Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Đẹp

Tác phẩm Tự lực văn đoàn đều chĩa mũi nhọn đả kích lễ giáo phong kiến và nếp sống đại gia đình phong kiến với những tác phẩm như: “Nửa chừng xuân”, “Đoạn tuyệt”, “Lạnh lùng”, “Đôi bạn”, “Gia đình”, “Thoát ly”,…. Họ hô hào giải phóng phụ nữ khỏi cảnh mẹ chồng nàng dâu, cảnh thủ tiết của những người phụ nữ trẻ góa bụa, đòi quyền hạnh phúc của đôi lứa yêu nhau.

***

“Đẹp”(1940) là tiểu thuyết áp chót cuối đời của Khái Hưng, trụ cột nhóm Tự Lực Văn Đoàn lừng lẫy một thời. “Đẹp” đúng như cái tên của nó, mô tả một thế giới đặc biệt nơi nghệ thuật trở thành một vị thần để tôn thờ, một điểm tựa tinh thần và tình yêu cho giới nghệ sĩ đương thời bên thềm cuộc đại chiến thế giới lần 2 và phong trào cách mạng vô sản đang sục sôi khắp cả nước. Nhưng song hành với đó là tình trạng sống vô phương, bê tha và vị kỉ không có thuốc chữa của những tín đồ “nghệ thuật vị nghệ thuật” mù quáng này.
Trung tâm câu chuyện là mối tình giữa họa sĩ Nam và Lan, con gái một người bạn của anh. Một tình yêu trên danh nghĩa nghệ thuật hiếm có trên đời. Nếu quan hệ giữa Humbert và Lolita được gọi bằng căn bệnh ái nhi, tức là sự mê đắm dục vọng vô độ, thì Nam lại là một phiên bản Humbert lý trí và đứng đắn hơn, anh khao khát có được trái tim Lan, nhưng không phải bằng sự chiếm đoạt, mà nhờ sự đan chéo giữa tâm hồn lãng mạn và lòng yêu nghệ thuật của hai người. Lolita là thánh nữ trong lòng Humbert, và Lan cũng vậy. Nam bị ám ảnh bởi vẻ đẹp thanh thuần của cô bé tuổi dậy thì, anh đóng khung cái lần đầu gặp mặt đó như một niềm cảm hứng nghệ thuật mãi mãi trọn đời mãi không thể quên. Đó là bức họa của kỉ niệm! Một bức họa lưu giữ tuổi xuân vĩnh viễn! Hai người “nghệ sỹ” đó đã cùng bước vào thế giới của nhau qua những rung động đẹp đẽ và kì lạ nhất.
Nhưng sự lãng mạn của họ chỉ giữ trong khoảnh khắc đó thôi, chỉ đóng đinh trong bức tranh vô tri đó như tấm chân dung Dorian của Wilde. Một đám cưới chóng vánh đã kết thúc tất cả. Hai kẻ mơ mộng trở về với bản tính trần trụi nhất: ảo tưởng, phóng túng và ích kỉ. Chẳng còn gì ở lại ngoài những tổn thương, những cuộc cãi vã và một giấc mộng đẹp đã vỡ tan tành!
“Đẹp” được ví như tấm gương phản chiếu một lịch sử thăng trầm của phong trào Thơ Mới những năm 1930s, từ thai nghén trong nền giáo dục tân tiến, đến cách mạng và dấu hiệu suy đồi. Ở “Đẹp”, độc giả bắt gặp những hình ảnh ấn tượng về quá trình vươn lên của những cô cậu sinh viên ưu tú với khao khát làm rạng danh đất nước qua con đường cách mạng nghệ thuật chân chính, và về một tình yêu dám bước qua ranh giới. Nhưng khi đạt được nó, họ lại bị rập khuôn theo tư tưởng “nghệ thuật vị nghệ thuật” của riêng mình, mất đi lý tưởng sống, trở nên thiếu trách nhiệm trước cuộc đời và tình yêu. Họ chấp nhận buông thả trong khoái lạc như một căn bệnh nan y không giải được. Điều đó cũng lý giải phần nào sự bế tắc và tan rã của nhóm Tự Lực trước Cách Mạng.

***

Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng được hình thành khi ông dùng phép đảo chữ để sắp xếp lại các chữ cái trong tên thật Khánh Giư.

Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng Hồn bướm mơ tiên (1933) là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Giống như các tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn khác, tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội..

Mời các bạn đón đọc Đẹp của tác giả Khái Hưng.