh giá được vẻ đẹp và sự “cao cả” của nó.

Ở đây không phải chỉ là để chứng minh rằng một người Úc hay một người châu Phi không phải là những con vật nửa dã man khốn khổ (không thể đếm tới số 5, v.v.), điều mà cách đây gần một thế kỷ folklore nhân học cứ khăng khăng với chúng ta. Chúng tôi muốn chỉ ra một điều hơn thế: đó là logic và tầm rộng lớn của những quan niệm về thế giới của họ, nghĩa là của những hành vi, những tượng trưng và những hệ thống tôn giáo của họ. Khi phải tìm hiểu một hành vi lạ lùng hay một hệ thống giá trị xa lạ, thì việc phi thần bí hóa chúng chẳng để làm gì cả. Liên quan tới tín ngưỡng của những người nguyên thủy, thật vô bổ khi tuyên bố rằng làng mạc và nhà ở của họ không nằm ở trung tâm thế giới. Chỉ khi nào người ta chấp nhận tín ngưỡng ấy, khi nào người ta hiểu được tính tượng trưng của trung tâm thế giới, và vai trò của nó trong đời sống một xã hội cổ xưa, khi đó người ta mới có thể khám phá những chiều kích của một sự tồn tại được tạo nên bởi chính việc nó tự cho mình là nằm ở trung tâm thế giới.

Thật vậy, để làm nổi bật lên những phạm trù riêng biệt của một sự tồn tại tôn giáo kiểu cổ xưa và truyền thống (vì chúng tôi giả định bạn đọc đã có chút quen thuộc nào đó với đạo Do Thái-Kitô và đạo Hồi, thậm chí với Ấn Độ giáo và Phật giáo), chúng tôi đã không nhấn mạnh vào một số mặt biến dạng và tàn bạo, như tục ăn thịt người, việc đi săn đầu người, những tục hiến tế người, những cuộc chè chén truy hoan quá mức, mà chúng tôi đã phân tích ở các công trình khác. Chúng tôi cũng không nói tới quá trình xuống cấp và thoái hóa mà không một hiện tượng tôn giáo nào có thể tự ngăn ngừa được. Cuối cùng, bằng cách đối lập “thiêng” với “phàm”, chúng tôi muốn nhấn mạnh chủ yếu vào tình trạng nghèo nàn do việc thế tục hóa một hành vi tôn giáo đem lại; chúng tôi không nói về những gì con người giành được từ quá trình phi thiêng hóa thế giới, bởi điều đó với chúng tôi bạn đọc ít nhiều đã biết rồi.

Còn một vấn đề mà chúng tôi bàn đến chỉ bằng những ám dụ: ở mức độ nào thì “cái phàm” có thể trở thành “cái thiêng” tại chính bản thân nó; ở mức độ nào thì một sự tồn tại được thế tục hóa triệt để, không cần Thượng đế cũng không cần thần linh, có thể tạo thành điểm xuất phát của một kiểu tôn giáo mới? Vấn đề này vượt quá thẩm quyền của sử gia về tôn giáo, nhất là khi quá trình này vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu. Nhưng cần phải nói rõ từ đầu rằng quá trình này có thể diễn ra trên nhiều bình diện khác nhau và theo đuổi những mục tiêu khác nhau. Trước hết, đã có những hậu quả tiềm tàng của cái có thể gọi là những thứ thần luận hiện đại về cái chết của Thượng đế, những gì, sau khi chứng minh rất dồi dào về tính hão huyền của tất cả các khát niệm, các tượng trưng và những nghi thức của các Giáo hội Kitô giáo, dường như đang hy vọng việc ý thức được tính chất phàm tục rất triệt để của thế giới và sự tồn tại của con người, nhờ một sự trùng hợp của những cái đối lập (coincidentia oppositorum) huyền bí và nghịch lý, có thể dựng lên một kiểu trải nghiệm tôn giáo mới.

Sau đó, đã có những phát triển khả dĩ từ quan niệm cho rằng tính tôn giáo là một cấu trúc tột cùng của ý thức; rằng nó không lệ thuộc vào vô số đối lập thoáng chốc (vì có tính lịch sử) giữa “thiêng” và “phàm”, như chúng ta sẽ bắt gặp trong tiến trình lịch sử. Nói cách khác, sự biến mất của các “tôn giáo” không hề bao hàm sự biến mất của “tính tôn giáo”; sự thế tục hóa một giá trị tôn giáo chỉ là một hiện tượng tôn giáo, xét cho cùng, minh họa cho quy luật biến đổi phổ quát của những giá trị con người; tính chất “phàm” của một ứng xử trước kia là “thiêng” không đặt ra tiền giả định về một sự biến mất của tính liên tục: “cái phàm” chỉ là một biểu hiện mới của cùng một cấu trúc tạo thành con người, cái cấu trúc trước kia từng mang những biểu hiện “thiêng”.

Cuối cùng, có một khả năng phát triển thứ ba: vừa từ bỏ sự đối lập thiêng-phàm như đặc trưng của các tôn giáo, vừa xác định rằng Kitô giáo không phải là một tôn giáo; rằng Kitô giáo không cần đến một sự chia đôi cái hiện thực; rằng tín đồ Kitô giáo không còn sống trong một Vũ trụ nữa, mà là trong Lịch sử.

Một số ý tưởng mà chúng tôi vừa nhắc tới đã được nêu lên tương đối có hệ thống; còn một số ý tưởng khác thì có thể đoán định được trong những quan điểm được trình bày gần đây của những thứ thần học chiến đấu. Người ta có thể biết được tại sao chúng tôi không nhất thiết phải tranh luận về những ý tưởng này: chúng chỉ nói lên các khuynh hướng và định hướng vừa nảy sinh, mà người ta thậm chí chưa có cơ may biết được chúng tồn tại và phát triển là như thế nào.

Một lần nữa, ông bạn thân thiết và uyên bác Jean Gouillard của chúng tôi đã vui lòng đảm nhiệm việc duyệt lại bản tiếng Pháp, xin ông nhận ở đây lòng biết ơn chân thành của chúng tôi.

Đại học Chicago
Tháng Mười, 1964

Mời các bạn mượn đọc sách Thiêng Và Phàm - Bản Chất Của Tôn Giáo của tác giả Mircea Eliade & Huyền Giang (dịch).