Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Bị Theo Dõi - Bí Mật An Ninh Mạng

Cuốn tự truyện của cựu nhân viên CIA Edward Snowden vừa có bản tiếng Việt với tên Bị theo dõi-Bí mật an ninh mạng.
Ở tuổi 29, Edward Snowden trở thành nhân vật gây chú ý qua những tiết lộ tình báo, tạo nên cuộc tranh luận trên quy mô toàn cầu. Sau 6 năm lưu vong tại Nga, Edward tung ra cuốn Bị theo dõi-Bí mật an ninh mạng (tựa gốc: Permanent Record) và một lần nữa gây chấn động giới tình báo hiện đại. Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi đơn kiện tác giả sau khi tác phẩm này được ra mắt.
Bị theo dõi-Bí mật an ninh mạng (NXB Đà Nẵng - Phanbook vừa phát hành) dày 370 trang, với 3 phần: phần 1 kể về xuất thân, sự trưởng thành của Snowden gắn với kỷ nguyên máy tính; phần 2 viết về việc bước chân vào thế giới tình báo Mỹ của một chuyên viên an ninh mạng giàu nhiệt huyết; phần cuối là những trần tình về chọn lựa, cách thức phơi bày những bí mật động trời của tình báo Mỹ trong hoạt động do thám và hành trình chạy trốn sự săn đuổi của an ninh Mỹ sau khi công khai hàng ngàn tập tin tuyệt mật cho báo chí. Theo đó, tác giả cho rằng: “Những gì ta quan tâm, các hoạt động ta làm, những địa điểm ta đến, bao điều ta mong muốn - mọi điều về bản thân mà ta đã tiết lộ, dù có ý thức hay không, đều đang bị lén lút theo dõi…”

“Thật cuốn hút… Snowden đã thể hiện lối viết rõ ràng và hấp dẫn sở trường của mình trong việc giải thích hoạt động nội bộ của các hệ thống [CIA và NSA], cũng như mối đe dọa mà anh cho rằng họ đã tạo ra”, The Washington Post

Trong cuốn sách này, con đường của một kỹ sư hệ thống máy tính trở thành một gián điệp an ninh mạng làm việc cho CIA và NSA đã được Edward Snowden thuật lại chi tiết với một ngôn ngữ gần với những tiểu thuyết trinh thám, đầy cuốn hút và không thỏa hiệp. Snowden dẫn người đọc đi vào những “đường hầm” tình báo mạng, nơi quá trình thu thập siêu dữ liệu thường trực trở thành cỗ máy triệt tiêu “quyền tự do” và “quyền riêng tư” của con người trong thế giới mạng. Và đến lượt người thực thi mạng lưới do thám lại chính là nạn nhân của do thám.
Edward Snowden sinh tại thành phố Elizabeth, Bắc Caroline, Mỹ. Anh là một kỹ sư hệ thống máy tính lành nghề, từng làm sĩ quan của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và làm nhà thầu cho Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA). Snowden từng được gợi cảm hứng cho rất nhiều bộ phim nổi tiếng: Snowden (2016), Verax (2013), Citizenfour (2014). Anh đã nhận được nhiều giải thưởng về dịch vụ công, như giải Right Livelihood, giải "Người thổi còi" , giải Ridenhour cho Câu chuyện Sự thật và huy chương Carl von Ossietzky từ Liên đoàn Nhân quyền quốc tế…
Với Bị theo dõi-Bí mật an ninh mạng, chưa đầy một tháng phát hành, cuốn sách về gián điệp đã nhanh chóng được xếp vào bảng best-seller của The New York Times và In & E-Book Nonfiction. “Bị theo dõi có phần chạm đỉnh sớm hơn Snowden nghĩ, và hơn cả độc giả kỳ vọng”, tờ The New York Review of Books nhận định.

***

Giới thiệu

Edward Snowden sinh tại Thành phố Elizabeth, Bắc Carolina. Anh là một kỹ sư hệ thống máy tính lành nghề, từng làm sĩ quan của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và làm nhà thầu cho Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA).

Anh đã nhận được nhiều giải thưởng về dịch vụ công, bao gồm giải Right Livelihood, giải “Người thổi còi” của Đức, giải Ridenhour cho Câu chuyện Sự thật và huy chương Carl von Ossietzky từ Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế.

Hiện anh là chủ tịch hội đồng quản trị của Tổ chức Tự do Báo chí.

Bị theo dõi (tựa gốc: Permanent Record) mô tả về thời thơ ấu của Snowden và thời gian anh làm việc tại CIA, NSA cũng như động cơ khiến anh tiết lộ hoạt động giám sát hàng loạt của các cơ quan này. Những tiết lộ của Snowden đã tạo nên cuộc tranh luận trên quy mô toàn cầu về hoạt động giám sát.

Cuốn tự truyện này được viết một cách dí dỏm, duyên dáng, đầy đam mê, hấp dẫn với nhiều bí mật được phanh phui. Đây là một cuốn tự truyện quan trọng trong thời đại kỹ thuật số của chúng ta và chắc hẳn sẽ khiến chúng ta lưu tâm hơn về quyền tự do cá nhân trong không gian mạng.

***

Acknowledgement

Tặng L

“Snowden không đưa bất kỳ ‘bom tấn’ mới nào vào cuốn sách của mình, nhưng lại mang đến cho chúng ta một cuốn hồi ký dễ đọc về việc lớn lên với Internet, nguồn cơn cho hành động của anh, và nhìn vào cách chính phủ đã thể hiện sự giám sát kể từ khi anh tiết lộ.”

- Greg Myre, NPR News

“… Hấp dẫn… Phần kết sách là bản mô tả thú vị về cách Snowden thu thập chứng cứ về các công cụ và phương pháp mà NSA đã tạo ra để tuân thủ những đơn đặt hàng ‘một lần duy nhất’ mà họ đã nhận từ các chính trị gia của họ sau sự kiện 11/9… Anh cũng thẳng thắn nói về những cảm xúc dằn vặt mà dự án bí mật này áp lên anh, đặc biệt là nỗi đau khổ khi phải bất chợt từ bỏ người yêu của mình, Lindsay, mà chẳng thể cho cô bất kỳ cảnh báo nào về những gì anh sẽ làm. Nếu bất cứ ai nghĩ rằng “tuýt còi” là việc dễ dàng, thì có lẽ họ chưa từng kinh qua.”

- John Naughton, The Observer (UK)

Bị theo dõi là nỗ lực lật ngược hướng ống nhòm và mang đến bức chân dung của một người đàn ông - một người tuýt còi?, người tiết lộ?, người chống đối? hay một gián điệp? - người đã bước đi trên mặt đất, trong những ngày này dưới cái tên Edward Snowden… Vậy nên cuốn tự truyện của anh cũng rất bộc trực và đáng khâm phục. Anh đã đánh liều giả định rằng độc giả không chỉ quan tâm đến hành động ngông cuồng vốn mang lại danh tiếng lẫn tai tiếng cho mình, mà còn đến sự hình thành nhân cách của anh, cũng như quá trình hiểu biết về công nghệ, hoạt động gián điệp, sự theo dõi và nhân quyền…

Bị theo dõi có phần chạm đỉnh sớm hơn Snowden nghĩ, và hơn cả độc giả kỳ vọng. Bộ phim truyền hình riêng tư về những phát hiện và khám phá bản thân của anh, về những khao khát ban đầu của anh dành cho các hệ thống và tính xác thực, về sự trỗi dậy của lòng yêu nước ở cả giai đoạn ngây thơ lẫn muộn màng, về cuộc phiêu lưu của anh như một người làm việc bình thường với tâm trí phi thường, và, trên hết, sự hình thành bất lực một cuộc khủng hoảng đạo đức của chính anh - tất cả những điều này làm cho cuốn sách trở nên đáng đọc.

- Jonathan Lethem, The New York Review of Books

Khi xem qua những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời Snowden, vốn nhằm mục đích bối cảnh hóa quyết định cuối cùng của anh là lấy tài liệu từ cơ sở NSA ở Hawaii, nơi anh đang làm việc, bạn sẽ thấy tựa đề này như một thước phim trinh thám. Nếu những tiết lộ đến từ Snowden mang tính bùng nổ, thì việc anh kể lại những tiết lộ của họ là một cao trào. Mọi việc đều hướng đến những khoảnh khắc mà anh hồi hộp chờ đợi các nhà báo đến phòng khách sạn của mình để trao các tài liệu tuyệt mật và vội vàng tìm vị trí an toàn, có liên quan đến cuộc chạm trán với FSB của Nga sau khi tiết lộ… Mặc dù khó có thể thay đổi suy nghĩ của mọi người về hành động của Snowden, Bị theo dõi chính là là nỗ lực của “người tuýt còi” trong việc nêu lên câu chuyện của chính anh.

- Matt Burgess, Wired

Mời các bạn mượn đọc sách Bị Theo Dõi - Bí Mật An Ninh Mạng của tác giả Edward Snowden & Đăng Thư (dịch).