Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Tinh Hoa Mưu Trí Trong Tam Quốc

Ngày nay trên thương trường cạnh tranh hết sức gay go chẳng khác gì anh hùng hào kiệt tranh giành cát cứ thời Tam Quốc. Vì vậy, vận dụng chính xác mưu trí trong Tam Quốc sẽ như hổ thêm vuốt. Sự trí túc đa mưu của Gia Cát Lượng sẽ là sự gợi mở cho các nhà doanh nghiệp, mà điển hình là các công ty Nhật Bản và Trung Quốc.

Thương chiến bề ngoài là cuộc đua tranh cái đẹp cái tốt của hàng hoá, thực chất là sự đọ sức về trí tuệ, từ khâu chế tạo sản phẩm đến kinh doanh và ngay cả chiếm lĩnh thị trường… chẳng có khâu nào là không cần đến sự kết tinh của trí tuệ các nhân tài. Có thể nói: thương chiến là cuộc chiến giữa trí tuệ các nhân tài.

Tam quốc diễn nghĩa nói về kinh tế tuy không nhiều, mà nói về mưu lược quân sự là chính, thế nhưng cuộc chiến trong thương mại vốn giống như trong quân sự, mà sự đắc thắng của nó sẽ là cái đầu tầu kéo theo sự phát triển của nền kinh tế. Người Nhật Bản vận dụng mưu trí Tam Quốc vào cuộc chiến thương mại, đã có tác dụng tương đối lớn trong sự nhảy vọt về kinh tế của Nhật Bản. Cho nên người Nhật Bản đã cho rằng mưu trí Tam quốc diễn nghĩa là vốn quý trong quản lý kinh doanh xí nghiệp.

Trên thế giới ngày nay, sự cạnh tranh về mọi mặt đều rất khốc liệt, mà tham gia vào bất kể cuộc cạnh tranh nào, nếu không có nhân tài và mưu trí thì sẽ bị gạt bỏ. Bởi vậy, học cách dùng người và mưu trí trong Tam Quốc, quyết không phải là không có tác dụng.

Cuốn sách này chủ yếu bàn về các nội dung: mượn xưa để nhìn nay, nói rõ mưu trí trong Tam Quốc vốn có tác dụng vay mượn bằng nhiều cách; nghệ thuật dùng người, đánh giá về đặc điểm và mặt hay mặt dở cũng như hiệu quả khác nhau về sự dùng người trong Tam Quốc; điển tích quý báu về mưu trí, bàn sâu về các loại mưu lược trong Tam Quốc; bí quyết giành thắng lợi, dùng mưu trí trong Tam Quốc để tổng kết ra những kinh nghiệm và rút ra bài học thành bại trong cuộc chiến thương mại…

***

Thời đại Tam Quốc (giản thể: 三国; phồn thể: 三國; bính âm: Sānguó) là một thời kỳ phân liệt trong lịch sử Trung Quốc, tiếp nối sau triều đại Đông Hán và trước nhà Tây Tấn. Một cách chính xác theo khoa học thì thời đại này chính thức bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ và nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa.[1] Tuy nhiên, nhiều nhà sử học Trung Quốc cũng như nhiều người dân khác cho rằng thời kỳ này bắt đầu từ năm 190, khi liên minh chống Đổng Trác được thành lập vào cuối thời nhà Đông Hán.

Trước đó, giai đoạn "không chính thức" của thời kỳ này là từ năm 190 đến năm 220, được đánh dấu bởi sự hỗn loạn chia cắt, cùng những cuộc giao tranh giữa các thế lực cát cứ tại rất nhiều khu vực trên lãnh thổ Trung Hoa, khởi đầu bằng cuộc khởi nghĩa của lực lượng Khăn Vàng, sau đó là cuộc tranh đấu giữa các lãnh chúa quân phiệt như Tào Tháo, anh em Viên Thiệu - Viên Thuật, Tôn Sách, Lưu Biểu, Trương Tú, Đổng Trác, Lã Bố, Lưu Chương, Mã Đằng, Hàn Toại, v.v. Phần giữa của giai đoạn này, từ năm 220 đến năm 263, được đánh dấu bằng sự giao tranh quân sự và ngoại giao của ba quốc gia thù nghịch còn lại là Ngụy (魏), Thục (蜀) và Ngô (吳). Để phân biệt các quốc gia này với các quốc gia cùng tên như trong các thời kỳ trước đó, người ta đã thêm vào: Ngụy là Tào Ngụy (曹魏), Thục là Thục Hán (蜀漢), và Ngô là Đông Ngô (東吳). Phần cuối cùng của thời kỳ này được đánh dấu bằng việc Ngụy tiêu diệt Thục (năm 263), nhà Tây Tấn thay thế Ngụy năm 266, và tiêu diệt Ngô (280).

Thời kỳ Tam quốc này cũng là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Điều tra dân số cuối thời kỳ nhà Đông Hán cho con số là khoảng 56 triệu người, trong khi đó điều tra dân số trong thời kỳ đầu nhà Tây Tấn (sau khi thống nhất Trung Quốc) chỉ còn khoảng 26 triệu người.[2] Cho dù con số thống kê của nhà Tấn có thể có sai số lớn nhưng hoàn toàn đủ cơ sở để nói rằng phần lớn dân số đã chết vì các cuộc chiến tranh liên miên trong thời kỳ này.[3]

Mặc dù tương đối ngắn, thời kỳ lịch sử đầy hỗn loạn và chinh chiến này đã được tiểu thuyết hóa trong văn học và rất nổi tiếng ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, và Triều Tiên[4]. Nó được chuyển thể thành các vở kịch, tiểu thuyết, truyện dân gian, truyện dã sử cũng như trong phim ảnh, phim truyền hình nhiều tập và trò chơi điện tử. Nổi bật nhất trong số đó là tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, một tác phẩm hư cấu dựa phần lớn theo lịch sử.[5] Ghi chép lịch sử chính thức của thời kỳ này là Tam quốc chí của Trần Thọ, với sự hiệu đính của Bùi Tùng Chi sau này.

Mời các bạn đón đọc Tinh Hoa Mưu Trí Trong Tam Quốc của tác giả Hoắc Vũ Giai.