Dưới con mắt của các nhà chuyên môn, tác phẩm này ẩn giấu một công trình thú vị và tin cậy. Hơn thế, nó còn có thể cung cấp các công cụ thực tế: bất cứ khi nào cần phải trình bày một bức tranh chính xác về Nam kỳ, người ta không thể không viện dẫn.
Tác phẩm được đăng lần đầu (nhiều kỳ) trên tờ Công báo Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín) vào năm 1875 và 1876, xuất bản dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa.
Nhưng vào thời điểm đó, tờ báo này, chính thức chỉ được in với số lượng rất nhỏ; vì rất nhiều lý do, hầu hết đã thất lạc và đến lúc này rất khó để có được bộ sưu tập một cách thuận tiện. Đây là lý do tại sao Aperçu (Tổng quan) hoàn toàn bị bỏ qua không chỉ ở Sài Gòn mà đặc biệt cả ở Pháp. Cũng vì lý do này mà Jules Silvestre đã tiến hành định bản để xuất bản nó cùng với việc viết thêm những thông tin bổ sung và chú giải.
Nghiên cứu này được xuất bản mà không có tên tác giả. Trên thực tế, đó không phải là công trình của một người: chỉ cần đọc nó sẽ nhận ra đó là bản tóm tắt các quan sát chính xác, được theo dõi trong nhiều năm và trên các địa điểm khác nhau của đế quốc An Nam, bởi những con người thành tín, sống hòa nhập với người An Nam và do đó, được đánh giá cao và mô tả chính xác các sự việc về đời sống dân chúng. Họ hết sức thận trọng trong các vấn đề của chính quyền và luật pháp, chứng tỏ rằng họ đã sống xa các cơ quan công quyền, và những cân nhắc này cũng gợi ý cho chúng ta rằng tài liệu này lấy cơ sở dữ liệu từ các nhà truyền giáo Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Ai đó trong số họ, có lẽ là ngài Grand de la Liraye đã phải đúc kết, sắp xếp theo thứ tự và hoàn thành vào năm 1859, để khai sáng cho Tổng tư lệnh Lực lượng viễn chinh Pháp, và Thống đốc thuộc địa Nam kỳ đánh giá cao sự chính xác có giá trị của nó, đã cho công bố tác phẩm năm 1875.
Sau phần đầu tiên, khi tôn trọng một cách nghiêm cẩn văn bản gốc, Jules Silvestre mạn phép thêm một Phụ lục để làm thành phần thứ hai của cuốn sách. Các ghi chú trong phần này có thể đem lại một vài lợi ích, một số ghi chú bổ sung cho những sự kiện các chi tiết vốn bị bỏ qua nhưng đầy quan trọng và không được trình bày; một số khác có mục đích làm rõ hoặc hoàn thiện các chủ đề chưa được xử lý thỏa đáng hoặc bị các tác giả của Aperçu (Tổng quan) bỏ sót.
Cuốn sách được chia làm 2 phần:
Ra đời trước tác phẩm Tâm lý dân tộc An Nam của Paul Giran gần năm mươi năm, Aperçu (Tổng quan) này có một vị thế khác, và có một cách đánh giá cũng tương đối khác.
Và còn rất nhiều điều thú vị nữa còn có trong cuốn sách.
***
Qua ghi chép của các tác giả, Đế quốc An Nam và người dân An Nam (NXB Đà Nẵng) là bức tranh tổng thể, đa diện về đất nước và con người An Nam với những gam màu, sắc thái dễ chịu và mang tính tích cực.
'Đế quốc An Nam và người dân An Nam' bức tranh đa diện
Đế quốc An Nam và người dân An Nam được đăng lần đầu (nhiều kỳ) trên tờ Công báo Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín) vào năm 1875 - 1876, xuất bản dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa. Năm 1889, Jules Silvestre, Giáo sư Trường Khoa học Chính trị Paris, tiến hành định bản phần nội dung công bố trên báo để in thành sách, ông cũng viết thêm tám đề mục và bổ sung một số chỉ dẫn thận trọng, nhằm cập nhật một tác phẩm theo ông là đã hoàn thành vào năm 1859, để khai sáng cho Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Pháp tại Nam kỳ lúc bấy giờ.
Không rõ tác giả cụ thể của tác phẩm này là ai, nhưng khi đọc kỹ nội dung, chúng ta có thể biết được họ là những người rời nước Pháp vào thập niên 1830 và chuyên sống với người An Nam trong hơn 15 năm, để tìm hiểu văn hóa, tập tính, lối sống, tính cách… của người An Nam. Một số thông tin đề cập trong sách dừng lại ngang thời điểm trước năm 1847; những việc khác kéo dài đến năm 1858.
Công trình thú vị
Đế quốc An Nam có bố cục gồm 5 chương, đề cập đến các vấn đề: địa lý, đất đai, khí hậu, sản vật, nhân chủng học, kiến thức, kỹ nghệ và hoạt động tiêu khiển của người An Nam. Các tác giả bỏ qua vài vấn đề quan trọng liên quan đến chính quyền, lịch sử đất nước An Nam; phần nội dung này sau đó được Jules Silvestre bổ sung trong Phần hai (Phụ lục) cùng với các nội dung khác (than đá, thuế khóa, dân số, tài chính và binh luật An Nam), nhằm làm rõ và hoàn thiện các chủ đề tổng quát quan trọng, hoặc để phát triển một số điểm lý thú giúp người đọc tiếp cận tác phẩm dễ dàng hơn.
Đây là công trình thú vị, là bản tóm tắt các quan sát gần, từ bên ngoài, trong một thời gian dài trên các địa điểm khác nhau của Đế quốc An Nam, bởi những con người sống thành tín và hòa nhập với người bản địa, do đó có độ tin cậy nhất định. Qua ghi chép của các tác giả, một bức tranh tổng thể, đa diện về đất nước và con người An Nam được trưng ra trước mắt người đọc với những gam màu, sắc thái dễ chịu và mang tính tích cực: “Đế quốc An Nam […] [là] một trong những cường quốc mạnh nhất châu Á, bởi những tiến bộ đạt được trong kỹ thuật chiến tranh, bằng cách áp dụng kỷ luật của người châu Âu” (tr.17), hoặc “quan trọng là phải xem họ [An Nam] như một quốc gia văn minh. […] xứng đáng được khách viễn du chú ý hơn” (tr.167)…
Đi tìm căn tính của người An Nam
Các tác giả đã thâm nhập vào bên trong xứ sở An Nam và đi khắp các tỉnh thành nhằm tìm hiểu đời sống, sinh hoạt làng xã, chuyện xây dựng và lưu trú, chuyện tiếp khách ở nhà và sống với gia đình, cách thức giáo huấn cho trẻ em và việc tác thành cho chúng ra sao, những nghi thức chôn cất người chết và để tang cho người qua đời… Từ đó, họ bước đầu ghi nhận sự nhất quán về mặt ngôn ngữ, phong tục và tập quán riêng; đánh giá được các thiết chế tôn giáo, chính trị và dân sự của An Nam; có được sự hiểu biết về tính cách và mức độ trí tuệ của người An Nam, nền văn minh, sự sung túc và quan trọng ở tầm mức một quốc gia.
Với cái nhìn thấu đáo từ quan sát và sự tiếp xúc gần, đời sống văn hóa tinh thần cũng như phong tục tập quán của người An Nam được mô tả tường tận và sống động, cả tốt lẫn xấu: Ít có nhà xây bằng gạch và lợp ngói, nhà gỗ được ưa chuộng, thuận tiện hơn, ít đòi hỏi bảo trì và tồn tại lâu hơn; Mọi người đàn ông trong gia đình đàng hoàng, tự cho là có tài khéo trong nhà, làm tất cả những đồ không có vẻ xa xỉ, như điêu khắc, chọn gỗ; Dáng đi nhanh nhẹn và năng động, thoạt đầu họ dè chừng và giữ lễ, sau đó lễ độ và niềm nở; Sự hiếu khách ở người dân nơi này là tính tốt bụng một cách tự nhiên; Người An Nam, được ăn mặc vào, không kém phần đĩnh đạc và có dáng vẻ trung thực; Người dân tốt bụng và dịu dàng, nói chung không vụ lợi; Người An Nam tốt và đằm tính, trí tuệ và biết cách vận dụng nó, họ nhân ái và rộng lượng; Khi tiếp lữ khách xa nhà, họ rất vui, rộng lòng chia sẻ chỗ ăn ngủ bình thường, và đón khách một cách vinh dự nhất mà họ có thể; Không bao giờ thấy người An Nam phàn nàn về việc có quá nhiều con, người ta coi đó là một phước lớn; Trong gia đình, người ta thấy họ sửa dạy những đứa con cả và con thứ, ngay khi đã lớn, với cái roi mây dữ dằn. Bởi roi mây là cách sửa dạy tốt nhất đối với sự vô lễ, khinh suất, lười biếng hoặc bồng bột của tuổi trẻ, khi sử dụng đúng, chừng mực và không có sự tức giận; Học chữ, một việc học kéo dài, có thể hết phần lớn cuộc đời một con người, và chiếm hết hai mươi đến ba mươi năm đầu của một nho sinh, trước khi anh ta có thể học được điều gì đó; Mọi phụ nữ, kể cả những người vợ, góa phụ hay thiếu nữ, giữ quyền hạn lớn ở nhà và trong làng xã của họ. Họ rất siêng năng trong công việc đồng áng và việc nhà, họ khéo léo và tiết kiệm; Người An Nam tức giận, nhưng họ không hằn thù; Cãi cọ, nguyền rủa và chửi bới rất sống động nhưng bạo hành, giết người, phóng hỏa cực kỳ hiếm; Nhẹ dạ, kiêu căng tự phụ; Mê sự hào nhoáng, thích khoe khoang, dũng cảm khi không cần phải dè dặt; Có thói quen vòng vo và tránh né; Háu ăn, cờ bạc và say rượu là những tệ nạn ở đất nước này…
Những nhận xét tinh tế, góc nhìn phê phán khác lạ từ bên ngoài gần 200 năm trước đem soi chiếu vào xã hội hiện tại có thể sẽ khiến nhiều độc giả ngày nay tự ái hoặc nổi giận. Tuy nhiên, tiếp nhận cuốn sách một cách tỉnh táo, lưu ý đến khung thời gian ra đời của nó, xem đó như một bức tranh sinh động về tự nhiên và xã hội An Nam một thuở, thì đây là một tài liệu tham khảo phong phú và hữu ích, với một số lời cảnh tỉnh cần thiết để soi lại chính mình.
Hơn một năm trước, cuốn sách Tâm lý dân tộc An Nam (xuất bản năm 1904 sau 3 năm tác giả Paul Giran sống và làm việc ở Đông Dương thuộc địa) được dịch sang Việt ngữ đã tạo ra những cuộc tranh luận về chính trị bản sắc, lịch sử thực dân, khoa học, nhân chủng và căn tính của người Việt trên báo chí cũng như cộng đồng mạng. Người thì khen Paul Giran thẳng thắn, có những nhận định xác đáng về tính cách, bản chất của người An Nam…; bên chê phê bình Paul Giran đã sai phương pháp khi dùng thuyết bất bình đẳng và nhãn quan thực dân đi khai hóa văn minh để nhìn người An Nam như một chủng tộc hạ đẳng. Trong khi đó, ra đời trước Tâm lý dân tộc An Nam gần 50 năm và có mục đích viết tương đối khác, các tác giả Đế quốc An Nam và người dân An Nam đã có một đời sống gần gũi trong khoảng thời gian tương đối dài với người bản địa, có những góc nhìn sắc sảo, không thành kiến, thấu rõ tâm hồn và bản chất người An Nam, vì vậy những đức tính tốt cũng như thói hư tật xấu trong tính cách của người An Nam được họ mô tả tương đối khách quan và chừng mực.
***
REVIEW SÁCH: "ĐẾ QUỐC AN NAM VÀ NGƯỜI DÂN AN NAM: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ, SẢN VẬT, KỸ NGHỆ, PHONG TỤC VÀ TẬP QUÁN AN NAM"
Điều đặc biệt trong ấn phẩm này là mỗi bản in sẽ được tặng kèm bản đồ "An Nam đại quốc họa đồ", của Giám mục Taberd, bản đồ này còn có tên khác là bản đồ Taberd. Đây là tờ bản đồ đặc biệt và hiếm hoi về Việt Nam vào thế kỷ XIX
VỀ BẢN ĐỒ
Điều đặc biệt trong ấn phẩm này là mỗi bản in sẽ được tặng kèm bản đồ "An Nam đại quốc họa đồ", của Giám mục Taberd, bản đồ này còn có tên khác là bản đồ Taberd. Đây là tờ bản đồ đặc biệt và hiếm hoi về Việt Nam vào thế kỷ XIX, một trong những tài liệu quan trọng hàng đầu ủng hộ cho tuyên bố về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bản đồ được in 4 màu trên giấy couche 80gsm, khố 90x46cm, với độ phân giải cao.
Theo nhận định của TS. Trần Đức Anh Sơn:
“Đây là một bản đồ đặc biệt, trước tiên là bởi tên của nó. Bản đồ do một giám mục người Pháp thực hiện, nhưng tên của bản đồ được viết bằng 3 ngôn ngữ: 安南大國畫圖 (chữ Hán), An Nam đại quốc họa đồ (chữ Quốc ngữ) và Tabula Geographicaimperii Anamitici (chữ Latin), trong khi tất cả địa danh trên bản đồ, kể cả các địa danh thuộc Trung Hoa, Lào và Campuchia, đều được viết bằng chữ Quốc ngữ, còn chú dẫn (legenda) thì sử dụng cả chữ Quốc ngữ, chữ Latin và chữ Pháp.
Điều đặc biệt thứ hai là trên bản đồ có vẽ hình một cụm đảo ở giữa Biển Đông, nằm ở phía bắc vĩ tuyến 160 Bắc, phía đông kinh tuyến 1100 Đông, có dòng tiêu danh: ‘Paracel seu Cát Vàng’ (Paracel hoặc Cát Vàng). Dòng chữ này đã khẳng định nhóm đảo Paracel theo cách gọi của người phương Tây chính là (nhóm đảo) Cát Vàng (hay Hoàng Sa) theo cách gọi của người Việt đương thời."
VỀ TÁC PHẨM
Tác phẩm Đế quốc An Nam và người dân An Nam: Tổng quan về địa lý, sản vật, kỹ nghệ, phong tục và tập quán An Nam (L'empire d'Annam et le peuple annamite. Aperçu sur la géographie, les productions, l'industrie, les mœurs et les coutumes de l'Annam) được đăng lần đầu (nhiều kỳ) trên tờ Công báo Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín) vào năm 1875 và 1876, xuất bản dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa.
Nhưng vào thời điểm đó, tờ báo này, chính thức chỉ được in với số lượng rất nhỏ; vì rất nhiều lý do, hầu hết đã thất lạc và đến lúc này rất khó để có được bộ sưu tập một cách thuận tiện. Đây là lý do tại sao Aperçu (Tổng quan) hoàn toàn bị bỏ qua không chỉ ở Sài Gòn mà đặc biệt cả ở Pháp. Cũng vì lý do này mà Jules Silvestre đã tiến hành định bản để xuất bản nó cùng với việc viết thêm những thông tin bổ sung và chú giải.
Dưới nhan đề khiêm tốn như trên, ẩn giấu một công trình thú vị và tin cậy. Hơn thế, nó còn có thể cung cấp các công cụ thực tế: bất cứ khi nào cần phải trình bày một bức tranh chính xác về Nam kỳ, người ta không thể không viện dẫn.
Mời các bạn đón đọc Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam của tác giả Jules Silvestre & Phan Tín Dụng (dịch).