Tháng 7 năm 2020, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam sẽ gửi đến các bạn độc giả yêu thích light novel bộ đôi tác phẩm Nhắn gửi một tôi, người đã yêu em và Nhắn gửi tất cả các em, những người tôi đã yêu của tác giả Otono Yomoji. Đây là hai tác phẩm thuộc thể loại tình cảm lãng mạn, nhưng lại được xây dựng trên nền tảng từ những yếu tố khoa học viễn tưởng liên quan đến các thế giới song song và thuyết đa vũ trụ.
Ở nơi mà các thế giới song song chỉ khác nhau ở những điểm nhỏ và một cách vô thức, con người thường xuyên du hành qua chúng.
Nhắn gửi một tôi, người đã yêu em là câu chuyện về Hidaka Koyomi và Satou Shiori, hai đứa trẻ cùng chịu cảnh gia đình không trọn vẹn, gặp nhau ở Viện nghiên cứu Khoa học Hư chất. Cả hai có tình cảm mơ hồ với nhau, nhưng việc cha Koyomi tái hôn với mẹ Shiori đã thay đổi tất cả. Muốn thoát khỏi số phận, Koyomi và Shiori quyết định cùng nhau đi đến một thế giới khác, nơi mà cả hai sẽ không trở thành anh em. Vậy nhưng biến cố xảy ra trong quá trình di chuyển, và…
Thế giới không có em thì chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
Thông qua hai câu chuyện đặt ở hai thế giới với những khả năng khác nhau, tác giả Otono Yomoji sẽ mang đến cho người đọc nhiều điều để suy ngẫm về tình yêu, về cuộc sống, và về thế giới đang diễn ra xung quanh mình. Nhắn gửi một tôi, người đã yêu em là câu chuyện của sự hy sinh cả cuộc đời để tìm cách sửa chữa sai lầm trong quá khứ, bởi “Thế giới không có em thì chẳng còn ý nghĩa gì nữa”.
Tuy là hai câu chuyện khác nhau ở hai thế giới khác nhau, thế nhưng khi đọc Nhắn gửi một tôi, người đã yêu em và Nhắn gửi tất cả các em, những người tôi đã yêu, người đọc sẽ tìm thấy trong cả hai tác phẩm nhiều chi tiết gắn kết, bổ sung cho nhau, giúp cho cả hai trở nên trọn vẹn.
VỀ TÁC GIẢ
Otono Yomoji
Otono Yomoji sinh năm 1981 tại tỉnh Oita. Năm 2012, anh lần đầu ra mắt công chúng với Minutes ~Ichifunkan no zettai jikan~, tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi thường niên lần thứ 18 của Dengeki. Một số tác phẩm khác của Otono Yomoji có thể kể đến như Rateraru: Suihei shiko suiri no Tenshi, bản chuyển thể light novel của Kakumeiki Valvare, Kami gokuto Mary Skelter…
TRÍCH ĐOẠN
Năm bảy tuổi, tôi hiểu được ý nghĩa của từ “ly hôn”.
Lúc được hỏi muốn sống cùng cha hay mẹ, tôi cũng đã có thể trả lời mà hầu như không bối rối gì.
Cha tôi là một học giả danh tiếng trong ngành, còn mẹ tôi là con gái của một nhà tư sản. Dù theo ai thì tôi cũng ít có khả năng bị thiếu hụt tài chính. Thành thử tôi đã để cảm xúc quyết định, và cuối cùng thì tôi chọn theo cha. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là tôi yêu cha hơn mẹ, mà do tôi đã nghĩ nếu mình theo mẹ thì sẽ gây trở ngại cho việc tái hôn của bà.
Nguyên nhân ly hôn hình như là do sự bất đồng trong giao tiếp giữa hai người. Cha tôi thường hay ở lại sở nghiên cứu, thỉnh thoảng mới về nhà. Mỗi lần về là cha lại nói chuyện về nghiên cứu với mẹ, mà bà thì dường như chẳng bao giờ hiểu ông đang nói gì. Vì cha là kiểu người cho rằng “điều mình hiểu thì đương nhiên đối phương cũng hiểu”, nên hằng ngày hai người ít khi trò chuyện hòa hợp được với nhau, vì lẽ đó tôi thường xuyên thấy mẹ phiền não một mình. Do cha tôi là người như thế, nên tôi đã cho rằng ông nhất định còn lâu mới tính đến chuyện tái hôn. Mà không, hồi đó chắc tôi cũng không suy nghĩ thấu đáo được đến vậy.
***
Câu chuyện chọn một cách bắt đầu tương đối an toàn à phải dùng điều gì để miêu tả nó nhỉ? hmmm…. Ví dụ về những cô cậu ấm sinh ra đã phải đi lùi về vạch đích có khi là chính xác nhất. Khi giờ đây Nhân vật chính của bộ phim đã bước đến những ngày cuối cùng của cuộc đời, con cái đề huề gia đình sum vầy hạnh phúc. Từ một cuộc hẹn kỳ lạ được cài đặt sẵn trong thiết bị đeo tay của nhân vật chính ta được quay lại những ngày tháng từ khi còn là một cậu nhóc, đến khi trở thành một chàng thiếu niên, rồi thanh niên và trung niên… Những biến cố lớn xảy ra trong cuộc đời cậu đều bắt đầu từ những lựa chọn có khi không phải đến từ cậu mà lại đến từ một cậu khác ở một thế giới song song nào đó.Chậm lại một chút nhé, trong tác phẩm việc tồn tại những thế giới song song liên kết với nhau đã được khoa học chứng minh là có thật. Ngoài ra con người còn vô thức dịch chuyển giữa những thế giới ấy mà không hề hay biết hoặc chí ít là cho đến khi các nhà khoa học phát hiện ra thế giới song song. Ví dụ như này cho đơn giản nhé! Bạn đang phải lựa chọn ăn sáng bằng phở hay bánh mì thì ở thế giới gốc tức thế giới bạn đang sống bạn đã chọn ăn phở, nhưng ở một thế giới song song khác bạn đã chọn ăn bánh mì và cứ như thế mỗi lựa chọn của chúng ta tạo ra vô số những thế giới khác nhau. Những thế giới song song được đánh số từ 000 đến vô cùng và càng cách xa nhau thì thay đổi càng lớn, ví dụ ở thế giới 000 bạn ăn phở ở, thế giới 001 bạn ăn bánh mì, nhưng ở thế giới 0NN nào đó bạn lại đang chết đói…. Mọi thứ đều có thể xảy ra (xin lỗi vì cái ví dụ cực đoan vừa nãy~~) Con người thường vô thức dịch chuyển qua lại những chiều không gian song song khác nhau mà không hề hay biết. Điều đó lí giải cho hiện tượng không tìm thấy đồ vật mà mình nhớ rõ ràng đã để ở đâu đó, vì đơn giản bạn ở thế giới này đã để nó ở một nơi khác,…. Khá là lú cái đầu nhỉ, nhưng yên tâm truyện chỉ đến thế thôi nắm sơ sơ những điều này thì việc trải nghiệm tác phẩm của các bạn sẽ dễ hơn 60-70%. Vì vào tiểu thuyết thì tác giả giải thích hàn lâm hơn khá nhiều, biết sao được khoa học mà =)))))Takasaki Koyomi nhân vật chính của câu chuyện CHỌN sống với mẹ sau khi cha mẹ cậu ly hôn. Mặc dù thông minh nhưng cậu là một người khá khép kín và không có lấy một người bạn nào. Bỗng một ngày cô bạn cùng lớp Takigawa Kazune đột nhiên bắt chuyện và bảo rằng cô đã dịch chuyển từ thế giới thứ 85, ở đó cô và cậu là người yêu của nhau. Đối diện với sự kiện kì lạ này Koyomi sẽ phải trả lời câu hỏi "Ta ở thế giới song song có phải là ta hay không?". Bên cạnh câu hỏi đấy tình hàn lâm và có phần triết học trên. Mỗi chương truyện, mỗi cột mốc trong cuộc đời Koyomi lại cho chúng ta một bài học, một điều kì diệu mà người đọc sẽ tự chắt lọc ra được sau những dòng hồi tưởng thấm đẫm lý thuyết vật lý học nhưng hóa ra lại mang nhiều chiêm nghiệm đời thường đến ngạc nhiên của nhân vật chính và cả cuộc tác giả Otono Yomoji. Mình sẽ sắp xếp những bài học mà mình rút ra được qua từng chương, yên tâm chúng hoàn toàn không thể nào hạ thấp được giá trị của tác phẩm này đâu.
-Hãy cho bản thân một cơ hội, hãy nhớ rằng nếu bản thân ta thất bại. Ta ở những thế giới gần kề cũng thất bại nhưng biết đâu ở thế giới thứ 00N^2 nào đó ta và người đó đã trở thành một cặp
.-Hãy sống hết mình với những thứ ta đang có và trân trọng mọi thứ thuộc về thế giới gốc của mình.
-Yêu một người không chỉ là yêu họ ở thế giới gốc mà còn là họ ở những thế giới khác. Nếu ví con người chúng ta là viên xúc xắc có 6 mặt nếu đã yêu hay chọn yêu cả viên xúc xắc dẫu cho nó có đến cả trăm, cả ngàn mặt đi nữa vẫn sẽ yêu.
-Khẳng định ý nghĩa bên trên một lần nữa và đừng quên rằng ở một thế giới nào đó. Ta bất hạnh, khổ đau thì ở một thực tại khác sẽ là những ta đang hạnh phúc. "Nếu đã chấp nhận đánh đổi 1% đau khổ để đổi lại 99% hạnh phúc hãy hạnh phúc thay luôn cho phần của họ. Cho những bản thể đã quay vào ô "mất lượt" của bản thân."
***
Có một hiện tượng được gọi là “xoáy bia Guinness”.
Guinness là tên một loại bia có màu đen đậm ra đời ở Ireland. Ở các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi của Nhật thì loại bia này hiếm khi xuất hiện, nhưng ở Ireland người ta coi chúng là “bữa ăn trong cốc” và uống hầu như mỗi ngày.
Khi rót loại bia này vào một chiếc cốc miệng rộng, ta có thể nhìn thấy bọt trắng liên tục chìm xuống trong bia đen cho đến khi bọt tan hết. Thường thì hiện tượng bọt chìm trong chất lỏng gần như không thể xảy ra, nhưng thật ra đây là một hiện tượng vật lý cực kỳ đơn giản. Khi bọt nổi lên, bia đụng phải bọt đó cũng được đẩy lên theo. Đó là do bia có tính bám dính. Tuy nhiên, do bia không thể dâng cao hơn bọt nên nó trở thành xoáy nước ở phần miệng cốc rộng rồi chìm xuống dọc theo bề mặt thành cốc. Thế rồi, lần này tới phiên bọt bị bia kéo theo do tính bám dính và chìm xuống cùng với bia. Từ đó xảy ra hiện tượng ở trung tâm cốc thì bọt dâng lên, còn ở bề mặt thành cốc thì bọt chìm xuống. Nếu quan sát hiện tượng ấy từ bên ngoài, ta sẽ chỉ thấy bọt đang chìm mà thôi.
Cái này chẳng phải điều đáng tự hào gì đâu, nhưng hồi trẻ tôi hay uống bia rượu lắm. Thành thử tôi đã sớm nhận ra bản chất của hiện tượng này, nhưng đến năm bốn mươi tuổi tôi mới biết nó được gọi là “xoáy bia Guinness”.
Nếu hỏi tại sao đến chừng ấy tuổi tôi mới biết điều đó, thì xin thưa là chẳng có gì đặc biệt cả. Chỉ là tôi tình cờ vào một quán, tình cờ gọi Guinness, thấy bọt chìm trong cốc nên chợt nhớ đến hiện tượng ấy và đã hối thúc chủ quán nói cho tôi biết về nó.
Vậy… tại sao tôi lại vội vã muốn biết điều ấy?
Đó là vì đối với tôi lúc bấy giờ, hiện tượng “bọt chìm” là một cú sốc đủ để làm thế giới bị đảo lộn… và là vì tôi lúc ấy đang tìm cách gì đó để đảo lộn thế giới.
Bọt chìm.
Từ khi có được ý tưởng ấy, tôi bắt đầu phung phí cuộc đời để “nhấn chìm bọt”. Nói ngắn gọn, chỉ cần sức nổi của bọt yếu hơn độ dính của dòng bia đang kéo nó xuống là được. Chỉ cần làm vậy, nếu bia chìm bọt cũng sẽ chìm.
Bọt chìm.
Có thể sinh ra được khái niệm này bên trong mình, với tôi điều đó đã có giá trị hơn tiền bỏ ra mua một cốc bia nhiều rồi, nhiều đến không thể so sánh được.
Từ đó trở đi, mất khoảng mười năm, cuối cùng tôi cũng thiết lập được “cách nhấn chìm bọt”, mục đích mà tôi muốn đạt được. Sau đó là thời gian và nơi chốn. Khi nào và ở đâu thì mới có thể nhấn chìm được bọt.
Từ đó trở đi, mất thêm hơn hai mươi năm nữa, tôi xác định được thời gian và nơi chốn có thể nhấn chìm bọt. Và lúc tìm được chỗ thích hợp nhất thì tôi đã hơn bảy mươi tuổi.
Dài… một cuộc đời quá dài.
Và là một cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì.
Không vợ. Không con. Không tìm được ý nghĩa sống.
Người duy nhất tôi yêu… vì tôi mà đã biến mất khỏi thế giới này.
Thế nhưng, giờ thì tất cả đã kết thúc rồi.
Bọt chìm.
Nào, xóa sổ thế giới thôi.
Xóa sổ thế giới này, nơi không còn người tôi yêu.
Mời các bạn mượn đọc sách Nhắn Gửi Một Tôi, Người Đã Yêu Em của tác giả Otono Yomoji & Vinky (dịch).