Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Hàn Môn Kiêu Sĩ

Khi vó ngựa quân Kim đạp vỡ từng lớp băng cứng trên sông Hoàng Hà, thì hắn bất ngờ xuất hiện ở cái thời đại phồn hoa tươi đẹp như trong bức Thanh Minh Thượng Hà Đồ này.

Đại thần Cao Nguyệt thì chắc là không cần phải giới thiệu rồi, tùy thuộc vào đọc giả có thích văn phong hay bố cục truyện của lão thôi… Xin mời…

(Thanh Minh Thượng Hà đồ là tên của một số tác phẩm hội họa khổ rộng của Trung Quốc, trong đó bản đầu tiên và nổi tiếng nhất là bức tranh của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ đời nhà Tống.)

***

[Review] Hàn Môn Kiêu Sĩ: Siêu Phẩm Lịch Sử Quân Sự Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua!
YYHoi
YYHoi
19:50 03/02/2021
·
3 phút đọc
·
999

[Review] Hàn Môn Kiêu Sĩ: Siêu Phẩm Lịch Sử Quân Sự Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua!
HÀN MÔN KIÊU SĨ

Tác giả: Cao Nguyệt

Thể loại: Lịch sử, quân sự, cổ đại, xuyên không

Image 1
Truyện của Cao Nguyệt - đại thần lịch sử quân sự thì vẫn luôn đáng đọc, mạch truyện hơi chậm nhưng tình tiết, bố cục thắt mở rõ ràng. Một nửa đầu kể về sự hủ bại của cuối triều Bắc Tống. Nhân vật chính đi từng bước, len lỏi giữa triều đình hủ bại, hoạn quan hoành hành, tranh đấu người sống ta chết, hiểm hiểm từng bước để đạt được địa vị.

Thời điểm giữa truyện là thời điểm quật khởi của main khi chiến tranh Tống Kim nổ ra, main nắm quân quyền trong tay nhưng nhiều lần bị Tống Huy Tông ngu xuẩn tước mất quân quyền, chỗ này là đỉnh điểm của bộ truyện khi phác hoạ cực kỳ thành công sự ngu xuẩn, tham luyến quyền lực, vô năng của Tống Huy Tông. Gây sự ức chế không hề nhẹ cho người đọc, nhưng lại không thể kiềm chế mà cứ tiếp tục đọc tiếp.

Phần đầu khá chậm và nhẹ nhàng về sự phát triển của main từ nhỏ cho đến trưởng thành, phần giữa thì nặng về tranh đấu chính trị và quan trường. Phần cuối bùng nổ sự hào hùng, khốc liệt, máu tanh của chiến tranh.

Tóm lại đây là một bộ về lịch sử quân sự không thể bỏ qua của đại thần Cao Nguyệt, không có gì để chê về cách hành văn, xây dựng nhân vật, chi tiết lồng ghép lịch sử. Bộ máy quan lại phức tạp của triều Tống cũng được mô tả vô cùng chi tiết và rõ ràng.

Đánh giá tổng thể: Hàn Môn Kiêu Sĩ là một tác phẩm mà tác giả đã bỏ ra rất nhiều chất xám và tế bào não, tác phẩm tiêu biểu cho thời kỳ Mạt Bắc Tống Trung Quốc. Cực kỳ đáng đọc.

Điểm trừ: Nhân vật lịch sử vô cùng nổi danh là Nhạc Phi thì tác giả lại không cho nhiều đất diễn, quá lu mờ so với main, khá thất vọng về điều này khi bản thân mình vô cùng thích Nhạc Phi.

Chi tiết nổi bật: Sự xuất hiện của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, gây thêm sự hứng thú cho người đọc. Lồng ghép cực kỳ chi tiết, hợp lý. Phác hoạ một phiên bản Tống Giang hoàn toàn khác so với bản chính. Biết đâu đây mới là bản Tống Giang gần với sự thật nhất!

Nguồn bài viết: Đọa Lạc Viêm Quân

***

Một trận mưa thu đã rơi suốt mười ngày, mưa không lớn, mang theo chút lạnh cuối thu, phủ xuống vùng quê mênh mông bát ngát.

Từng đám mây xám đậm đè ép mặt đất, đã cuối thu rồi, từng mảnh rừng cây đều đã trọc, mưa thu rửa sạch gốc cây già, mùa thu vô tình lột đi quần áo xinh đẹp của chúng, khiến chúng buồn rầu đứng đó, cỏ rêu màu nâu che kín nếp nhăn thật sâu trên vỏ cây.

Trận mưa thu kéo dài mười ngày này cũng khiến mặt đất trở nên rất lầy lội, ngay cả trên qua nđạo cũng tràn ngập vũng nước và bùn nhão đục ngàu, khiến người qua đường đi lại khó khăn, chỉ dựa vào súc vật kéo mới có thể miễn cưỡng qua lại chậm rãi trên quan đạo lầy lội.

Nơi này là Thang Âm Huyện thuộc phía tây Hà Bắc vương triều Đại Tống, một quan đạo bằng phẳng rộng lớn xuyên qua huyện, bình thường người đi trên quan đạo nam tới bắc đi, cực kỳ náo nhiệt, nhưng dưới sự trêu chọc của ông trời, quan đạo lúc này rất khó thấy được người qua đường.

Phía đông quan đạo là ruộng lúa mạch mênh mông, ruộng lúa đã sớm thu hoạch, trên ruộng khắp nơi trụi lủi, đống rạ hình người ở khắp nơi, xa hơn có thể trống thấy guồng nước cực lớn, có guồng nước thì có dòng sông, nước canh tác phía dưới guồng nước lặng yên chảy về đông, cuối cùng rót vào mương Vĩnh Tế rộng rãi.

Ngoài vài dặm phía tây quan đạo, một thôn trang không lớn không nhỏ bao phủ trong sương mù mờ mịt.

Trên quan đạo trống rỗng rốt cuộc xuất hiện một nam tử, người này ước chừng ba mươi tuổi, mặt mày hơi thanh tú, gương mặt vàng gầy gò, chẳng qua tin tưởng nếu như được ăn cơm no, màu da trên mặt gã có lẽ còn trắng hơn rất nhiều cô nương, xem ra cũng không phải anh nông dân thô lỗ loay hoay việc nhà nông, mà là một người đọc sách.

Gã không có dù, thân hình gầy yếu đơn bạc run lên trong gió gió lạnh vào đông, hắn chỉ có thể ôm hai tay trước ngực, cố gắng dùng bạch lương sam bó chặt thân thể giống hệt cao lương kia, chậm rãi đi từng bước về phía thôn trang đối diện quan đạo.

Thôn này tên là Lý Văn Thôn, ba bốn mươi gia đình, một nửa người trong thôn đều họ Lý, phần lớn có quan hệ huyết thống hoặc xa hoặc gần.

Nam tử vừa mới đi tới cửa thôn, bỗng nhiên vui mừng kêu ra tiếng. Gã nhìn thấy gì đó dưới một thân cây, hai chân giống như vứt bỏ chiếc túi chì nặng nề, chạy tới vô cùng nhẹ nhàng, cầm lên một con chồn hấp hối dưới cây, chồn dài chừng hai thước, da lông vẫn còn sáng.

- Ha ha, hai mươi tiền tới tay rồi!

Nam tử lập tức mở cờ trong bụng, hưng phấn đảo quanh tại chỗ.

- Lý Tróc Đao, đó là chúng ta phát hiện trước, buông ra cho ta!

Một giọng nói lạnh như băng đột nhiên vang lên từ sau lưng.

Nam tử đương nhiên không tên là Lý Tróc Đao, gã tên Lý Đại Khí, chữ Thành Tài. Lý Tróc Đao là tên hiệu của gã, cũng là một chiếc gai độc chọc vào lòng hắn, bị người khác gọi sau lưng suốt năm năm.

Đương nhiên, không có ai gọi gã là Tróc Đao ngay trước mặt, đều gọi gã là Đại Khí, nhưng thường thường lời trẻ con không cố kỵ, nói ngày trước mặt lời người lớn nghị luận sau lưng.

Lý Đại Khí không nhịn được, tức giận xoay người. Đứng đối diện gã là ba đứa trẻ khoảng bảy tám tuổi, đứa dẫn đầu là một thằng nhóc béo mặt mày dữ tợn, mặc áo ngắn gấm đen tốt nhất, chân đi giày da hươu, hùng dũng oai vệ, khí phách hiên ngang, rất giống một con gà chọi nhỏ mập mạp, tuy nhiên trên người dình đầy bọt nước, trên trán đổ mồ hôi, đầu bốc hơi nóng.

- Hóa ra là Phúc ca nhi, hôm nay không đến trường sao?

Khuôn mặt vốn giận dữ của Lý Đại Khí lập tức vui vẻ, eo cũng khom xuống một chút theo bản năng. Thằng nhóc béo này là con trai của Đại quản gia Lưu Thừa Hoằng, gã không đắc tội nổi.

Hai đứa trẻ theo sau cũng họ Lý, theo bối phận là cháu họ của hắn, nhưng trong ánh mắt khinh miệt của chúng nào có chút tôn kính khi nhìn thấy trưởng bối.

- Lão tử đi học hay không liên quan gì tới ngươi, buông đồ trên tay ngươi xuống, cút nhanh lên!

Hiển nhiên nhóc béo phô bày sắc mặt của cha nó ra ngoài.

Lý Đại Khí đã quen loại mắng chửi này, gã lưu luyến nhìn thoáng qua con chồn trong tay, trực giác nói cho hắn biết, con chồn này hẳn là chiến lợi phẩm của chú chó mực nhà mình, trị giá hai mươi văn tiền! Những đứa nhỏ này chắc chắn sẽ bắt nó chà đạp chết.

- Phúc ca nhi xin thương xót, tặng con chồn này cho ta!

- Thối lắm!

Nhóc béo hô to một tiếng:

- Đánh cho ta!

Ba tên ác đồng ném nắm bùn đã chuẩn bị sẵn về phía gã. Lý Đại Khí trở tay không kịp, bị bùn bắn khắp mặt mày thân thể, trong nắm bùn dĩ nhiên bọc một viên đá, đập trúng vào trán gã, máu tươi lập tức chảy ồ ồ.

Trán Lý Đại Khí đau đớn kịch liệt, cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Gã hoảng loạn trong lòng, thực sự không nỡ buông con chồn, gã dùng tay che trán, vội vàng bỏ chạy về phía thôn.

Mời các bạn đón đọc Hàn Môn Kiêu Sĩ của tác giả Cao Nguyệt.