Một nhà nghiên cứu lịch sử chết trong thư phòng bên bài thơ kỳ lạ.
Một cô gái khao khát “kết án đàn ông” gục trên biển giấy với vô số dòng chữ “Chết đi!”.
Một cựu nữ cảnh sát tử vong vì khí thải trong ô tô bị bịt kín.
“Tự sát” hay “bị giết”.
Điều tra viên Kuraishi Yoshio thuộc đội điều tra số 1 chuyên phụ trách những cái chết bất thường, là người sẽ nhìn ra.
Vì từ hoa trong chậu hay tiếng hót của chim trong lồng, ông có thể đọc được thông tin liên quan đến tử thi.
Tác phẩm được đề cử Giải Honkaku Mystery lần thứ 5 và được chuyển thể thành các phiên bản phim truyền hình, phim điện ảnh và manga.
***
Sợi dây thừng thắt ngang cái cổ trắng muốt. Cơ thể người phụ nữ mềm oặt như không còn chút sức sống. Chỉ cần gã đàn ông nới lỏng cánh tay đang ôm quanh eo cô thôi, là cơ thể ấy sẽ lập tức ngã ập từ trên cái kệ xuống sàn.
Người phụ nữ đang chìm sâu trong cõi mộng. Cô cảm thấy có gì đó kỳ lạ quanh cổ, hai hàng lông mày khẽ nhíu lại, “hức hức hức”, mũi cô phát ra tiếng thở khó nhọc. Đó chính là dấu hiệu. Gã đàn ông buông cơ thể người phụ nữ, mũi chân cô đạp vào cái kệ.
Sợi dây phơi đồ duỗi căng ngay dưới xà ngang của thiết bị thể dục đa năng, nghiến sâu vào dưới cái cằm mảnh mai. Móng chân sơn màu loáng lên giữa khoảng không cách sàn nhà mười lăm xen-ti-mét, đung đưa tạo thành những vòng cung nhỏ. Sự dao động đó khiến nút thắt của dây thừng phát ra âm thanh “kẹt… kẹt…” vang vọng khắp phòng.
Nước mũi quyện với máu chảy ra từ lỗ mũi, kéo thành vệt xuống môi trên. Cơn co giật nhanh chóng kéo đến. Phần bụng dưới co thắt, chất dịch như thấm ra từ chiếc váy màu vàng nhạt chạy dọc hai bên đùi. Chất lỏng ấy tránh qua đầu gối, lượn vòng quanh bắp chân, chảy xuống đọng lại trên sàn nhà, bốc mùi hôi thối.
Người đàn ông cáu bẳn nhìn chòng chọc, sau đó đưa mắt sang chiếc đồng hồ treo tường. Không giờ mười lăm phút sáng.
Mạch ở cổ người phụ nữ đã ngừng đập.
Gã xoay gót, băng ngang qua phòng. Đầu ngón tay đeo găng sập công tắc trên tường. Cả căn phòng rơi vào màn đêm sâu thẳm. Gã mò mẫm mở cửa kéo, bước ra ngoài hành lang. Quay lại nhìn người phụ nữ lần nữa, gã thản nhiên đóng cửa lại rồi tiến về phía lối ra vào.
***
“Hiện trường 70%, tử thi 30%” – Kuraishi Yoshio
Ve sầu 17 năm là 1 tuyển tập truyện ngắn có yếu tố trinh thám kể về công việc của “điều tra viên chung thân” Kuraishi – người được ví như hiệu trưởng, hay huyền thoại sống của sở cảnh sát 1 tỉnh nào đó ở Nhật Bản….truyện gồm 8 phần truyện nhỏ, mỗi phần truyện là 1 vụ riêng biệt….
Sở dĩ mình nói đây là truyện “có yếu tố trinh thám” vì các đặc điểm của 1 tiểu thuyết trinh thám như: điều tra, khám nghiệm, suy luận, đuổi bắt hay phá án đều chỉ như lướt qua, ko có điểm gì đào sâu, ko có điểm nào được làm rõ ràng cả….1 phần vì mỗi phần truyện ko quá dài, nên ko đủ thời lượng nhồi nhét những yếu tố trên vào, và phần khác (chủ yếu) có lẽ là dụng ý của tác giả, chỉ muốn mượn câu chuyện về những ng cảnh sát, những điều tra viên, những vụ án mạng để kể những câu chuyện khác sâu hơn về xã hội Nhật Bản….
Trong 8 phần truyện thì phần truyện “món quà chia tay” gây ấn tượng với mình nhất, ấn tượng hơn cả phần cuối cùng – vốn đc chọn để đặt tên cho cả tập truyện….có lẽ vì đó là phần truyện mà mình cảm thấy có thể hiểu đc rõ nhất tâm lý từng nhân vật cũng như câu chuyện ẩn đằng sau….(mấy phần khác cũng ko quá khó hiểu đâu, chỉ là mình ấn tượng với phần này nhất, thế thôi
Về nhân vật Kuraishi, đây có lẽ là kiểu nhân vật tài năng có tính cách điển hình: thích tự do hành động, ko quan tâm đến chức quyền, ko ngại bật sếp, sống kiểu mặc kệ đời, ngoài lạnh trong nóng blah blah….và nếu nói về tài năng của ông này thì có lẽ phải xếp hàng thiên tài mất!!!….kiểu như chỉ nhìn qua hiện trường là ông ý phục dựng đc nguyên trạng quá trình gây án/tự sát xảy ra trc đó, xong còn biết cả nguyên nhân sâu xa của tội ác/hành vi tự sát, các kiểu các kiểu….thế nên phần điều tra phá án của Kuraishi thường vô cùng ngắn gọn, thậm chí chóng vánh!….chính bởi lẽ đó nên cái yếu tố trinh thám càng bị giảm hấp dẫn và ko đủ sức thuyết phục!….
Tóm lại, đây như 1 truyện trinh thám nhẹ nhàng đọc giải trí giết thời gian mùa dịch vậy ….đc cái bìa đẹp, gáy sách chắc chắn, lại có đánh dấu sách hình con ve sầu bao ngầu luôn!
Đánh giá cá nhân: 7/10
Nguyễn Thành Tiến
***
Ve sầu mười bảy nămVE SẦU MƯỜI BẢY NĂM
Đánh giá: 4/5
“Sợi dây thừng thắt ngang cái cổ trắng muốt. Cơ thể người phụ nữ mềm oặt như không còn chút sức sống. Chỉ cần gã đàn ông nới lỏng cánh tay đang ôm quanh eo cô thôi, là cơ thể ấy sẽ lập tức ngã từ trên kệ xuống sàn”
Đây là một đoạn trong phần mở đầu của mẩu truyện “danh thiếp đỏ” trong quyển “Ve sầu 17 năm”. Nếu như với những cuốn tiểu thuyết tôi đã đọc qua, đa phần họ sẽ đều xoay quanh cảnh sát điều tra suy luận và phá án. Mở đầu mỗi chương là đôi khi là một cảnh tượng gây án của hung thủ, đôi khi là một câu chuyện xoay quanh nạn nhân. Nếu như đã biết trước là án mạng hay tự sát. Thì chắc hầu ai cũng nghĩ là còn gì thú vị để đọc nữa?Tuy vậy ở quyển “ve sầu mười bảy năm” thay vì độc giả đi theo mạch suy luận của chuyên viên điều tra Kurashi hay được gọi là “điều tra viên chung thân” với óc phán đoán nhạy bén và không bỏ qua bất kì những chứ cứ nào. Ông ấy không hề bỏ qua những chứng cứ nhỏ nhất như làm sáng tỏ vụ việc, độc giả sẽ đi theo dòng suy nghĩ của những người điều tra đi cùng với Kuraishi để xem cách ông ấy hành động và đưa ra kết luận.
Truyện dài khoảng gần 400 trang, gồm 8 chương, mỗi chương về một vụ án khác nhau. Mỗi vụ án đều có những điểm hấp dẫn nhất định. “Một vụ án giết người trong phòng kín đã xảy ra ngay trước mắt chúng ta, ngay khi chúng ta đang theo dõi nó” hay một cô gái luôn thù ghét đàn ông, cô có nguyện vọng trở thành một thẩm phán, quyết chí “kết án đàn ông” được tìm thấy đã chết trên vô số đống giấy được trải khắp sàn được gửi từ máy fax với cỡ chữ giống nhau đều ghi chữ “chết đi”
Tình tiết truyện được giải thích khá cặn kẽ và hợp logic, một số cái kết trong các chương chuyện gây bất ngờ, bản dịch khá tốt. Bìa truyện và bookmark được trình bày khá đẹp.
Trần Huy
Mời các bạn mượn đọc sách Ve Sầu Mười Bảy Năm của tác giả Hideo Yokoyama & Khánh Trang, Miki (dịch).