Rất nhiều cái chết trẻ có thể ngăn ngừa được đơn giản bằng những thay đổi trong chế độ ăn và lối sống. Trong cuốn Ăn gì không chết, bác sĩ Michael Greger, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng quốc tế, và là nhà sáng lập NutritionFacts.org, nghiên cứu tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Hoa Kỳ – bệnh tim, ung thư, tiểu đường, Parkinson, cao huyết áp, và nhiều bệnh khác – giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống đôi khi có thể thành công hơn thuốc kê toa và các giải pháp phẫu thuật và thuốc men khác, cho chúng ta sống khỏe mạnh hơn.
Gia đình bạn có tiền sử ung thư tuyến tiền liệt? Hãy đặt ly sữa xuống và thêm hạt lanh vào chế độ ăn bất cứ khi nào có thể. Huyết áp cao? Trà dâm bụt có thể hiệu quả hơn thuốc đặc trị cao huyết áp – và không có tác dụng phụ. Chống lại ung thư gan? Uống cà phê có thể giảm viêm gan. Chiến đấu với ung thư vú? Ăn đậu nành liên quan đến sống sót lâu hơn. Lo lắng về bệnh tim (sát thủ số 1 ở Mỹ)? Chuyển sang chế độ ăn thực vật toàn phần, là chế độ ăn không ngừng cho thấy không chỉ ngăn ngừa được mà còn chặn đứng sự phát triển của căn bệnh này.
Ngoài việc hướng dẫn chế độ ăn giúp điều trị 15 nguyên nhân gây tử vong, Ăn gì không chết còn có Lượng ăn hằng ngày của bác sĩ Greger – một danh sách đánh dấu 12 thực phẩm chúng ta nên ăn mỗi ngày. Đầy ắp những lời khuyên thực tế, có thể làm được và khoa học dinh dưỡng tiên tiến, những y lệnh của vị bác sĩ này chính là điều chúng ta cần để sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.
Khi còn nhỏ, tác giả-bác sĩ Michael Greger chứng kiến người bà bị bệnh đau tim của ông phục hồi từ bên bờ vực cái chết được báo trước. Bà của ông được chữa trị theo một chế độ ăn ít béo, và sự bình phục thần kỳ của bà – phép màu trước mắt cậu bé Greger lẫn những bác sĩ đã trả bà về nhà – đưa ông vào sứ mạng truyền bá sức mạnh chữa lành của thực phẩm.
Suốt hành trình sự nghiệp y khoa, mục tiêu của bác sĩ Greger là bỏ qua khâu trung gian và truyền đạt thông tin quan trọng – thường là cứu mạng – đến công chúng. Cuốn sách Ăn gì không chết (nguyên tác: How Not to Die) của ông, hướng dẫn cách ngăn chặn những sát thủ hàng đầu, lập tức lọt vào danh sách sách bán chạy của The New York Times ngay sau khi ra mắt năm 2015.
Vũ khí ông chọn là? Cùng loại vũ khí đã cứu bà của ông: chế độ ăn thực vật toàn phần.
Ăn gì không chết căn cứ vào khoa học dinh dưỡng, và như bác sĩ Greger khẳng định: ông không nói chế độ ăn dựa vào thực vật là ăn chay mang ý nghĩa tôn giáo.
Khảo sát tỉ mỉ 15 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, tác giả-bác sĩ Greger không chỉ trình bày kỹ lưỡng mối liên quan giữa thực phẩm với những căn bệnh nguy hiểm chết người mà còn vạch rõ thiếu sót trong đào tạo y khoa bao lâu nay khiến bác sĩ không đủ kiến thức để cho lời khuyên về dinh dưỡng trong chữa bệnh. Không những thế, ông vạch trần những sự thật đen tối trong việc bác sĩ hưởng lợi khi kê toa thuốc, lợi nhuận khổng lồ của ngành công nghiệp dược chi phối mọi thông tin về các loại thuốc đặc trị như “thần dược” và thực phẩm chức năng tốt hơn tự nhiên! Ngành công nghiệp thịt, sữa, trứng, nước giải khát có gas, thực phẩm chế biến… cùng những thủ đoạn đánh lận con đen trên nhãn thông tin sản phẩm lừa người tiêu dùng… và nhiều tiết lộ choáng váng khác về thực hành y khoa! Tất cả chỉ ra rằng: kê toa thuốc cho bệnh nhân, yêu cầu làm chẩn đoán hình ảnh, thủ thuật nội soi, hay phẫu thuật, v.v… luôn dễ cho bác sĩ (và có lợi ích!) – vì làm theo quy trình – hơn là khuyên bệnh nhân nên ăn thêm bông cải xanh hay các loại quả mọng!
Nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ người đọc, nhưng như nhiều cuốn sách cổ vũ cho chế độ ăn dựa vào thực vật, Ăn gì không chết không tránh khỏi bị phê phán là mang tính thành kiến và chọn lựa thông tin có lợi / ủng hộ lập luận (“cherry-picking”). Nhưng, cũng như mọi phê phán đều có giá trị từ một góc độ khoa học, mọi thông tin đều có giá trị để cân nhắc cho sự lựa chọn của người đọc. Đó là lý do Nhà xuất bản Trẻ nỗ lực đem đến ấn bản tiếng Việt Ăn gì không chết. Kiến thức mà tác giả-bác sĩ Greger chuyển tải trong cuốn sách có tính chuyên môn sâu ở một mức độ nhất định, nhiều thuật ngữ mới chưa có từ tiếng Việt tương đương hoàn hảo, tài liệu tham khảo là những nghiên cứu y khoa chuyên ngành. Vì thế, cùng với hai dịch giả, nhà xuất bản cố gắng hết mức có thể trong diễn đạt Việt hóa bên cạnh giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh khi cần thiết. Mặt khác, như là kết quả của sự chuyển dịch và dung nạp ẩm thực Đông-Tây theo cùng với toàn cầu hóa, nhiều thực phẩm thực vật phương Tây được đề cập trong sách ít nhiều đã có mặt ở thị trường Việt Nam, có thể có một vài cách gọi tên, nên nhà xuất bản chọn cách gọi phổ biến nhất. Khi ấn bản Ăn gì không chết đến tay bạn đọc, chúng tôi hy vọng có thể nhận được góp ý để hoàn thiện hơn nữa cho việc tái bản.
Mặc dù tác giả-bác sĩ Greger chủ trương chỉ ăn thực vật mới tốt cho sức khỏe, loại hoàn toàn thực phẩm từ động vật (kể cả trứng và sữa) – đây không phải là quan điểm và chủ ý của Nhà xuất bản Trẻ trong việc xuất bản Ăn gì không chết. Quan điểm của chúng tôi là: thêm thông tin, thêm hiểu biết thì chúng ta có thêm cơ sở cân nhắc để chọn lựa đúng đắn phù hợp cho riêng mình, tìm ra chìa khóa cân bằng trong chế độ ăn. Suy cho cùng, bổ sung các loại thực vật vào chế độ ăn chắc chắn không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn ngon miệng hơn và hạnh phúc hơn qua từng bữa ăn!
Nhà xuất bản Trẻ xin chúc tất cả bạn đọc thưởng thức Ăn gì không chết để gặt hái hiểu biết về dinh dưỡng, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống cho mình nếu cần và có được sức khỏe tốt!
***
Khi còn nhỏ, tác giả-bác sĩ Michael Greger chứng kiến người bà bị bệnh đau tim của ông phục hồi từ bên bờ vực cái chết được báo trước. Bà của ông được chữa trị theo một chế độ ăn ít béo, và sự bình phục thần kỳ của bà - phép màu trước mắt cậu bé Greger lẫn những bác sĩ đã trả bà về nhà - đưa ông vào sứ mạng truyền bá sức mạnh chữa lành của thực phẩm.
Suốt hành trình sự nghiệp y khoa, mục tiêu của bác sĩ Greger là bỏ qua khâu trung gian và truyền đạt thông tin quan trọng - thường là cứu mạng - đến công chúng. Cuốn sách "Ăn gì không chết" (nguyên tác: How Not to Die) của ông, hướng dẫn cách ngăn chặn những sát thủ hàng đầu, lập tức lọt vào danh sách sách bán chạy của The New York Times ngay sau khi ra mắt năm 2015.
Vũ khí ông chọn là? Cùng loại vũ khí đã cứu bà của ông: chế độ ăn thực vật toàn phần.
"Ăn gì không chết" căn cứ vào khoa học dinh dưỡng, và như bác sĩ Greger khẳng định: ông không nói chế độ ăn dựa vào thực vật là ăn chay mang ý nghĩa tôn giáo.
Khảo sát tỉ mỉ 15 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, tác giả-bác sĩ Greger không chỉ trình bày kỹ lưỡng mối liên quan giữa thực phẩm với những căn bệnh nguy hiểm chết người mà còn vạch rõ thiếu sót trong đào tạo y khoa bao lâu nay khiến bác sĩ không đủ kiến thức để cho lời khuyên về dinh dưỡng trong chữa bệnh. Không những thế, ông vạch trần những sự thật đen tối trong việc bác sĩ hưởng lợi khi kê toa thuốc, lợi nhuận khổng lồ của ngành công nghiệp dược chi phối mọi thông tin về các loại thuốc đặc trị như “thần dược” và thực phẩm chức năng tốt hơn thực phẩm thiên nhiên! Ngành công nghiệp thịt, sữa, trứng, nước giải khát có gas, thực phẩm chế biến… cùng những thủ đoạn đánh lận con đen trên nhãn thông tin sản phẩm lừa người tiêu dùng… và nhiều tiết lộ choáng váng khác về thực hành y khoa! Tất cả chỉ ra rằng: kê toa thuốc cho bệnh nhân, yêu cầu làm chẩn đoán hình ảnh, thủ thuật nội soi, hay phẫu thuật, v.v… luôn dễ cho bác sĩ (và có lợi ích!) - vì làm theo quy trình - hơn là khuyên bệnh nhân nên ăn thêm bông cải xanh hay các loại quả mọng!
Nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ người đọc, nhưng như nhiều cuốn sách cổ vũ cho chế độ ăn dựa vào thực vật, Ăn gì không chết không tránh khỏi bị phê phán là mang tính thành kiến và chọn lựa thông tin có lợi / ủng hộ lập luận (“cherry-picking”). Nhưng, cũng như mọi phê phán đều có giá trị từ một góc độ khoa học, mọi thông tin đều có giá trị để cân nhắc cho sự lựa chọn của người đọc. Đó là lý do Nhà xuất bản Trẻ nỗ lực đem đến ấn bản tiếng Việt Ăn gì không chết. Kiến thức mà tác giả-bác sĩ Greger chuyển tải trong cuốn sách có tính chuyên môn sâu ở một mức độ nhất định, nhiều thuật ngữ mới chưa có từ tiếng Việt tương đương hoàn hảo, tài liệu tham khảo là những nghiên cứu y khoa chuyên ngành. Vì thế, cùng với hai dịch giả, nhà xuất bản cố gắng hết mức có thể trong diễn đạt Việt hóa bên cạnh giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh khi cần thiết. Mặt khác, là kết quả của sự chuyển dịch và dung nạp ẩm thực Đông-Tây theo cùng với toàn cầu hóa, nhiều thực phẩm thực vật phương Tây được đề cập trong sách ít nhiều đã có mặt ở thị trường Việt Nam, có thể có một vài cách gọi tên, nên nhà xuất bản chọn cách gọi phổ biến nhất. Khi ấn bản "Ăn gì không chết" đến tay bạn đọc, chúng tôi hy vọng có thể nhận được góp ý để hoàn thiện hơn nữa cho việc tái bản.
Mặc dù tác giả-bác sĩ Greger chủ trương chỉ ăn thực vật mới tốt cho sức khỏe, loại bỏ hoàn toàn thực phẩm từ động vật (kể cả trứng và sữa) - đây không phải là quan điểm và chủ ý của Nhà xuất bản Trẻ trong việc xuất bản Ăn gì không chết. Quan điểm của chúng tôi là: thêm thông tin, thêm hiểu biết thì chúng ta có thêm cơ sở cân nhắc để chọn lựa đúng đắn phù hợp cho riêng mình, tìm ra chìa khóa cân bằng trong chế độ ăn. Suy cho cùng, bổ sung các loại thực vật vào chế độ ăn chắc chắn không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn ngon miệng hơn và hạnh phúc hơn qua từng bữa ăn!
Nhà xuất bản Trẻ xin chúc tất cả bạn đọc thưởng thức Ăn gì không chết dể gặt hái hiểu biết về dinh dưỡng, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống cho mình nếu cần và có được sức khỏe tốt!
***
Mọi thứ bắt đầu từ bà tôi.
Tôi chỉ là một đứa trẻ khi bác sĩ đưa bà về nhà trên xe lăn trong tình trạng chờ chết. Được chẩn đoán mắc bệnh tim giai đoạn cuối, bà tôi đã phải trải qua quá nhiều ca phẫu thuật thông tim đến nỗi các bác sĩ phẫu thuật không thể nào khâu liền các vết mổ được nữa — những vết sẹo từ mỗi ca phẫu thuật tím mở càng làm cho những lần phẫu thuật sau khó khăn hơn cho đến khi họ không còn lựa chọn nào. Bà tôi đã bị giam hãm trên chiếc xe lăn cùng những cơn đau thắt ngực. Các bác sĩ nói với bà rằng họ đã cố gắng hết sức. Ở tuổi sáu mươi lăm cuộc đời của bà coi như xong.
Tôi nghĩ việc phải chứng kiến người thân yêu bị ốm hoặc qua đời làm cho nhiều đứa trẻ muốn trở thành bác sĩ khi lớn lên. Nhưng đối với tôi, lại là việc chứng kiến bà tôi ngày càng khỏe hơn.
Chẳng bao lâu sau khi bà được xuất viện để sống những ngày cuối cùng ở nhà, một chương trình phát sóng có tên 60 phút về Nathan Pritikin, nhà tiên phong chữa bệnh bằng cách thay đổi lối sống nổi tiếng có khả năng đảo ngược tình trạng bệnh tim giai đoạn cuối, ông vừa mở một trung tâm mới ở California, và trong lúc tuyệt vọng, bà tôi đã cố gắng thực hiện một chuyến đi xuyên quốc gia và trở thành một trong những bệnh nhân đầu tiên của trung tâm ấy. Đây là chương trình sống và chữa bệnh tại chỗ mà ở đó tất cả mọi người phải theo một chế độ ăn uống hoàn toàn dựa vào thực vật và sau đó bắt đầu một chế độ tập luyện được phân loại theo cấp đô. Họ đẩy xe lăn của bà tôi vào, và bà đã bước xuống khỏi xe lăn.
Tôi không bao giờ quên được cảnh tượng ấy.
Bà tôi còn được khắc họa trong cuốn tự truyện của Pritikin, Pritikin: The Man who Healed America’s Heart (tạm dịch: Pritikin: Người chữa lành trái tim người Mỹ). Bà tôi đã được miêu tả là một trong những “người ở ngưỡng cửa cái chết”:
Frances Greger, tù Bắc Miami, Florida, đã đến Santa Barbara để tham gia những buổi điều trị đầu tiên của Pritikin trên một chiếc xe lăn. Bà Greger bị bệnh tim, đau thắt ngực, và đi khập khiễng; tình trạng của bà rất xấu, bà không thể đi được vì đau nhiều ở lồng ngực và chân. Tuy vậy, trong vòng ba tuần, bà không chỉ có thể bước ra khỏi xe lăn, mà còn đi bộ mười dặm mỗi ngày.
Hổi nhỏ, tất cả những chuyện đó với tôi thật là quan trọng: tôi lại được chơi cùng bà. Năm tháng qua đi, tôi đã lớn để hiểu được ý nghĩa của những gì đã xảy ra. Vào thời điểm đó, các chuyên gia y tế thậm chí còn không nghĩ rằng có thể đảo ngược tình trạng bệnh tim. Họ sử dụng thuốc để làm chậm sự tiến triển của bệnh, và tiến hành phẫu thuật để xử lý động mạch bị tắc và cố gắng giảm các triệu chứng, nhưng bệnh vẫn được dự đoán sẽ trở nên ngày một tồi tệ hơn cho đến khi người bệnh qua đời. Ngày nay, chúng ta biết rằng ngay khi chúng ta ngừng một chế độ ăn uống làm tắc động mạch, cơ thể chúng ta có thể bắt đầu tự chữa bệnh, trong nhiều trường hợp là động mạch mở ra lại mà không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Bà của tôi đã “nhận án tử y khoa” ở tuổi sáu mươi lăm. Nhờ áp dụng một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, bà đã có thể tận hưởng cuộc sống trên trái đất này thêm ba mươi mốt năm nữa cùng sáu đứa cháu. Người phụ nữ từng được bác sĩ báo rằng cuộc sống chỉ còn đếm được bằng đơn vị tuần ấy đã không chết cho đến khi bà chín mươi sáu tuổi. Sự hồi phục thần kỳ này không chỉ tạo hứng khởi cho một trong những đứa cháu của bà theo đuổi nghề y mà còn mang lại cho bà nhiều năm sống khỏe mạnh để nhìn thấy đứa cháu ấy tốt nghiệp trường y.
Lúc tôi trở thành bác sĩ, những người lỗi lạc như Dean Ornish, bác sĩ kiêm chủ tịch và người sáng lập Viện Nghiên cứu Y khoa phòng bệnh phi lợi nhuận, chứng minh chắc chắn và rõ ràng những gì Pritikin đã chỉ ra là hoàn toàn đúng. Sử dụng những tiến bộ của công nghệ cao — máy quét PET phát hiện bệnh tim, chụp động mạch vành lượng hóa, và chụp hình tâm thất bằng đồng vị phóng xạ — bác sĩ Ornish và đồng nghiệp của ông chỉ ra rằng không thể phủ nhận “phương pháp công nghệ thấp nhất” tức là chế độ ăn uống và lối sống có thể đảo ngược tình trạng bệnh tim, căn bệnh giết người hàng đầu.
Các nghiên cứu của bác sĩ Ornish và cộng sự đã được công bố trên một số tạp chí y khoa uy tín nhất trên thế giới. Tuy nhiên, thực hành y khoa hầu như không thay đổi. Tại sao? Tại sao các bác sĩ vẫn kê toa thuốc và sử dụng phương thức thông tắc kiểu Roto-Rooter để chỉ điều trị các triệu chứng của bệnh tim và cố gắng ngăn chặn việc mà họ tin là không thể tránh khỏi — một cái chết sớm?
Đây chính là điều đã thức tỉnh tôi. Tôi giương mắt để nhìn rõ một thực tế đáng buồn rằng có những thế lực khác trong ngành y ngoài khoa học. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ hoạt động theo mô hình trả phí để nhận được dịch vụ, trong đó bác sĩ được trả tiền cho những loại thuốc và phương thức chữa trị mà họ kê đơn, hưởng lợi từ SỐ lượng hơn chất lượng, chúng tôi không được trả tiền cho thời gian tư vấn bệnh nhân về những lợi ích của ăn uống lành mạnh. Nếu bác sĩ được trả tiền cho việc tư vấn, sẽ có động lực tài chính để họ điều trị các căn bệnh do lối sống gây ra. Tôi không kỳ vọng sẽ có những thay đổi lớn trong chăm sóc y tế hoặc đào tạo y khoa trừ phi có sự thay đổi ở mô hình trả phí này.
Chỉ một phần tư các trường y có môn học về dinh dưỡng. Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên của tôi vào trường y, tại Đại học Cornell, tôi nhớ người phỏng vấn đã nói một cách dứt khoát rằng: “Dinh dưỡng là vô ích với sức khỏe con người.” Và ông là một bác sĩ nhi khoa! Tôi biết tôi đã và đang bước đi trên một con đường rất dài phía trước. Khi ngẫm nghĩ về điều này, tôi nghĩ rằng chuyên gia y tế duy nhất đã từng hỏi tôi về chế độ ăn uống của một thành viên trong gia đình là bác sĩ thú y của chúng tôi.
Tôi đã vinh dự được mười chín trường y nhận vào học. Tôi chọn Đại học Tufts vì trường có cung cấp môn dinh dưỡng trong hai mươi mốt giờ học, mặc dù thời lượng này chiếm chưa đến một phần trăm trong chương trình học.
Trong thời gian học y, tôi đã được đại diện của Big Pharma (các công ty dược lớn) mời vô số bữa ăn tối với món bít tết và những thứ tuyệt vời khác, nhưng không một lần nào tôi được Big Broccoli (các công ty rau củ quả lớn) mời ăn. Có một lý do khi bạn nghe về những loại thuốc mới nhất trên truyền hình: ngân sách khổng lồ của doanh nghiệp thúc đẩy quảng cáo của họ. Lý do có lẽ bạn sẽ không bao giờ thấy một quảng cáo về khoai lang cũng chính là lý do những đột phá về khả năng thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tuổi thọ sẽ không bao giờ được phổ biến rộng rãi: có rất ít động cơ lợi nhuận.
Trong trường y, ngay cả với hai mươi mốt giờ đào tạo ít ỏi về chủ đề dinh dưỡng, không có sự để cập nào đến việc sử dụng chế độ ăn uống để điều trị bệnh mãn tính, chớ đừng nghĩ đến chuyện chữa khỏi bệnh. Tôi chỉ nhận thức được khả năng này của cơ thể con người nhờ vào câu chuyện riêng của gia đình tôi.
Câu hỏi đã ám ảnh tôi trong quá trình học là: nếu phương pháp cứu chữa cho căn bệnh sát thủ số một của chúng ta lâm vào tình trạng không lối thoát, liệu có điều gì khác bị chôn vùi trong các tài liệu y khoa chăng? Tôi lấy việc tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này làm sứ mệnh của cuộc đời tôi.
Hầu hết những năm ở Boston, tôi đã sục sạo những giá sách đầy bụi ở tầng hầm Thư viện Countway của Trường y Harvard. Tôi bắt đầu hành nghề y, nhưng đón tiếp bao nhiêu bệnh nhân mỗi ngày ở phòng khám không quan trọng đối với tôi, ngay cả khi tôi đã có thể thay đổi cuộc sống của nhiều gia đình, tôi biết đó chỉ là một giọt nước trong đại dương, vì vậy tôi đã đi đây đi đó.
Với sự giúp đỡ của Hiệp hội Sinh viên y khoa Hoa Kỳ, mục tiêu của tôi là thuyết trình ở tất cả các trường y trong nước cứ mỗi hai năm để gây ảnh hưởng đến một thế hệ bác sĩ mới. Tôi không muốn một bác sĩ nào khác tốt nghiệp mà không cần đến công cụ này — sức mạnh của thực phẩm — trong hộp dụng cụ y tế của mình. Nếu bà tôi đã không phải chết vì bệnh tim, thì cũng không có người ông hay người bà của ai khác phải qua đời.
Có những giai đoạn tôi đã thực hiện bốn mươi cuộc nói chuyện một tháng. Tôi vào thành phố để nói chuyện ở bữa điểm tâm tại câu lạc bộ Rotary, thuyết trình tại trường y trong giờ ăn trưa, và sau đó nói chuyện với một nhóm cộng đồng vào buổi ăn tối. Tôi đã sống trên xe của mình, chỉ sử dụng một chìa khóa trong chùm chia khóa của tôi. Tôi đã thực hiện hơn một ngàn bài thuyết trình khắp thế giới.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi nói rằng cuộc sống nay đây mai đó là không bền vững. Tôi đã đánh mất một cuộc hôn nhân vì điều này. Với các yêu cầu mời nói chuyện ngày càng nhiều và vượt ra ngoài khả năng của tôi, tôi bắt đầu ghi lại những phát hiện nghiên cứu hàng năm của mình vào loạt đĩa DVD Latest in Clinical Nutrition (tạm dịch: Dinh dưỡng điều trị mới nhất). Thật khó tin rằng số lượng DVD lên đến 30 đĩa. Mỗi xu tôi nhận được từ những DVD này, lúc đó và bây giờ, cũng như số tiền từ các buổi nói chuyên của tôi và sách bán được, bao gồm cả cuốn sách bạn đang đọc, đều đi thẳng vào việc từ thiện.
Hối lộ và tiền bạc trong ngành y, theo tôi thấy thì những điều đó càng trở nên tồi tệ hơn trong lĩnh vực dinh dưỡng, nơi mà hầu như mọi người đều có thương hiệu thực phẩm chức năng dẩu rắn hoặc máy móc kỳ diệu riêng của mình. Tín điều thi ăn sâu còn dữ liệu thì quá thưởng được lựa chọn để ủng hộ những quan điểm có trước.
Đúng vậy, tôi có những thành kiến riêng để buộc mình vào khuôn phép. Mặc dù động lực ban đầu của tôi là sức khỏe, qua năm tháng, tôi đã trở thành một người khá yêu động vật. Chúng tôi nuôi ba con mèo và một con chở trong nhà, và tôi đã dành phần lớn cuộc sống chuyên nghiệp của tôi để tự hào phục vụ Hội Nhân đạo Hoa Kỳ với tư cách là giám đốc y tế công cộng của tổ chức từ thiện. Vì vậy, cũng giống như nhiều người khác, tôi quan tâm đến quyền lợi của động vật mà chúng ta ăn thịt, nhưng đầu tiên và trước hết, tôi là một bác sĩ. Nhiệm vụ chính của tôi là luôn luôn chăm sóc bệnh nhân để cung cấp chính xác cho họ những bằng chứng tốt nhất hiện có.
Ở bệnh viện, tôi có thể tiếp xúc với hàng trăm người; và hàng ngàn người khi tôi thực hiện các cuộc nói chuyên đây đó. Nhưng thông tin sống còn này cần đến được hàng triệu người. Tham gia vào tổ chức của Jesse Rasch, một nhà từ thiện người Canada, đã chia sẻ tẩm nhìn của tôi trong việc cần phải làm thế nào để mọi người có thể tiếp cận dễ dàng thông tin về dinh dưỡng dựa trên bằng chứng, chính ông và vợ ông, Julie, đã thành lập và đưa tất cả các nghiên cứu của tôi lên mạng, và thế là, NutritionFacts.org ra đời. Giờ đây tôi có thể tiếp cận được với nhiều người hơn trước đây khi tôi phải đi khắp thế giới, làm việc từ ở nhà trong bộ đồ ngủ.
NutritionFacts.org, một tổ chức phi lợi nhuận tự chủ, hiện có hơn một ngàn bite dung lượng video về mọi chủ đề dinh dưỡng vô cùng dễ hiểu, và tôi đăng video và bài viết mới mỗi ngày. Mọi thứ trên trang web là miễn phí cho tất cả mọi người vào bất cứ thời gian nào. Không cô quảng cáo, không có tài trợ của doanh nghiệp. Trang web được duy trì trên cơ sở một công việc xuất phát từ tình yêu.
Khi tôi bắt đầu công việc này cách đây hơn một thập kỷ, tôi nghĩ rằng câu trả lời là để huấn luyện các đào tạo viên, giáo dục chuyên nghiệp. Nhưng với sự dân chủ hóa thông tin, các bác sĩ không còn giữ thế độc quyền là người gác cổng của kiến thức về sức khỏe. Khi phải kê toa mô tả cách sống đơn giản và an toàn, tôi nhận ra có thể sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu trao quyền trực tiếp cho cá nhân. Trong một cuộc khảo sát quốc gia gần đây về số lần đến gặp bác sĩ, trong năm người hút thuốc chỉ có một được yêu cầu bỏ thuốc lá. Cũng như bạn không cần phải chờ bác sĩ bảo thì bạn mới biết cần phải bỏ thuốc lá, bạn cũng không cần phải chờ đợi để bắt đầu ăn uống lành mạnh. Rồi cùng nhau chúng tôi có thể chỉ ra cho các đồng nghiệp ngành y sức mạnh thực sự của sống lành mạnh.
Hiện nay, tôi sống ngay ngoại ô thủ đô Washington, chỉ cần đạp xe là có thể đến được Thư viện Y khoa Quốc gia, thư viện y khoa lớn nhất thế giới. Chỉ riêng năm ngoái, đã có hơn hai mươi bốn ngàn bài báo về dinh dưỡng được đăng trên các tài liệu y khoa, và bây giờ tôi có một đội ngũ các nhà nghiên cứu, một lực lượng nhân sự tuyệt vời, và một lực lượng tình nguyên giúp tôi đào thông các ngọn núi thông tin mới. Cuốn sách này không chỉ là một diễn đàn khác thông qua đó tôi có thể chia sẻ những phát hiện của tôi, mà còn là một cơ hội tôi đã chờ đợi rất lâu để chia sẻ những lời khuyên thiết thực về cách đưa môn khoa học làm thay đổi cuộc sống và cứu mạng con người này vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Tôi nghĩ bà tôi sẽ rất tự hào.
Mời các bạn đón đọc Ăn Gì Không Chết - Sức Mạnh Chữa Lành Của Thực Phẩm của tác giả Michael Greger & Gene Stone & Minh Nguyệt (dịch) & Thùy Trang (dịch).