Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Tojo Người Hùng Thái Bình Dương

Bản dịch :Tuyết Sinh

LỜI NÓI ĐẦU

Tôi bắt đầu bị cảm động trước khuôn mặt của Tojo khi nhìn thấy ông ta ngồi ở hàng ghẽ bị cáo tại tòa án xử tội phạm chiến tranh Viễn Đông ở Tokyo năm 1947. Trước dây tôi chỉ được biết tới con người này qua những bức ký họa trên các nhật báo Mỹ, thường coi ông giống như hung tướng Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ. Tôi bắt đầu thu thập các tài liệu nói về Tojo, con người đã đưa nước Nhật vào cuộc chiến tại Thái Bình Dương, với chủ ý sẽ viết một loạt bài về ông ta.

Nhưng loạt bài đó không bao giờ xuất hiện trên mặt báo, vì càng tìm tòi, tôi càng thấy nhiều chuyện mù mờ khó hiểu chung quanh nhân vật này. Sự thực Tojo có phải là một tên quân phiệt hiếu chiến đã gây ra chiến tranh Đông Nam Á, như mọi người đã tưởng hay không ? Đem đặt cá nhân ông vào hoàn cảnh lịch sử của nước Nhật, kể những diễn tiến trong thời kỳ sử quân trở đi, ta thấy có nhiêu dấu hỏi cần được nêu lên về bản án tử hình mà tòa án quốc tế đã dành cho Tojo. Chính vì vậy thay vì viết một bài báo, tôi đã cho xuất bản cuốn sách này, gom tất cả những gì tôi đã tìm hiểu được về cuộc đời của Đại tướng Hideki TOJO.

Những tài liệu chánh để được tham khảo gồm có : Bản cáo trạng của Tòa án Viễn Đông, trong đó có nhắc tới đầy đủ các biến cố tại Nhật từ năm 1931 tới năm 1945; Nhật ký của Kido ; Hồi ký của cựu Thủ tướnq Konoye; và đặc biệt là các tác phẩm Chánh nghĩa của nước Nhật do Shigenori Togo soạn ; Nhật Bản và Định mạng của Mamoru Shĩgemỉtsu; Lên tàu Missouri của Toshikazu Kase ; Đất Rồng Bay của Lewis Bush ; Tojo và sự phát khởi của chiến tranh của Robert Butow.

Tác giả cuốn sách này chần thành cảm tạ :

— Bà Katsuko Tojo, đã cho phép chúng tôi xử dụng các hình ảnh của gia đình cũng như những trang nhật kỷ Tojo đã ghi trong nhà tù, và nhiều chi tiết khác liên quan tới cuộc đời của Tojo.

— lan Mutsu và Dai Inoshita đã giúp chúng tôi trong việc phỏng vấn Bà Tojo.

— Ký giả Gunther Stein, đã cho chúng tôi mượn nhiều sách quý của ông và đã giúp chúng tôi nhiều điều trong kiến thức rộng rãi của ông về thời kỳ tiền chiến và quân phiệt Nhật.

— Tiện nội Sakaye đã giúp tôì rất nhiều trong việc thu thập tài liệu và viết bản thảo của tác phẩm này.

***

THẾ THIÊN HÀNH ĐẠO

« Vùng bình nguyên Yamato Có khác gì Thiên quốc Và Trẫm là ngươi thay Trời trị dân »
Trích thơ của Hoàng Đế YURYAKU (418 - 479)

VÀO khoảng trưa ngày thứ Ba, II tháng 9 năm 1945, dân chúng Nhật hai bên đường phố đổ xô ra nhìn một đoàn xe Mỹ chạy trên con đường dẫn tới ngoại ô Thủ đô Tokyo. Những chiếc xe lắc lư trên đường đầy ổ gà, khiến người ngồi trên cũng ngả nghiêng theo. Nhà cửa san sát vui vẻ trước đây đã bị chiến tranh tàn phá, thiêu rụi và giờ đây chỉ còn là một cảnh tiêu điều, buồn thảm. Đoàn xe ngừng lại trước một căn nhà nhỏ may mắn còn nguyên vẹn ở vùng ngoại ô Setagaya này.

Thiếu Tá Kraus nhanh nhẹn nhảy xuống khỏi xe và dẫn toán nhân viên phản gián của ông tiến tới trước cửa căn nhà nói trên. Họ được một đoàn ký giả đông đảo, phần lớn là các nhà báo Mỹ đã tới từ trước, đang đứng tụm năm tụm ba trước khu vườn ở cửa nhà, tiếp đón. Không khí đột nhiên trở nên căng thẳng trong sự chờ đợi của mọi người khi viên Thiếu Tá bắt đầu gõ cửa. Cánh cửa sổ bên cạnh bật mở ra với sự xuất hiện của một khuôn mặt quen thuộc trước con mắt của đám ký giả. Với chiếc đầu trọc, cái trán hói, cặp mắt cận thị nặng sâu hoắm đàng sau cặp kiếng gọng đồi mồi, khuôn mặt đó từ lâu từng xuất hiện nhiều lần trên những bức hý hoạ của báo chí Mỹ, để tượng trưng cho bộ mặt của quân phiệt Nhật.

Sau những lời trao đổi với viên Thiếu tá qua một thông dịch viên, người ở cửa sổ được báo cho biết có lệnh mời ông ta tới trình diện tại Bộ Tư Lệnh Quân Đội chiếm đóng Hoa Kỳ. Nghe xong, chủ nhà yêu cầu mọi người vô bằng lối cổng chánh, và ông ta khép cánh cửa sổ lại.

Toán nhân viên phản gián đi trước, đoàn ký giả và nhiếp ảnh viên ùn ùn ùa theo sau. Họ vừa đi qua khoảng sân nhỏ thì đột nhiên nghe một tiếng súng nổ chát chúa ngay tại một căn phòng ở mé tay mặt hành lang. Các nhân viên tình báo vội vàng rút súng khỏi bao. Không khí khẩn trương trong sự chờ đợi im lặng của toán ký giả. Một nhân viên tiến lại gần cửa phòng gần đó, bắn tung ổ khóa và dùng chân đạp cánh cửa mở tung.

Trong phòng, một người mặc quân phục trắng, chân đi ủng đen, ngồi ngả lưng trong chiếc ghế bành, miệng hơi mỉm cười một cách đau đớn. Máu ở ngực phía trên trái tim đã thấm đẫm ra bên ngoài. Trán ông lấm tầm nhiều giọt mồ hôi, trông khác hẳn gương mặt sáng quắc trong tấm hình của ông phóng lớn treo phía sau bàn giấy. Căn phòng lúc này đầy khói thuốc và tiếng ồn ào của mọi người vừa nhân viên an ninh, ký giả, vừa các quân nhân khác mới từ ngoài ào vô. Nhiều tiếng chửi thề xen lẫn tiếng máy ảnh bấm lách tách và những ánh đèn lóe sáng. Nhìn người ngồi đó, một chú lính tò mò hỏi người phóng viên bên cạnh : «Y là ai vậy ?»

Người phóng viên nhiếp ảnh vừa dơ máy lên chụp, vừa trả lơi anh ta : «Tojo»

«Tojo là ai vậy ?»

«Đại Tưómg Tojo. Thủ Tướng Nhật trong lúc Trân châu cảng bị tấn công.»

Mời các bạn đón đọc Tojo Người Hùng Thái Bình Dương của tác giả Courtney Browne & Tuyết Sinh (dịch).