Một trong 10 cuốn sách hay nhất năm 2007 của New York Times Book Review
Jeffrey Toobin là một luật sư, tác giả và một nhà phân tích luật trên đài turyền hình. Ông chịu trách nhiệm về các câu chuyện liên quan đến luật pháp của chương trình tờ The New Yorker và CNN.
Cuốn sách được viết dựa trên những cuộc phỏng vấn của Jeffrey Toobin với các thẩm phán và hơn 75 thư ký luật của họ sẽ mang bạn đến với những phòng xử án ở một trong những toà án quan trọng nhất và bí mật nhất - hội đồng pháp lý của nước Mỹ - đó chính là Toà án Tối cao, và tiết lộ chức năng của 9 vị thẩm phán, những người mà mỗi một quyết định của họ đưa ra sẽ có ảnh hưởng đến cả toàn bộ nước Mỹ.
- “Bộ chín không chỉ mang lại một lịch sử sống động của lịch sử tòa án, mà còn mang lại cho độc giả một cái nhìn cận cảnh về mỗi một vị thẩm phán, cho thấy tính cách, và các mối quan hệ cá nhân có thể đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến cả đất nước. Được viết bởi một giọng văn miêu tả cực kỳ cuốn hút, Bộ chín là một cuốn sách chứa đầy thông tin và hấp dẫn, sâu sắc và đáng đọc” – Michiko Kakutani, The New York Times
- “Bộ chín là một cuốn sách mới nhất và tuyệt vời nhất viết về Toà án Tối cao” – Nina Totenberg, NPR
- “Một cái nhìn hấp dẫn về sức mạnh và tính chính trị đằng sau Toà án Tối cao” – Booklist
***
Cuốn 'Bộ chín' mang độc giả đến những phòng xử án ở tòa án quan trọng và bí mật nhất của nước Mỹ - Tòa án Tối cao. Ngoài ra, sách cũng tiết lộ chức năng của 9 nhân vật quyết định luật pháp của đất nước này.
Người viết Bộ chín là Jeffrey Toobin. Ông vốn là một luật sư, tác giả và một nhà phân tích luật cho đài truyền hình và các tờ như CNN, New Yorker. Ngoài việc thu thập nhiều tài liệu quan trọng, để thực hiện cuốn Bộ chín, Jeffrey Toobin đã phỏng vấn rất nhiều thẩm phán của Tòa án tối cao Mỹ và hơn 75 thư ký luật của họ.
Trong suốt hơn 200 năm qua, Tòa án tối cao Mỹ phải đối đầu với hàng loạt vấn đề chính trị. Những cuộc đối đầu này có khi thành công, có khi thất bại. Và một nhân vật rất quan trọng của Tòa án này là chánh án John Marshall. Trong suốt nhiệm kỳ lâu dài của mình, John Marshall có nhiều cống hiến to lớn không kém gì các tác giả soạn thảo ra Hiến pháp, nhằm định hình một cấu trúc bền vững cho chính phủ của một quốc gia đa sắc tộc.
Tuy vậy, trong nhiều thập kỷ tiếp theo, qua các đời tổng thống hoặc Quốc hội, Tòa án tối cao không đạt được nhiều hiệu quả hơn trong việc cải thiện chế độ nô lệ và không tránh được việc đưa đất nước khỏi rơi vào nội chiến. Và trong thời kỳ thuộc địa và bùng nổ kinh tế trước Thế chiến thứ nhất, Tòa án tối cao rút khỏi vị trí lãnh đạo mà chỉ còn chức năng xem xét đến những lợi ích kinh tế và những đồng minh chính trị của mình. Đến thập kỷ 1950-1960, dưới "triều đại" của chánh án tối cao Earl Warren, Tòa này mới khẳng định một cách kiên quyết nó sẽ cứng rắn và độc lập trong việc bảo vệ quyền hiến pháp.
Trải qua hàng trăm vụ kiện tụng, tranh chấp, xử lý gay cấn nhất, nhiều nhân vật quan trọng trong Tòa án tối cao Mỹ đã lèo lái tổ chức này đi theo hoặc cũng có thể chệch khỏi con đường mà dân tộc Mỹ đề ra. Những cuộc tranh cãi, tranh luận triền miên về các vấn đề chủng tộc, giới tính, tôn giáo và quyền lực của chính quyền bang… buộc Tòa án tối cao phải đưa ra những quyết định quan trọng, đúng đắn lẫn sai lầm để khẳng định chức năng của mình.
Bộ chín là cuốn sách phác họa lịch sử sống động của Tòa án tối cao Mỹ, giúp độc giả thế giới hiểu thêm về những ngóc ngách trong hệ thống tư pháp của đất nước này.
Thất Sơn
(Nguồn: Báo Vnexpress)
***
Cuốn sách được viết dựa trên những cuộc phỏng vấn của Jeffrey Toobin với các thẩm phán và hơn 75 thư ký luật của họ sẽ mang bạn đến với những phòng xử án ở một trong những tòa án quan trọng nhất và bí mật nhất - hội đồng pháp lý của nước Mỹ - đó chính là Tòa án Tối cao, và tiết lộ chức năng của 9 con người, những người quyết định luật của nước Mỹ.
Trong suốt hơn 200 năm qua, Tòa án Tối cao cũng đã phải đối đầu với những vấn đề chính trị như các nhánh khác trong chính phủ - với cùng một bộ hồ sơ gồm cả thành công lẫn thất bại. Trong suốt nhiệm kỳ lâu dài với tư cách là chánh án Tòa án tối cao, John Marshall đã có những cống hiến cũng to lớn không kém gì các tác giả soạn thảo ra Hiến pháp, để định hình một cấu trúc bền vững cho chính phủ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Tuy vậy, trong nhiều thập kỷ tiếp theo, qua các đời tổng thống hoặc Quốc hội, Tòa án Tối cao không làm được nhiều việc tốt hơn trong việc cải thiện chế độ nô lệ hay tránh được cuộc nội chiến. Cũng như vậy, trong thời kỳ thuộc địa và bùng nổ kinh tế trước Thế chiến thứ nhất, Tòa án Tối cao rút khỏi vị trí lãnh đạo về căn bản nó chỉ xem xét đến những lợi ích kinh tế và những đồng minh chính trị của nó, cũng là những người chi phối các nhánh lập pháp và hành pháp. Mãi cho đến thập kỷ 1950, 1960 dưới triều đại Chánh án Tối cao Earl Warren, Tòa mới khẳng định một cách kiên quyết rằng nó sẽ năng nổ và độc lập trong việc bảo vệ quyền hiến pháp.
Trong vòng 30 năm tiếp theo, qua các nhiệm kỳ Chánh án Tối cao của Warren E. Burger và Villiam H. Rehnquist, Tòa án Tối cao gần như được chia thành hai phe, bên tám lạng bên nửa cân, trong những vụ gay cấn nhất. Trong những vấn đề về chủng tộc, giới tính, tôn giáo và quyền lực của chính quyền bang là những chủ đề gây nên những cuộc tranh cãi triền miên, quyền kiểm soát Tòa án tối cao nhìn chung thuộc về các thẩm phán thuộc phái ôn hòa, đầu tiên phải kể đến Lewes E. Powell sau đó là Sandra Day O’Connor, đó là những người lèo lái Tòa án Tối cao theo hướng mà bản năng cảnh giác của họ mách bảo – một điểm tương đồng một cách kỳ lạ với dân tộc Mỹ. Kết quả, oái oăm thay, lại là một nghịch lý. Như tất cả các người tiềm nhiệm, các thẩm phán thuộc về một thể chế mà về bản chất là phi dân chủ. Họ không được dân bầu chọn, nên ở bất cứ phương diện nào, họ cũng không chịu trách nhiệm trước công chúng. Tuy vậy, những phán quyết của Tòa án Tối cao từ năm 1992 đến 2005 lại phản ánh ý kiến quần chúng với một độ chính xác khá cao. Những ý kiến của Tòa án Tối cao được ban hành bằng một ngôn ngữ chắc nịch pháp quyền – chúng được thông báo như các văn bản hiếm pháp, và dù những kết luận của họ chỉ dựa trên tiền lệ đi nữa thì những phán quyết của các vụ xử này cũng sẽ y như thế nếu được đưa ra trưng cầu dân ý.
Bộ chín không chỉ mang lại một lịch sử sống động của lịch sử tóa án, mà còn mang lại cho độc giả một cái nhìn cận cảnh về mỗi một vị thầm phán, cho thấy tính cách, và các mối quan hệ cá nhân có thể đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến cả đất nước. Được viết bởi giọng văn miêu tả cực kỳ cuốn hút, Bộ chín là một cuốn sách chứa đầy thông tin và hấp dẫn, sâu sắc và đáng.
PMT
(Nguồn: Báo Sức trẻ Việt Nam)
Mời các bạn mượn đọc sách Bộ Chín - Bên Trong Thế Giới Bí Mật Của Toà Án Tối Cao Mỹ của tác giả Jeffrey Toobin.