Xuất phát từ hình nhà trên trống Đông Sơn, cuốn sách như một hành trình, đưa người đọc về với kiến trúc cổ truyền của nhiều tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á.
"Bằng phương pháp so sánh, và phân tích biểu tượng, chúng ta đã tìm ra được những hằng số của kiến trúc cổ Đông Nam Á, là các biểu tượng Âm Dương mang tính vũ trụ. Tìm hiểu sự hình thành của các biểu tượng đó, chúng ta đã đi xa hơn, đến với cuộc sống và tư duy nguyên thủy của cả nhân loại, đến với những công trình kiến trúc biểu tượng ở châu Phi và trên toàn trái đất.
Gắn với các biểu tượng và huyện thoại, lại là ngôn ngữ. Nghiên cứu lại xuất phát từ hai từ chỉ người “Pu” – “Ya”, so sánh và tìm ra những hằng số của ngôn ngữ Việt Nam – Đông Nam Á – Đông Á – Nam Á nằm trong họ từ Người." - GS Phan Hữu Dật.
Nhận xét về công trình này, GS Hoàng Văn Hành cho rằng: “Các nhà ngôn ngữ học lịch sử có thể chưa đồng ý với Tạ Đức ở điểm này, điểm khác trong chi tiết, nhưng không thể phủ nhận được tính vấn đề cao của các đơn vị ngôn ngữ phái sinh (về âm và nghĩa) khởi nguyên từ Pu và Ya trong các ngôn ngữ ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á.”
Mời các bạn mượn đọc sách Nguồn Gốc Và Sự Phát Triển Của Kiến Trúc Biểu tượng và Ngôn ngữ Đông Sơn của tác giả Tạ Đức.