Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Hoàng Tử Cảnh Như Tây Quyển Nhứt

Tân Dân Tử cũng có bộ 3 tiểu thuyết dã sử về vua Gia Long Nguyễn Ánh là ”Gia Long Tẩu Quốc”; ”Hoàng Tử Cảnh như tây”; ”Gia Long Phục Quốc”. Tác giả này còn một quyển nổi tiếng khác là ”Giọt máu chung tình”. Vì tác giả cũng như nhiều người dân nam bộ thời kỳ đó có thiện cảm với chúa Nguyễn do công khai phá Miền Nam, những tác phẩm này ca ngợi Nguyễn Ánh là chính thống; gọi Tây Sơn là giặc, Ngụy Triều.

***

Tân Dân Tử là người làng Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định; nay thuộc thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học. Ông nội là tú tài Hán học. Thân phụ cũng tinh thông chữ Hán, làm chức cai tổng. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán, và tỏ ra là một đứa trẻ thông minh và có trí nhớ tốt. Ít lâu sau, ông chuyển sang học chữ Pháp. Sau khi tốt nghiệp trường Thông ngôn Sài Gòn, ông được bổ làm kinh lịch ở Chợ Lớn, về sau được thăng chức huyện hàm. Ngoài nhiệm vụ của một công chức, ông còn tham gia viết văn, viết báo. Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, ông là một cây bút có các bài tản văn và thơ in khá sớm trên các báo quốc ngữ đầu tiên như Nông cổ mín đàm (Trong chén trà bàn chuyện nông thương), Lục tỉnh tân văn, Điện tín, v.v… Năm 1953, ông mắc bệnh phải nằm một chỗ hơn hai năm rồi mất tại Sài Gòn, hưởng thọ 80 tuổi.

Tác phẩm của Tân Dân Tử gồm có:

  • Giọt máu chung tình: tiểu thuyết đầu tay gồm 3 cuốn, 28 hồi, xuất bản 1926 (bìa ngoài ghi 1926, bìa trong ghi 1925, do nhà in Nguyễn Văn Viết ở Sài Gòn ấn hành). Ít lâu sau, tác phẩm được tác giả chuyển thể thành tuồng cải lương (nhà in Phạm Văn Thình, Sài Gòn, 1930). Tính đến năm 1974, tiểu thuyết Giọt máu chung tình sách đã in đến lần thứ 8 (lần này chia lại thành 4 hồi). Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử lãng mạn, miêu tả tình yêu của đôi trai tài gái sắc Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà.
  • Gia Long tẩu quốc (Gia Long bôn ba vì nước): tiểu thuyết gồm 5 cuốn, 25 hồi, viết xong 1929, xuất bản 1930 (nhà in Bảo Tồn ở Sài Gòn), được tái bản nhiều lần. Tác phẩm này sau đó cũng được chuyển thể thành tuồng cải lương do nhà in Phạm Văn Thình xuất bản.
  • Hoàng tử Cảnh như Tây (Hoàng tử Cảnh đi Tây): tiểu thuyết gồm 2 cuốn, xuất bản 1931 (nhà in Bảo Tồn, Sài Gòn).
  • Gia Long phục quốc (Gia Long thu hồi đất nước): tiểu thuyết gồm 4 cuốn, 15 hồi, xuất bản 1932 (nhà in Xưa Nay, Sài Gòn). Trên bìa đề "Tiếp theo Hoàng tử Cảnh như Tây và Gia Long tẩu quốc. Tân Dân Tử trước thuật". Trên bìa 1 của các tập có vẽ hình vua Gia Long. Cuối tập 4 có lời "kết luận" của tác giả đánh giá về sự nghiệp của Gia Long
  • Tham ắt phải thâm: tiểu thuyết xã hội, 2 tập, nhà in Đức Lưu Phương, Sài Gòn, 1940. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về đề tài xã hội duy nhất cũng là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông. Truyện kể về nhân vật Đặng Phước Trường giàu có, tham lam, có con gái tên Ngọc Anh đẹp người đẹp nết. Tường định đem con gái gả bán nơi giàu có nhưng không ngờ bị bọn xấu gạt lấy hết gia tài. Vốn thông minh lanh lợi, Ngọc Anh không những khéo léo thoát khỏi cuộc hôn nhân ép buộc và cứu lại sản nghiệp cho cha mà còn tìm được người chồng tốt.

Ngoài ra ông còn có một số bài thơ và bài báo.

***

HỒI THỨ I

Khuyên phu-tướng, Bích-vân-Kiều lấy lời luận biện;

Lập phù-kiều Châu-văn-Tiếp dụng kế độ binh.

Gương Nga khuất núi, bóng ác rựng hồng, hột sương mai còn mờ mịt trên không, chim vở ổ đả xăng văng bên nhánh, cái quang cảnh trong lúc ban mai rất tốt tươi rất mát mẽ, kia là non xanh vọi vọi, nọ là nước bích dờn dờn. Gộp vân san cây cỏ bóng êm đềm, tranh thũy mạc thợ trời tay khéo vẽ. Giọng hát tiều-phu nghe thỏ thẽ, cánh bườm Ngư phủ thấy lơ-thơ, xuân thành ngọn gió phất phơ, liễu khoe màu lục, đào dơ nhụy hồng.

Cái không khí khoan hòa trầm tịnh như vầy, ai là khách du ngoạn thừa lương, trông ra củng cho là một vẽ thái bình cảnh tượng, nhưng mà xem lại trong chốn thôn hương thành thị, người người đều có vẻ lộn nhộn lao nhao, mấy nẻo đường đâu đó đều có lính nhựt quân hờ, các dinh các trại quan viên thảy đều tuần phòng nghiêm nhặc. Còn mấy dảy nhà buôn tiệm bán thì lao xao cửa đóng then gài, các nơi lũ bảy đoàn ba, đều náo nức người dồn kẽ dặp, nào là chồng dắc vợ bôn ba lước dậm, nào là cha cỏng con liệu điệu lên đường, lớp thúc hối, lớp lấn chen, kéo nhau chay đi rần rần rộ rộ.

Cái quang cảnh nào đây, cái thành thị nào đây, mà xem rất nhộn nhàn náo động như thế? Ấy là cái quang cảnh thành Saigon trong lúc tháng Giêng năm quí mảo, nhằm tây lịch 1783. Lúc bấy giờ trong đám rừng cây tịch mịt, nội cỏ im lìm, bổng thấy một luồn gió buội xung xăng bay lên mù mịt, từ mé rừng kia ùng ùng qua mé rừng nọ, lại nghe lạc kêu rảng rảng, trống giục thùng thùng, tiếng lạc với tiếng trống rền dội vào tai, làm cho người người đều tâm thần rúng động. Kế thấy một đạo binh mả rần rần từ Trấn-biên kéo tới, trước đạo binh ấy có một cây đại-kỳ sắc đõ, bọc theo ngọn gió sè ra, trên lá cờ nầy có đề bốn chữ lớn « Lương-sơn-tá-quốc », phút chút lại thấy một viên đại-tướng, mình mặc một chiến bào xanh, đầu đội một nhung quang đỏ, chơn mang một đôi vỏ hài đen, lưng đai một thanh bữu kím, mặt tròn, mày rậm, miệng rộng môi hồng, trạng mạo khôi ngô, xem rất đường đường oai vỏ, đương buông cương giục ngựa bôn ba lước dậm băng ngàn; phía sau lại có muôn đội tỳ-hưu[1], lừng lẫy ngất trời sát khí.

Vị đại-tướng ấy là ai? Tưởng độc-giã củng còn nhớ trong bộ « Gia-Long tẩu-quốc » trước, tôi đả có chỉ rỏ tánh danh. Ấy là một viên kiện tướng cũa đức Nguyển-Ánh, trấn thủ Bình-thuận. Khánh hòa, làm chức Đô-đốc khâm-sai, chính danh là Châu-văn-Tiếp.

Khi đức Nguyễn-Ánh thất thủ Sài-gòn, chạy ra Phú-quốc, thì Châu-văn-Tiếp tuốt lên Trà-lang-sơn chiêu quân mộ sỉ, đem về hiệp với đạo binh Bình-thuận, Khánh-hòa, cả thảy ước hơn sáu ngàn, người người đều tập rèn tinh thục.

Lúc nầy hai anh em Nguyển-Nhạc ở Sài-gòn đem binh trở về Qui-nhơn, để một vị đại thần là Hộ-bộ-Bá, và một viên đại tướng là Đổ-nhàn-Trập làm chức Nguyên-nhung, với các văn vỏ quan viên, ở lại trấn thủ Nam-kỳ và các miền chiến địa. Kế đạo binh Châu-văn-Tiếp tràng non lấp nội, xung xăng kéo tới trùng trùng, lớp binh bộ, lớp chiến thuyền, hai mặt xông vào một lược.

Tướng Tây-sơn là Đổ-nhàn-Trập lúc bây giờ ở tại Hoa-viên thưởng bông uống rượu với một nàng hầu là Bích-vân-Kiều, nàng nầy quê ở Quãng-nam, con nhà thi lể, dung nghi yễu điệu, tài sắc gồm hai, nước da trắng trong như ngà, hai chơn mày cong như vòng nguyệt, mặt vuông, má ững, môi đỏ, mủi cao, trên đầu chích một mái tóc đen láng như huyền, cổ tay tròn mà trắng như ngọc, tướng đi đầm thắm, cách nói hửu duyên, thật là một gái sắc nước hương trời, thiên kiều bách mị, đương ngồi trò chuyện với Đổ-nhàn-Trập, bổng có quân báo rằng: Châu-văn-Tiếp tấn binh qua khỏi Trấn-biên, bây giờ đương rần rộ kéo đi, đả gần miền Thủ-đức.

Đổ-nhàn-Trập nghe báo mặt liền biến sắc, tráng rịnh mồ hôi, rồi day lại nói với nàng Bích-vân-Kiều rằng: Nàng ôi, từ khi đôi ta gặp gở đến nay, cái mối ân tình nàng đối với ta, xem đã càng ngày càng thêm khắn khích, thật là tâm đầu ý hiệp, phận đẹp duyên ưa, nay chẳng may gặp lúc giặc tới bên thành, cang qua dấy động, ta làm một viên đại tướng, thế thì phải lấy gươm làm nghĩa, lấy máu làm tinh đặng ra sức chống lũy ngăn thành, mà trừ quân thù dẹp kẻ nghịch. Vậy thì ái-khanh nàng hảy tạm nơi điệp trướng, đặng cho ta ra chốn sa trường, miểng là ta được thắng trận thành công, rồi đây hai ta sẻ cùng nhau trùng phùng hội diện.

Bích-vân-Kiều nghe nói mấy lời, thì giọt lụy thương tâm đả ròng ròng đọng trên hai má, rồi nàng lấy khăn lao nước mắt mà nói nhỏ nhỏ rằng Phu-quân ôi! hai ta đương lúc tình nồng nghỉa mặng, mà ai khiến cho gặp cuộc ly sầu, nay phu-quân đả quyết ý xuất trận hành binh, đề thương thượng mã. Vậy em xin với phu-quân một điều là xin cho em sớm tối theo cùng, đặng hầu hạ phu-quân trong lúc chung trà chén rượu, phu-quân xét đó mà coi, từ khi em được cùng phu-quân tri ngộ đến nay, thì tình ân ái đả cho rằng đầm thắm, còn nghỉa tóc tơ sao nở đễ chia lìa, em nghỉ cho lúc an nhàn thì em đã chung hưỡng cuộc an nhàn, còn cơn hoạn nạn lẻ nào em lại không cam đồng hoạn nạn đó sao? Nàng nói rồi đưa cập mắt sáng ngời như sao, nhưng xem lại thì hai tròng thu ba đả láng lại hàng lụy, rồi ngó châm châm vào mặt Đổ-nhàn-Trập một cách rất ân tình, một màu rất thảm đạm.

Đổ-nhàn-Trập nghe rồi liếc mắt ngó lại nàng Bích-vân- Kiều đương ngồi nơi ghế, mà sắc mặt dàu dàu, lại thấy giọt sầu trên má thục nữ ngỗng ngang, làm cho ngọn lữa trong lòng anh hùng muốn tắc, liền lấy lời phủ ủy mà nói với nàng rằng:

Ái-khanh, nàng cũng biết chỗ chiến trường là một chỗ đầu gươm mũi đạn, ngọn giáo đường tên; ngàn tướng muôn binh, hai phía tranh đấu cùng nhau, chưa chắc đàng nào thắng bại, mà nàng là phận gái thân bồ vóc liểu, yếu ớt như tào lá trên cây, thuỡ nay chưa tuần đợt pháo xông tên, nếu nàng theo ta ra chốn cương trường, thì làm cho ta càng thêm buộc ràng bận biệu. thế thì chẳng những là không thong thõa cho ta trong việc chiến tranh, mà củng không phương tiện cho nàng trong bề cư xữ, vậy thì nàng hảy ở lại trong thành nầy mà đợi ta ít ngày, ta củng vái trời cho ta mau đặng thành công thắng trận, dẹp yên kẻ nghịch quân thù, chừng ấy ta sẻ hát một bài khãi hoàn, bày một tiệc quỳnh tương nơi giữa thành nầy đặng cùng nàng vui tình sum hiệp.

Mời các bạn đón đọc Hoàng Tử Cảnh Như Tây Quyển Nhứt của tác giả Tân Dân Tử.