Một phiên tòa xét xử tội phạm giết người trở nên phức tạp khi vợ của bị cáo đứng ra làm chứng buộc tội người chồng. . . . Giác quan thứ sáu của phụ nữ — và một khẩu súng lục nạp đạn — báo điềm chết chóc. . . . Một người lái xe kẹt giữa đồng không mông quạnh tìm chỗ trú trong ngôi biệt thự hẻo lánh và được chào đón bằng một lời cảnh báo thảm khốc. . . . Thám tử Hercule Poirot phải đối mặt với thách thức lớn nhất của mình với một vụ giết người kỳ lạ trong căn phòng bị khóa.
Từ câu chuyện tuyệt hay làm tựa đề cho cả tập truyện (truyền cảm hứng làm nên một bộ phim ly kỳ kinh điển) đến những viên ngọc quý hiếm nhất trong dòng tiểu thuyết trinh thám, mười một câu chuyện tội phạm rắc rối và suy luận tuyệt vời này cho thấy một Agatha Christie ở đỉnh cao xuất sắc nhất.
“Từ Hercule Poirot và Miss Marple không thể nào quên, hai chuyên gia giải quyết tội phạm sánh ngang với Sherlock Holmes gần như vô đối, cho đến những thắt nút cao trào của Và rồi chẳng còn ai và Nhân chứng buộc tội, Agatha Christie tự thân là một đẳng cấp.”
—Mary Jane Clark, tác giả sách bán chạy theo The New York Times
***
“Nhân chứng buộc tội” là một trong 11 truyện ngắn trinh thám trong cuốn sách cùng tên của nhà văn Agatha Christie mới được phát hành tiếng Việt.
Cuốn sách bao gồm những truyện ngắn được tác giả viết trong khoảng thời gian từ năm 1924 đến 1932. Tuy là những truyện ngắn nhưng cốt truyện vẫn được phát triển tương đối trọn vẹn.
Người đọc có thể nắm bắt và hình dung bối cảnh để rồi không thể rời mắt khỏi những diễn biến kịch tính, cần sự “động não” nhất định cho đến khi câu chuyện đã kết thúc.
Khi nhân chứng buộc tội chồng mình là để… cứu anh ta?
Câu chuyện “lạ lùng” đó sẽ chẳng được tiết lộ nếu ông Mayherne - luật sư bào chữa cho người chồng, anh Leonard Vole, người bị cáo buộc giết chết một bà già lập dị giàu có - không để ý đến những thói quen.
“Thói quen đúng là những thứ lạ lùng. Người ta thường không biết mình có thói quen".
Trực giác. Báo động đỏ. Về nhà hay không về nhà?
“Một trong ba ông. Nếu tôi là ông ta tôi sẽ không về nhà đâu. Nguy hiểm! Máu!…”
Bà đồng nói với 3 người đàn ông ngồi trước mặt: Một bác sĩ tâm lý và hai người thanh niên là bạn thân từ trong quân ngũ.
Tuy nhiên, “sự tỉnh táo khác thường của người điên” mà vị bác sĩ tâm lý này ám chỉ trước buổi gọi hồn này lại dẫn đến một kết cục hoàn toàn khác.
Trong một toa tàu bốn chỗ ngồi, người đàn ông ở góc thứ tư hóa ra lại là người biết rất rõ quá khứ chưa từng được tiết lộ của một cô gái nổi tiếng nhất nước Pháp vì chứng đa nhân cách.
Lòng tham có thể khiến con người mưu tính đủ đường, thậm chí là giết hại người thân để chiếm đoạt tài sản. S.O.S. và Đài vô tuyến chính là hai câu chuyện đi theo cốt truyện quen thuộc này.
Bí ẩn chiếc bình màu xanh hay Cuộc phiêu lưu của chàng Eastwood, thoạt đầu có vẻ là những vụ án ly kỳ liên quan đến những sự kiện bí ẩn. Tuy nhiên có thể người đọc sẽ bị đánh lừa như chính những nhân vật đã bị rơi trúng bẫy trong câu chuyện của họ vậy.
Nếu độc giả còn nhớ bài đồng dao có phần “rợn người” trong Và rồi chẳng còn ai (tên cũ: Mười người da đen nhỏ), thì lần này một luật sư hình sự cũng đã hát bài đồng sáu xu và vụ án giết người được giải quyết.
Philomel Cottage, ngôi nhà có những chú chim họa mi chỉ hót cho những cặp yêu nhau, nhưng lại có thể là “mồ chôn” của một trong hai người. Yêu nhau và cưới nhau chớp nhoáng, đôi vợ chồng chẳng biết gì về quá khứ của nhau cho đến khi ý đồ “thủ tiêu” đối phương bị phát giác, theo những cách hoàn toàn khác nhau và đầy bất ngờ.
Một thanh tra về hưu phát hiện ra danh tính thật sự của một người phụ nữ mà ông đinh ninh rằng bà ta đang có ý định sát hại chồng mình. Tuy nhiên, “kẻ sát nhân hiếm khi bằng lòng với một vụ án”, và một tai nạn chết người đã xảy ra.
Tiếng cồng thứ hai là truyện ngắn duy nhất có sự xuất hiện của nhân vật thám tử “người nhỏ thó, đầu giống quả trứng, ria mép điệu đà” Hercule Poirot.
Ông phải đối mặt với một vụ án giết người trong phòng kín, mà trước đó được kết luận là tự tử, với phương tiện gây án là một khẩu súng. Một motif khá quen thuộc với các độc giả trinh thám, nhưng những cú twist vẫn sẽ chờ đợi để khiến người đọc phải trầm trồ.
Sáng tạo với truyện ngắn trinh thám
Dù là những truyện ngắn, Agatha Christie vẫn chứng tỏ bà là bậc thầy trong việc thách thức những giả định và kỳ vọng của người đọc trong khi đi qua từng vụ án.
Tuy có nhiều vụ án đi đến kết thúc một cách khá chóng vánh, có thể khiến người đọc “chưng hửng” nhưng đó cũng chính là yếu tố thử thách tư duy và đem đến những trải nghiệm trinh thám mới lạ. Bên cạnh đó, những kết thúc mở chắc chắn sẽ để lại nhiều dư âm và sự phấn khích.
Thậm chí khi đã hoàn thành những dòng văn cuối cùng, người đọc vẫn sẽ tự hỏi: Liệu ai mới thực sự là người có tội? Tập truyện là một cuốn sách đáng để thử đối với những độc giả vốn lâu nay chỉ biết hoặc đã quá quen với những tiểu thuyết trinh thám dài hơi.
Đáng chú ý, truyện ngắn Nhân chứng buộc tội đã có nhiều phiên bản chuyển thể thành phim truyền hình, phim điện ảnh và kịch từ năm 1949. Trong đó, phim điện ảnh cùng tên được đạo diễn bởi Billy Wilder và ra mắt năm 1957 nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất và các đề cử giải thưởng lớn.
***
Bên lề kịch bản của "Nhân chứng buộc tội - Agatha Christie"
--------------
Còn gì bình yên hơn khi ở nhà tiết trời sang thu Hà Nội gió hiu hiu covid.
Bạn đọc sách gì bây giờ?
--------------
0. Vì sao truyện là KINH ĐIỂN:
Nội dung đã rõ rồi.
Truyện đã dịch, sang bản nhiều thứ tiếng rồi.
Phim ảnh lên cốt truyện cũng … nhiều lần rồi.
.. vì thế nó là KINH ĐIỂN.
Mình chỉ đang muốn xen vào vài cốt truyện khác, vài sự kiện thực tế khác cũng na ná như "Nhân chứng buộc tội" - tức là sau một hồi phân giải của Toà, bị cáo lại trở thành trắng án. Hoặc sau một hồi luận giải của Toà, các nhân chứng, tình nghi … vô tội, hoặc, Toà cũng không rõ ai là người phạm tội.
1. Đầu tiên sơ lược những gì và logic khiến Nhân chứng buộc tội được dựng lên Phim:
Một vụ án giết người được xảy ra. Thủ phạm X rất biết che dấu và đã kết hợp với một Nhân chứng Y dùng ba tấc lưỡi để biến… lời kết tội từ nhân chứng Y đang ở phiên toà thành: bất hợp lý. Dẫn tới toà tha bổng hoặc xem nhẹ án cho Tên tội phạm X.
Rất hay đúng ko các bạn?
Từ 1925.
Còn những người viết đương thời…
- Liệu Keigo Higashino có viết được như thế ko ạ?
- Liệu pháp y Tần Minh có logic được hay như thế ko ạ?
- Liệu Stephen King có lập luận logic xuất chúng như thế ko?
Theo mình rất ít tác giả nghĩ ra, và viết được kịch bản như trên
2. Kiểu truyện giống với truyện trên (trong Cổ tích Việt Nam hay gọi là Khảo Dị) - Trong rừng trúc - Akutagawa Ryunosuke
Cũng có một vụ án mạng. Và có 3-4 nhân chứng, cũng coi là kẻ tình nghi đề kể cho toà một câu chuyện về sự việc với nạn nhân theo một chiều mà… rất thuyết phục. Cuối cùng Toà cũng ko bắt tội ai và ko biết xử lý ai là kẻ giết người.
3. Khảo Dị - Trạng Quỳnh Việt Nam và đám lâu la của trọc phú đòi phóng uế vào nhà, vườn của Trạng
Trong một diễn biến, vì thù hằn và được lệnh quan trên. Trọc phú cùng đám tuỳ tùng được lệnh vào vườn nhà Trạng Quỳnh bậy bạ phóng uế. Xong lại bị lý lẽ này đẩy lùi: Là Trạng đã cấm kẻ nào phóng uế mà kèm tiểu tiện thì.. cắt!!!! Thế là lũ tuỳ tùng ko kẻ nào thi hành lệnh cả!
.
.
4. Khảo Dị - Người lái buôn thành Venice - Shakespeare
Khi là luật sư (cô gái người yêu bị cáo) để biện hộ cho người yêu mình khỏi kẻ đòi kiện phải cắt 1 pound ….thịt. Nữ luật sữ đã tranh biện là: Nếu mất một chút máu của thân chủ sẽ là vi phạm. Thế là: toà đạnh xử hoà cho đôi bên.
5. Khảo Dị - Độc Dược - Dorothy L. Sayers
Lại có vụ án đầu độc bằng độc dược X. Xong kẻ giết người lại dùng độc dược X dạng nhẹ để … khi ra tay với nạn nhân, độc dược không hề hấn gì với bản thân. Vì thế kẻ tình nghi nhất cũng không bị…thụ án. Thật dã man con ngan!
6. Khảo Dị - Vụ án tượng chim ưng- Dashiell Hammett
Tượng chim ưng bằng vàng rất cao quý. Và nhiều bên, ai cũng muốn tranh lấy. Hay nhất là các bên đẩy quả bóng cho nhau tới khi có án mạng xảy ra. Cuối cùng tượng chim ưng là giả. Và hay hơn nữa là thực sự lại là cuộc tình chứ.. chẳng phải chim ưng vàng bạc gì cả. Lúc này thì cũng phải cáo buộc cho ai đó là bị cáo. Nhưng rất may cho anh thanh tra là tỉnh ngộ nhanh và tí nữa thì liên luỵ.
.
.
7. Khảo Dị - Hàng tá vụ án kiểu lừa tình đoạt tiền…từ John Chrisham
Cùng lấy anh nhà giàu. Rồi cùng nhau đóng bảo hiểm. Rồi đùng cái báo chồng chết. Đùng cái báo ly dị. Rồi được đống tiền bảo hiểm… và chạy xa bay
8. Khảo Dị - Dùng thủ thuật chơi 2 ván cờ vua với 2 thiên tài cờ từ cô Tracy của Sidney Sheldon trong Nếu còn có ngày mai
Cô Tracy thật thiên tài khi thắng cả hai kiện tướng cờ trong khi cô.. chẳng biết chơi gì cả. Bằng cách cứ mỗi nước đi của vị này cô làm nước đi của chính cô sang vị kia. Thực ra là hai vị chơi với nhau. Còn cô chỉ là phương tiện truyền thông tin. Rồi cô thắng. Thực tế chính cô là kẻ lừa đảo. Và mọi ng luôn hân hoan cô Tracy thật tuyệt.
Còn bạn, bạn nghĩ sao?
--------------
Tụi mình, mèo Rôm, mèo BiBi, mèo TôTô luôn có cụ Agatha giám sát.
Thôi 8h30 sáng rồi, mình đi ngủ đây!
Mời các bạn đón đọc Nhân Chứng Buộc Tội của tác giả Agatha Christie & Lan Huế (dịch).