Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

U Mộng Ảnh

Đọc U mộng ảnh với trăng mờ phố núi

Tôi lên Buôn Ma Thuột đúng vào đầu mùa trăng. Dù là tiết Trung thu nhưng trăng lại rất mờ, gần như bị khuất sau những lớp mây đen nghịt. Những đồi thông nhấp nhô lặng lẽ dưới cơn mưa chiều, kéo dài theo con đường nhựa từ tỉnh Đăk Nông đến cầu 14, trông đẹp lạ. Bên kia cầu là thành phố Buôn Ma Thuột. Cơn mưa chiều rất nhẹ như muốn kéo bầu trời xuống thấp hơn một chút. Và cái se lạnh êm ả của thành phố cao nguyên làm hồn khách bỗng thấy ấm áp và yên tĩnh lạ thường.

Trong túi xách tôi là mấy trang U mộng ảnh của Trương Trào, mà tôi tìm được tình cờ trên Internet. Trương Trào tự Sơn Lai, hiệu Tâm Trai và Trọng Tử, người tỉnh An Huy, sinh năm 1650 (năm Thuận Trị thứ tám, đời Thanh), không rõ năm mất. Ông sáng tác không nhiều, trong đó nổi tiếng nhất là U mộng ảnh (bóng mờ trong cõi mộng). U mộng ảnh chỉ là một tập sách nhỏ gồm 220 câu cách ngôn của Trương Trào, phác hoạ ra một thế giới thơ mộng được nhìn qua đôi mắt tài hoa của một nghệ sĩ lớn, và nó đã làm say mê nhiều thế hệ văn nhân thi nhân Trung Quốc.

Nhiều người đọc những tác phẩm văn ngôn Trung Quốc thường chê lối văn biền ngẫu, vì cho rằng đó là lối văn sáo mòn về hình thức và nhạt nhẽo về nội dung. Điều đó có lẽ chỉ đúng với những tác giả bất tài. Nhiều câu văn biền ngẫu của Trương Trào đọc nghe ý vị lạ lùng, có lẽ vì nội dung hàm súc và tân kỳ của nó. Gần hai tuần trên cao nguyên, sống giữa cảnh thiên nhiên xinh đẹp, xa lìa cái xô bồ náo nhiệt của Sài Gòn, tôi mới có dịp thưởng thức trọn vẹn những câu cách ngôn đầy thi vị trong văn phong bay bướm của Trương Trào. Dù đã thay đổi nhiều nhưng Buôn Ma Thuột vẫn còn bóng dáng của một phố núi. Thiên nhiên vẫn còn đẹp lắm với những bản làng vùng xa và những nhà sàn nhả khói trong bóng sương chiều.

Có về lại với thiên nhiên, ta mới cảm nhận được Hoá công quả là một nghệ sĩ vĩ đại khi kiến tạo nên những diệu cảnh của trần gian để ban cho con người làm tặng vật. Và chỉ có người nghệ sĩ mới biết cảm nhận tặng vật đó để biến diệu cảnh trong thiên nhiên thành diệu cảnh trong lòng.

Có cảnh sơn thuỷ trên đất, có cảnh sơn thuỷ trên tranh, có cảnh sơn thuỷ trong mộng, có cảnh sơn thuỷ trong lòng. Cảnh sơn thuỷ trên đất đẹp ở gò hang u tịch, cảnh sơn thuỷ trên tranh đẹp ở bút mực lâm ly, cảnh sơn thuỷ trong mộng đẹp ở cảnh tượng biến ảo, cảnh sơn thuỷ trong lòng đẹp ở vị trí tự nhiên. (Hữu địa thượng chi sơn thuỷ, hữu hoạ thượng chi sơn thuỷ, hữu mộng trung chi sơn thuỷ, hữu hung trung chi sơn thuỷ. Địa thượng giả diệu tại khưu hác thâm thuý; hoạ thượng giả diệu tại bút mặc lâm ly; mộng trung giả diệu tại cảnh tượng biến ảo; hung trung giả diệu tại vị trí tự như.)

Bóng sông núi trong vừng trăng là địa lý trong thiên văn, hình tượng trăng sao trên sông nước là thiên văn trong địa lý. (Nguyệt trung sơn hà chi ảnh, thiên văn trung địa lý dã; thuỷ trung tinh nguyệt chi tượng, địa lý trung thiên văn dã.)

U mộng ảnh quả là tác phẩm tuyệt vời của một người nghệ sĩ đem tài hoa vào đời để đi tìm và thưởng ngoạn cái Đẹp. Chỉ những tâm hồn tài hoa chân chính mới biết nâng niu và trân trọng cái Đẹp:

Vì trăng mà lo mây, vì sách mà lo mối mọt, vì hoa mà lo gió mưa, vì tài tử giai nhân mà lo mệnh bạc, đó thực là tấm lòng Bồ Tát vậy. (Vị nguyệt ưu vân; vị thư ưu đố; vị hoa ưu phong vũ; vị tài tử giai nhân ưu mệnh bạc; chân thị Bồ Tát tâm trường.)

Chỉ những người như thế mới biết biến trần gian thành một vườn địa đàng thực sự, vì biết dùng:

Một chữ tình để duy trì thế giới, một chữ tài để tô điểm càn khôn. (Tình chi nhất tự, sở dĩ duy trì thế giới; tài chi nhất tự, sở dĩ phấn sức kiền khôn.)

Đọc U mộng ảnh, lắm phen tôi phải giật mình tự hỏi tại sao chúng ta lại cứ mãi bon chen trong thế giới vật chất để tồn tại mà quên mất ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Rốt cuộc thì cõi đời là một thiên đường để con người hưởng thụ hay chỉ là nơi buộc con người phải lao động khổ sai? Sao chúng ta lại cứ phải suốt đời lao động quần quật để hì hục vun đắp thêm cho cái khối lượng vật chất thường đã vượt quá nhu cầu sống thường ngày, mà không chịu bỏ ra những phút giây nhàn nhã để nhìn lại cuộc sống với muôn ngàn điều kỳ diệu quanh ta?

Đứng trên lầu ngắm núi, đứng đầu thành ngắm tuyết, ngồi trước đèn ngắm hoa, ngồi trong thuyền ngắm ráng chiều, dưới trăng ngắm mỹ nhân, mỗi cảnh đều có tình riêng. (Lâu thượng khán sơn; thành đầu khán tuyết; đăng tiền khán hoa; chu trung khán hà; nguyệt hạ khán mỹ nhân; lánh thị nhất phiên tình cảnh.)

Ánh nắng của núi, tiếng chảy của nước, màu sắc của trăng, hương thơm của hoa, vẻ nho nhã của văn nhân, dáng yêu kiều của mỹ nhân đều là những thứ không thể dùng tên gọi mà hình dung ra được, không thể nào nắm bắt được, quả đủ để làm ngơ ngẩn mộng hồn, đảo điên thần tứ! (Sơn chi quang; thuỷ chi thanh; nguyệt chi sắc; hoa chi hương; văn nhân chi vận trí; mỹ nhân chi tư thái; giai vô khả danh trạng, vô khả chấp trước. Chân túc dĩ nhiếp chiêu hồn mộng, điên đảo tình tứ!)

Chúng ta cứ hợm hĩnh vì những ngôi nhà cao tầng, vì những chiếc xe hơi bóng lộn, vì những bữa ăn trong nhà hàng sang trọng, vì những mối quan hệ giao du với những nhân vật tầm cỡ trong xã hội, như những thằng hề mãi múa may trên sân khấu đời “full of sound and fury”, mà không bao giờ hiểu được rằng dưới con mắt của Hoá công, đó chỉ là cuộc sống dung tục đầy thảm hại. Những người hưởng thụ thế giới đâu phải là những kẻ nhiều tiền lắm của mà chính là những người mang tâm hồn nghệ sĩ và hiểu được triết lý của chữ nhàn.

Con người không gì vui cho bằng nhàn. Nhàn đâu phải là không có gì để làm. Có nhàn mới đọc được sách, có nhàn mới du ngoạn được danh lam thắng cảnh, có nhàn mới giao du được với những bạn có ích, có nhàn mới uống được rượu, có nhàn mới viết được sách. Niềm vui trong thiên hạ, còn có gì lớn hơn nó nữa? (Nhân mạc lạc ư nhàn, phi vô sở sự sự chi vị dã. Nhàn tắc năng độc thư, nhàn tắc năng du danh thắng, nhàn tắc năng giao ích hữu, nhàn tắc năng ẩm tửu, nhàn tắc năng trước thư. Thiên hạ chi lạc, thục đại ư thị?)

Đã lâu lắm rồi, tại một quán cà phê thung lũng nơi phố núi, tôi mới hưởng được cái thú ngồi uống cà phê một mình giữa cái yên tĩnh của bóng chiều hôm. Cái tĩnh lặng của cảnh vật đã lan toả thành cái tĩnh lặng trong lòng khách. Còn gì thú vị hơn, khi cùng Trương Trào ngắm những tảng đá đặt bên gốc cây để thưởng ngoạn một cảnh vườn u nhã:

Đá đặt bên gốc mai nên cổ kính, đá đặt dưới gốc tùng nên thô, đá đặt bên gốc trúc nên gầy, đá đặt trong bồn nên tinh xảo. (Mai biên chi thạch nghi cổ; tùng hạ chi thạch nghi chuyết; trúc bạng chi thạch nghi sấu; bồn nội chi thạch nghi xảo.)

Chỉ một cánh bướm vờn hoa trong ánh nắng thoi thóp trên thảm cỏ xanh, nhưng cả khu vườn như rực sáng qua một câu văn tinh tế:

Bướm là hoá thân của tài tử, hoa là biệt hiệu của mỹ nhân. (Điệp vi tài tử chi hoá thân, hoa nãi mỹ nhân chi biệt hiệu.)

Tiếng chim hót, tiếng côn trùng rả rích đêm thâu, tiếng suối nước róc rách… từ lâu đã chết trong tâm hồn chúng ta, thay vào đó là những thanh âm xô bồ của cuộc sống luôn hỗn loạn vì đồng bạc; hình ảnh vầng trăng mênh mang trên sông nước, hay cảnh mây bay trên rừng núi trong bóng chiều hôm đã bị nhoà đi trong cảnh ngựa xe náo nhiệt. Chúng ta cứ bị cuốn theo cảnh đó mà không cảm nhận được rằng:

Mùa xuân nghe tiếng chim hót, mùa hè nghe tiếng ve ngâm, mùa thu nghe tiếng côn trùng rả rích, mùa đông nghe tiếng tuyết rơi, ban ngày nghe tiếng đánh cờ, dưới trăng nghe tiếng tiêu réo rắt, trong núi nghe tiếng gió thổi ngàn thông, bên nước nghe tiếng sóng vỗ, mới không sống uổng phí một đời. (Xuân thính điểu thanh; hạ thính thiền thanh; thu thính trùng thanh; đông thính tuyết thanh; bạch trú thính kỳ thanh; nguyệt hạ thính tiêu thanh; sơn trung thính tùng phong thanh; thuỷ tế thính nội nãi thanh; phương bất hư sinh thử nhĩ.)

Dưới thông nghe tiếng đàn cầm, dưới trăng nghe tiếng tiêu, bên khe nghe tiếng thác đổ, trong núi nghe tiếng tụng kinh, tai nghe ra mỗi tiếng đều có ý vị riêng. (Tùng hạ thính cầm; nguyệt hạ thính tiêu; giản biên thính bộc bố; sơn trung thính phạn bối, giác nhĩ trung biệt hữu bất đồng.)

Dưới trăng bàn thiền, thú vị càng man mác; dưới trăng luận kiếm, can đảm càng bồng bột; dưới trăng bàn thơ, phong thái càng u nhã; dưới trăng ngắm mỹ nhân, tình ý càng nồng thắm (Nguyệt hạ đàm thiền, chỉ xúc ích viễn; nguyệt hạ thuyết kiếm, can đảm ích chân; nguyệt hạ luận thi, phong trí ích u; nguyệt hạ đối mỹ nhân, tình ý ích đốc.)

Đúng là chúng ta đã sống quá lãng phí trước những tặng vật kỳ diệu của Thượng đế. Sống mà mắt như mù, tai như điếc trước thiên nhiên. Càng đọc U mộng ảnh chúng ta càng thấy cuộc sống ta lâu nay thảm hại là ngần nào. Chúng ta mãi bươn chải lao lướt theo cuộc sống, dùng mọi thủ đoạn để tồn tại với đủ mọi thứ tiện nghi vật chất phù phiếm, mà không hề biết cách:

Gầy hoa để gọi bướm, chất đá để mời mây, trồng thông để đón gió, chứa nước để gọi bèo; xây đài cao để mời trăng, trồng chuối để đón mưa, trồng liễu để gọi ve. (Nghệ hoa khả dĩ khiêu điệp; luỹ thạch khả dĩ khiêu vân; tài tùng khả dĩ khiêu phong; trữ thuỷ khả dĩ khiêu bình; trúc đài khả dĩ khiêu nguyệt; chủng tiêu khả dĩ khiêu vũ; trí liễu khả dĩ khiêu thiền.)

Ngồi một mình giữa thung lũng đọc U mộng ảnh quả là một lạc thú trên đời. Song tôi thắc mắc mãi vì sao tiêu đề lại là U mộng ảnh? Đó là bóng mờ trong cõi mộng hay là chiếc bóng lẻ loi trong cõi mộng u buồn? Phải chăng ta chỉ thưởng ngoạn được vẻ đẹp của thế giới khi nhìn nó qua cõi mộng, như Trang Chu hoá bướm ngày xưa [1] ?

Trang Chu mộng thấy mình hoá thành bướm, đó là cái may mắn của Trang Chu; bướm nếu mộng thấy mình hoá thành Trang Chu, thì đó là cái bất hạnh của bướm. (Trang Chu mộng vi hồ điệp, Trang Chu chi hạnh dã; hồ điệp mộng vi Trang Chu, hồ điệp chi bất hạnh dã.)

Giữa bóng trăng mờ ảo, lại ngồi một mình nơi quán cóc vắng vẻ ở vùng ngoại ô tĩnh lặng của thành phố cao nguyên, trong bụi cỏ rậm là tiếng côn trùng rả rích, tôi chợt nghiệm ra ý nghiã của chữ “u mộng” và thấy thấm thía biết bao khi đọc:

Đêm thanh ngồi cô độc, mời trăng kể lể chuyện buồn; canh khuya ngủ một mình, gọi dế nói niềm sầu hận (Thanh tiêu độc toạ, yêu nguyệt ngôn sầu; lương dạ cô miên, hô cung ngữ hận.)

Mà có đêm trăng mờ nào trên cao nguyên lại không gợi lên bao nỗi buồn man mác?

Ban Ma Thuột, Trung Thu 2006

Huỳnh Ngọc Chiến

***

U mộng ảnh (幽夢影) là tên một tập sách nổi tiếng của nhà văn Trương Trào đời Thanh. Tập sách gồm 220 câu cách ngôn nói về nghệ thuật thưởng thức đời sống, về sau rất được giới văn nhân tài tử ưa chuộng.

"Hoa không thể không có bướm, núi không thể không có suối, đá không thể không có rêu, nước không thể không có rong, cây lớn không thể không có dây leo, và người không thể không nghiền một thứ gì"

"Hoa không nên thấy rụng, trăng không nên thấy chìm, mỹ nhân không nên thấy chết yểu"

"Mỹ nhân hơn hoa ở chỗ biết nói; hoa hơn mỹ nhân ở chỗ tỏa hương. Nếu không được cả hai thì bỏ hương mà lưa biết nói. Thường hoa đẹp thì không thơm, cánh nhiều tầng thì không thành trái"

"Răn mình thì nên như cái khí mùa thu, xử thế thì nên như cái khí mùa xuân.

"Mưa có thể làm cho ngày ngắn và đêm dài"

"Mưa xuân mưa như chiếu vua ban ân, mưa hè như chiếu vua xá tội, mưa thu như tiếng điếu người chết"

"Gió xuân như rượu, gió hè như trà, gió thu như khói, gió đông như gừng, cải"

"Không có cái gì vui bằng nhàn, nhàn không phải là không làm một việc gì. Có nhàn mới đọc được sách, mới đi coi được những thắng cảnh, mới giao du được những bạn bè có ích, mới uống rượu được, mới viết sách được. Có cái vui nào lớn hơn như vậy nữa"

"Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ"

Phải thừa nhận một điều rằng, tôi đọc hết cả tác phẩm mà lòng cảm thấy vẫn chưa đủ, cứ muốn tác phẩm này phải là 2200 câu thì mới thoả được lòng mình. Và tôi nhận ra là áng văn tuyệt diệu này kích thích sự ham đọc của tôi lên đến cảnh giới tột độ, kích thích nguồn cảm hứng của tôi trong việc sáng tác, giúp tôi cảm nhận được nhiều hơn về cuộc sống quanh mình. Qua đó, tôi nhận ra rằng cuộc sống của mình quá thiếu thốn và nghèo khổ, nhưng không phải nghèo tiền nghèo bạc mà là nghèo tinh thần.

Đọc U mộng ảnh với trăng mờ phố núi:

Tôi lên Buôn Ma Thuột đúng vào đầu mùa trăng. Dù là tiết Trung thu nhưng trăng lại rất mờ, gần như bị khuất sau những lớp mây đen nghịt. Những đồi thông nhấp nhô lặng lẽ dưới cơn mưa chiều, kéo dài theo con đường nhựa từ tỉnh Đăk Nông đến cầu 14, trông đẹp lạ. Bên kia cầu là thành phố Buôn Ma Thuột. Cơn mưa chiều rất nhẹ như muốn kéo bầu trời xuống thấp hơn một chút. Và cái se lạnh êm ả của thành phố cao nguyên làm hồn khách bỗng thấy ấm áp và yên tĩnh lạ thường.

Trong túi xách tôi là mấy trang U mộng ảnh của Trương Trào, mà tôi tìm được tình cờ trên Internet. Trương Trào tự Sơn Lai, hiệu Tâm Trai và Trọng Tử, người tỉnh An Huy, sinh năm 1650 (năm Thuận Trị thứ tám, đời Thanh), không rõ năm mất. Ông sáng tác không nhiều, trong đó nổi tiếng nhất là U mộng ảnh (bóng mờ trong cõi mộng). U mộng ảnh chỉ là một tập sách nhỏ gồm 220 câu cách ngôn của Trương Trào, phác hoạ ra một thế giới thơ mộng được nhìn qua đôi mắt tài hoa của một nghệ sĩ lớn, và nó đã làm say mê nhiều thế hệ văn nhân thi nhân Trung Quốc.

Nhiều người đọc những tác phẩm văn ngôn Trung Quốc thường chê lối văn biền ngẫu, vì cho rằng đó là lối văn sáo mòn về hình thức và nhạt nhẽo về nội dung. Điều đó có lẽ chỉ đúng với những tác giả bất tài. Nhiều câu văn biền ngẫu của Trương Trào đọc nghe ý vị lạ lùng, có lẽ vì nội dung hàm súc và tân kỳ của nó. Gần hai tuần trên cao nguyên, sống giữa cảnh thiên nhiên xinh đẹp, xa lìa cái xô bồ náo nhiệt của Sài Gòn, tôi mới có dịp thưởng thức trọn vẹn những câu cách ngôn đầy thi vị trong văn phong bay bướm của Trương Trào. Dù đã thay đổi nhiều nhưng Buôn Ma Thuột vẫn còn bóng dáng của một phố núi. Thiên nhiên vẫn còn đẹp lắm với những bản làng vùng xa và những nhà sàn nhả khói trong bóng sương chiều.

Có về lại với thiên nhiên, ta mới cảm nhận được Hoá công quả là một nghệ sĩ vĩ đại khi kiến tạo nên những diệu cảnh của trần gian để ban cho con người làm tặng vật. Và chỉ có người nghệ sĩ mới biết cảm nhận tặng vật đó để biến diệu cảnh trong thiên nhiên thành diệu cảnh trong lòng.

Có cảnh sơn thuỷ trên đất, có cảnh sơn thuỷ trên tranh, có cảnh sơn thuỷ trong mộng, có cảnh sơn thuỷ trong lòng. Cảnh sơn thuỷ trên đất đẹp ở gò hang u tịch, cảnh sơn thuỷ trên tranh đẹp ở bút mực lâm ly, cảnh sơn thuỷ trong mộng đẹp ở cảnh tượng biến ảo, cảnh sơn thuỷ trong lòng đẹp ở vị trí tự nhiên. (Hữu địa thượng chi sơn thuỷ, hữu hoạ thượng chi sơn thuỷ, hữu mộng trung chi sơn thuỷ, hữu hung trung chi sơn thuỷ. Địa thượng giả diệu tại khưu hác thâm thuý; hoạ thượng giả diệu tại bút mặc lâm ly; mộng trung giả diệu tại cảnh tượng biến ảo; hung trung giả diệu tại vị trí tự như).

Bóng sông núi trong vừng trăng là địa lý trong thiên văn, hình tượng trăng sao trên sông nước là thiên văn trong địa lý. (Nguyệt trung sơn hà chi ảnh, thiên văn trung địa lý dã; thuỷ trung tinh nguyệt chi tượng, địa lý trung thiên văn dã).

U mộng ảnh quả là tác phẩm tuyệt vời của một người nghệ sĩ đem tài hoa vào đời để đi tìm và thưởng ngoạn cái Đẹp. Chỉ những tâm hồn tài hoa chân chính mới biết nâng niu và trân trọng cái Đẹp

***

Trương Triều (张潮) tên chữ Sơn Lai (山来), hiệu Tâm Trai (心斋), người tỉnh An Huy (安徽), sinh năm 1650 vào năm Thuận Trị thứ tám, đời Thanh, không rõ năm mất. Tiểu sử của ông rất ít, hậu thế biết đến ông nhờ tác phẩm để lại. Ông là một nhà thơ, nhà văn, nổi tiếng với tập "U mộng ảnh" (幽夢影), và "Ngu sơ tân chí" (虞初新志).

“U mộng ảnh” là một tập sách gồm 220 câu cách ngôn nói về nghệ thuật thưởng thức đời sống, về sau rất được giới văn nhân tài tử ưa chuộng. Lâm Ngữ Đường nhận xét: "Cuốn "U mộng ảnh" của ông chứa nhiều câu cách ngôn cũng như nhiều tác phẩm khác của Trung Hoa, nhưng không cuốn nào bằng cuốn của ông. Cách ngôn của ông so với ngạn ngữ thì không khác chi truyện của Andersen so với truyện thần tiên của Anh, hoặc những khúc ca của Schubert so với các khúc dân ca. Cuốn đó được văn nhân Trung Hoa rất thích đọc và nhiều nhà đọc xong, ghi thêm ít lời phê bình trang nhã."

Tại Việt Nam, “U mộng ảnh” đã được dịch giả Huỳnh Ngọc Chiến biên dịch và chú thích 215 câu (Nxb Văn hóa Thông tin, 2007). Cuốn ebook này được thực hiện bởi yeuchip, theo ấn bản điện tử của http://codatu.wordpress.com, giới thiệu 200 câu trích từ bản của Huỳnh Ngọc Chiến.

U mộng ảnh

1. Kinh sách nên đọc vào mùa đông, vì tinh thần được chuyên nhất; sử nên đọc vào mùa hè, vì ngày dài; chư tử nên đọc vào mùa thu, vì nhiều ý lạ; sách các nhà khác nên đọc vào mùa xuân, vì khí trời thoải mái.

讀 經 宜 冬, 其 神 專 也 ; 讀 史 宜 夏, 其 時 久 也 ; 讀 諸 子 宜 秋, 其 致 別 也 ;讀 諸 集 宜 春 其 機 暢 也。

Độc kinh nghi đông, kỳ thần chuyên dã; độc sử nghi hạ, kỳ thời cửu dã; độc chư tử nghi thu, kỳ trí biệt dã; độc chư tập nghi xuân, kỳ cơ sướng dã.

2. Kinh truyện[1] nên đọc một mình, mà sử giám[2] nên đọc cùng bạn.

經 傳 宜 獨 坐 讀,史 鑑 宜 與 友 共 讀。

Kinh truyện nghi độc tọa độc; sử giám nghi dữ hữu cộng độc.

3. Không thiện không ác là bậc thánh, nhiều thiện ít ác là bậc hiền, ít thiện nhiều ác là hạng người tầm thường, có ác không thiện là hạng tiểu nhân, có thiện không ác là hàng Tiên, Phật.

無 善 無 惡 是 聖 人, 善 多 惡 少 是 賢 者, 善 少 惡 多 是 庸 人, 有 惡 無 善 是小 人, 有 善 無 惡 是 仙 佛。

Vô thiện vô ác thị thánh nhân; thiện đa ác thiểu thị hiền giả; thiện thiểu ác đa thị dung nhân; hữu ác vô thiện thị tiểu nhân; hữu thiện vô ác thị Tiên Phật.

4. Trong thiên hạ có được một người tri kỷ, thì không còn ân hận gì nữa. Đâu phải chỉ có con người mới thế, mà cả vật cũng vậy. Như cúc lấy Đào Uyên Minh[3] làm tri kỷ, mai lấy Hòa Tĩnh[4] làm tri kỷ, trúc lấy Tử Do[5] làm tri kỷ, sen lấy Liêm Khê[6] làm tri kỷ, thuần lư lấy Quý Ưng[7] làm tri kỷ, chuối lấy Hoài Tố[8] làm tri kỷ, dưa lấy Thiệu Bình[9]làm tri kỷ, gà lấy Xử Tông[10] làm tri kỷ, ngỗng lấy Hữu Quân[11] làm tri kỷ, đào lấy những người trốn vua Tần[12] làm tri kỷ, hạnh lấy Đổng Phụng[13] làm tri kỷ, đá lấy Mễ Điên[14] làm tri kỷ, quả vải lấy Thái Chân[15] làm tri kỷ, trà lấy Lư Đồng[16], Lục Vũ[17]làm tri kỷ, cỏ thơm lấy Linh Quân[18] làm tri kỷ, trống lấy Nễ Hành[19] làm tri kỷ, tỳ bà lấy Minh Phi[20] làm tri kỷ, … Một khi đã gắn bó thì ngàn thu không đổi. Còn thông đối với Tần Thủy Hoàng[21], hạc đối với Vệ Ý Công[22] thì đúng là không có duyên vậy.

天 下 有 一 人 知 己, 可 以 不 恨。不 獨 人 也, 物 亦 有 之。如 菊 以 淵 明 為 知 己;梅 以 和 靖 為 知 己; 竹 以 子 猷 為 知 己; 蓮 以 濂 溪 為 知 己; 桃 以 避 秦 人 為 知 己; 杏以 董 奉 為 知 己; 石 以 米 顛 為 知 己; 荔 枝 以 太 真 為 知 己; 茶 以 盧 仝, 陸 羽 為 知己; 香 草 以 靈 均 為 知 己; 莼 鱸 以 季 鷹 為 知 己; 蕉 以 懷 素 為 知 己; 瓜 以 邵 平 為 知己; 雞 以 處 宗 為 知 己; 鵝 以 右 軍 為 知 己; 鼓 以 祢 衡為 知 己; 琵 琶 以 明 妃 為 知 己… 一 與 之 訂, 千 秋 不 移。若 松 之 於 秦 始; 鶴 之 於 衛 懿; 正 所 謂 不 可 與 作 緣 者也。

Thiên hạ hữu nhất nhân tri kỷ, khả dĩ bất hận. Bất độc nhân dã, vật diệc hữu chi. Như cúc dĩ Uyên Minh vi tri kỷ; mai dĩ Hòa Tĩnh vi tri kỷ; trúc dĩ Tử Do vi tri kỷ; liên dĩ Liêm Khê vi tri kỷ; đào dĩ tỵ Tần nhân vi tri kỷ; hạnh dĩ Đổng Phụng vi tri kỷ; thạch dĩ Mễ Điên vi tri kỷ; lệ chi dĩ Thái Chân vi tri kỷ; trà dĩ Lô Đồng, Lục Vũ vi tri kỷ; hương thảo dĩ Linh Quân vi tri kỷ; thuần lư dĩ Quý Ưng vi tri kỷ; tiêu dĩ Hoài Tố vi tri kỷ; qua dĩ Thiệu Bình vi tri kỷ; kê dĩ Xử Tông vi tri kỷ; nga dĩ Hữu Quân vi tri kỷ; cổ dĩ Nễ Hoành vi tri kỷ; tỳ bà dĩ Minh Phi vi tri kỷ … nhất dữ chi đính, thiên thu bất di. Nhược tùng chi ư Tần Thủy; hạc chi ư Vệ Ý; chính sở vị bất khả dữ tác duyên giả dã.

5. Vì trăng mà lo mây che, vì sách mà lo mối mọt, vì hoa mà lo gió mưa, vì tài tử giai nhân mà lo mệnh bạc, đó thực là tấm lòng Bồ Tát vậy.

為 月 憂 雲, 為 書 憂 蠹, 為 花 憂 風 雨, 為 才 子 佳 人 憂 命 薄, 真 是 菩 薩 心腸。

Mời các bạn đón đọc U Mộng Ảnh của tác giả Trương Trào & Huỳnh Ngọc Chiến (dịch).