Tây Du kí của tác giả Ngô Thừa Ân, ra đời cách đây hơn năm trăm năm, là một trong bốn cuốn tiểu thuyết lớn hay nhất của Trung Quốc ([Tam quốc chí](https://www.dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=tam quốc diễn nghĩa), [Thủy hử](https://www.dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=thủy hử), Tây du kí, [Hồng lâu mộng](https://www.dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=hồng lâu mộng)).
Tây du kí là bộ tiểu thuyết vĩ đại, mượn thế giới thần thoại để phản ánh hiện thực xã hội đen tối lúc bấy giờ.
Do bắt nguồn từ những câu chuyện dân gian, nên ngôn ngữ Tây du kí dùng nhiều thành ngữ, tục ngữ, các nhà nghiên cứu gọi là cách ngôn, là những hạt minh châu lấp lánh, tạo thêm vẻ sáng, vẻ đẹp cho tác phẩm.
Mỗi câu cách ngôn như một ngọn đèn soi sáng trí tuệ, lương tri; có thể giúp người ta nâng cao phẩm đức, tự thay đổi tính cách, bỏ điều xấu, làm điều tốt, cải biến vận mệnh, lịch lãm trong việc đối nhân xử thế, thành công trong sự nghiệp và sống đẹp hơn.
Đó là tính giáo dục của cách ngôn, là mục đích của nền giáo dục nhân bản.
Sách tổng cọng có 79 câu ngắn gọn, dễ nhớ, thông dụng và với 79 câu chuyện minh họa được trích từ trong sử sách.
Mỗi câu cách ngôn như chiếc cầu nối giữa thế giới thần thoại với cõi người, giữa sự tưởng tượng kì ảo, biến hóa, với hiện thực sinh động; tạo nên điều kì thú của sách.
Có người cho rằng, khi đọc sách không nên quá câu nệ là sách đã viết gì ? Mà hãy hỏi là những gì sách đã gợi, đã đánh thức những cái vốn có trong ta ?
Từ khi ra đời, đến lúc lớn khôn, ai cũng thuộc một số câu thành ngữ, tục ngữ, cách ngôn, gần gũi, chân quê, do cha ông truyền lại.
Do đời sống bận rộn, hoặc không lưu tâm, nên chúng chìm khuất, như một túi khôn quý giá, bị bỏ quên cùng năm tháng.
Khi đọc sách cuốn sách này, những câu cách ngôn, tục ngữ, thành ngữ dân dã xưa cũ ấy, sẽ được đánh thức; túi khôn cha ông truyền lại vẫn mới mẻ tinh khôi, giúp ích cho chúng ta rất nhiều trên những nẻo đường đời.
***
Về nguyên tác Tây Du Ký:
Tây du ký là đỉnh cao sáng tạo trong lịch sử phát triển về tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc). Chủ nghĩa lãng mạn tích cực là đặc sắc nghệ thuật chủ yếu của nó. Nó đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của thần thoại cổ đại Trung Quốc, đã thể hiện sức sáng tạo vĩ đại và sức tưởng tượng phong phú của dân tộc Trung Hoa. "Chủ nghĩa lãng mạn là cơ sở của thần thoại" (lời của M.Goocki) Tây du ký chính là một bộ tiểu thuyết thần thoại trường thiên vĩ đại, lãng mạn tích cực. Thông qua hình thức ảo tưởng thần kỳ và nội dung bắt nguồn ở hiện thực mà cao hơn hiện thực. Tây du ký đã phản ánh đầy đủ, khúc chiết, phức tạp lý tưởng cao quý và đời sống hiện thực của nhân dân.
… Tây du ký có nội dung bắt nguồn ở hiện thực mà lại cao hơn hiện thực. Nó thông qua hình tượng nhân vật mà biểu hiện ra. Hình tượng nhân vật của Tây du ký đều có đầy đủ ý nghĩa hiện thực, nhưng đều không na ná hoặc đơn giản bắt chước hiện thực, cũng không khái quát chung chung mà cao hơn hiện thực nhiều. ở đây thiện thì càng thiện, ác thì càng ác, đều từ trên phương hướng của bản thân mình vượt cao hơn hiện thực mà đi vào phạm vi ảo tưởng hóa, lý tưởng hóa.
Trong Tây du ký hình thức kỳ ảo kết hợp với nội dung hiện thực cực lớn, đã đạt tới sự thống nhất khéo léo. Chính vì thế sự tưởng tượng của Tây du ký mới được biểu hiện ra có ý nghĩa biết bao, khỏe khoắn tốt đẹp, sinh động và thú vị biết bao! Hợp tình hợp lý khiến người tin phục và sáng ngời trí tuệ biết bao!
Tây Du Ký (phồn thể: 西遊記; giản thể: 西游记; bính âm: Xī Yóu Jì; Wade-Giles: Hsi Yu Chi), là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của tác giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) đi lấy kinh.
Trong tiểu thuyết, Trần Huyền Trang (陳玄奘) được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Theo ông là 4 đệ tử - một khỉ đá tên Tôn Ngộ Không (孫悟空), một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng (豬悟能) và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh (沙悟淨) - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã).
Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Hoa Đông, xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tìm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong Ngũ Hành Sơn 500 năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết.[cần dẫn nguồn]
Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành những mỹ nhân. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa,…
Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải đổi Bát vàng của Hoàng đế Đường Thái Tông tặng để nhận được kinh thật. Đây cũng được tính là một khổ nạn cho bốn thầy trò. Khi qua sông Thông Thiên, Tam Tạng gặp lại Lão Rùa năm xưa chở ông qua sông. Khi đang chở Tam Tạng qua giữa sông, Lão Rùa hỏi Tam Tạng rằng ông có hỏi Phật Tổ giúp lão rằng bao giờ lão tu đắc chính quả không, vì Tam Tạng quên hỏi nên bị Lão Rùa hất cả bốn thầy trò lẫn kinh văn xuống sông. Kinh văn bị ướt, sau khi phơi khô một số bị rách. Vì thế mà kinh về đến Trung thổ không được toàn vẹn.
Mời các bạn đón đọc Giải Mã Cách Ngôn Tây Du Ký (Thuật Xử Thế) của tác giả Đông A Sáng.