Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, con người luôn không ngừng học tập nên mọi người trong xã hội đều sôi nổi nhiệt tình và hứng thú với việc học tập của bản thân và hy vọng sẽ có được kết quả học tập như mong muốn
Phương pháp học tập có hiệu quả cũng cần phải kết hợp với đặc điểm của bản thân, trải qua sự rèn luyện và học tập chăm chỉ mới có thể thực sự nắm vững và có được hiệu quả thực tế. Mà khi đã nắm vững phương pháp, hình thành được nền tảng trình độc học tập chắc chắn thì bạn sẽ thấy được lợi ích mà nó đem lại trong suốt cả cuộc đời. Có thể nói, việc học tập của chúng ta đã cần có tri thức rồi nhưng phải biết cách học. Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp bạn nhiều điều trên con đường đi tới tri thức nhân loại.
Sách có những nội dung chính sau:
Chương 1: Đôi điều về trí nhớ.
Chương 2: Cách phát triển bộ nhớ.
Chương 3: Cách nhớ những con số.
Chương 4: Cách gửi ký ức vào những hộp an toàn trong não bạn.
Chương 5: Bí mật của trí nhớ được tập luyên.
Chương 6: Cách nhớ những dãy số và số liệu thống kê.
Chương 7: Bí mật của việc nhớ tên, gương mặt và sự kiện về người khác.
Chương 8: Bí mật của việc nhớ tên, gương mặt và sự kiện về người khác.
Chương 9: Bí mật của việc nhớ những nhóm người.
Chương 10: Cách sử dụng ký ức như một sổ ghi nhớ.
Chương 11: Dùng sức mạnh trí nhớ để chiến thắng sự đãng trí.
Chương 12: Sử dụng trí nhớ để cải thiện bản thân.
***
Bạn đọc thân mến,
Có bao giờ bạn nghĩ rằng có được một trí nhớ tốt là điều rất quan trọng và nó giúp bạn thành công?
Nếu đã từng nghĩ đến, bạn sẽ nhận thấy rằng thế giới ngày nay đòi hỏi phải có những người “nhiều kinh nghiệm”.
“Kinh nghiệm" chính là khả năng của ai đó, giúp họ nhớ, đánh giá, phân loại và sử dụng thành công kiến thức mà họ áp dụng trong nghề nghiệp. Người nào có khả năng nhớ chính xác những điều đã trải qua thì họ có thể áp dụng chúng thành công trong công việc hiện tại, bằng cách né tránh những sai lầm trong quá khứ và phát huy tốt mặt tích cực.
Việc đơn giản quá phải không?
Bởi vì, khi người ta tập trung tất cả sức mạnh tinh thần vào một vấn đề và tìm ra giải pháp thành công, tức là họ đã phát huy được khả năng “nhớ dai” để tìm ra những “kiến thức tồn kho” của họ. Càng nhiều kiến thức tích lũy thì họ càng có khả năng áp dụng chúng để thành công trong công việc. Điều này cho thấy, những người biết cách rèn luyện trí nhớ của mình là những người dễ thành đạt trong tương lai.
Vâng, thưa bạn, trí nhớ là cái cốt lõi của sự thành công trong nghề nghiệp. Những người được khen là “nhớ dai” là người biết cách làm lợi cho họ. Họ gặt hái tiền bạc và uy tín trong các văn phòng, xí nghiệp và trong cộng đồng. Trí nhớ là một cây nho sản sinh ra trái thành công bằng vàng. Chỉ có những người có khả năng luyện trí nhớ là người nhặt những quả có chất lượng ngon nhất và tốt nhất.
Trí nhớ không phải là một trò bịp huyền bí. Nó cũng không phải là mánh khóe. Nó là sức mạnh tiềm ẩn trong con người bạn. Sức mạnh này có thể rút ra được. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp đơn giản và bạn sẽ dễ dàng nhận ra và áp dụng chúng. Tất cả những gì bạn cần làm là tuân theo các quy tắc trong quyển sách này.
Một khi đã học được cách chiết ra sức mạnh của ký ức tiềm ẩn, bạn sẽ khám phá ra rằng khả năng tinh thần và khả năng làm việc của bạn được nhân lên. Ngoài ra bạn còn làm tăng thêm uy tín của mình đối với người khác.
Bạn có thể nhớ những dãy số điện thoại có 7 con số, những bảng phân công, những thời khóa biểu và cả nhiều điều khác nữa. Ngoài ra, bạn có thể nhớ lại từng cái tên, từng gương mặt mà bạn muốn nhớ. Những sự kiện, hình ảnh, dữ liệu, những lời phát biểu và bất cứ cái gì khác mà bạn muốn lưu trữ trong bộ nhớ, đến khi cần thiết bạn có thể “rút ra tất cả"!
Quyển sách này sẽ cho bạn thấy cách tổ chức quá trình ký ức của bạn. Vâng, nó sẽ chứng minh rằng bạn không phải là người đãng trí và cũng chẳng có trí nhớ “tồi”. Chẳng qua là chúng ta có muốn tập luyện để nhớ dai hay không mà thôi.
Bất kỳ ai muốn nhớ dai đều có thể rèn luyện được! Tuy nhiên, vạn sự khởi đầu nan. Có thể bạn sẽ gặp khó khăn đôi chút khi tiếp cận các phương pháp ghi nhớ trong quyển sách này. Song, lúc đã thành thạo, bạn sẽ thấy mọi việc đều vô cùng đơn giản.
Chúc bạn thành công!
VƯƠNG TRUNG HIẾU
***
Trí nhớ là khả năng ghi nhận, tồn trữ và hồi tưởng được các thông tin của não người. Nói cách khác, nó giữ lại được mọi kinh nghiệm thông qua quá trình hoạt động của trí não.
Thông thường, hoạt động của trí nhớ gồm có ba giai đoạn:
- Tiếp nhận và ghi lại những gì đã tri giác được (từ tai, mắt, mũi…).
- Lưu trữ những thông tin đã tiếp nhận.
- Nhớ lại những thông tin đã lưu trữ.
Con người có nhiều dạng trí nhớ, trong đó có ba dạng phổ biến nhất: trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác và trí nhớ vận động…
Người nào có trí nhớ thị giác thì thường nhớ rất lâu những gì đã được nhìn thấy. Người có trí nhớ thính giác lại nhớ rất tốt những gì đã nghe được. Còn người có trí nhớ vận động thì cần phải viết hay đọc đi đọc lại nhiều lần điều gì đấy mới nhớ dai được.
***
Theo Thạc sĩ y khoa Cao Phi Phong, rối loạn trí nhớ gồm có những dạng sau:
a. Sự giảm nhớ: dù những việc xảy ra đã lâu hay mới đây, người bị dạng này bị giảm khả năng nhớ lại một cách đáng kể.
b. Quên: bao gồm quên tất cả các sự việc diễn ra trong quá khứ hay quên từng phần quá khứ (quên một số việc đã diễn ra dù mới hay cũ).
Người bị rối loạn trí nhớ có thể bị quên thuận chiều, nghĩa là quên những việc vừa xảy ra trong quá khứ gần (vài giờ hoặc vài tuần sau khi bệnh) hay bị quên ngược chiều, còn gọi là quên xa (quên những việc xảy ra vài tháng trước khi bệnh).
Ngoài ra, rối loạn trí nhớ có thể dẫn tới việc:
- Quên trong cơn: “quên sự việc xảy ra trong cơn như cơn vắng ý thức”.
- Quên do ghi nhận kém và nhớ lại kém: việc ghi nhận kém dẫn tới cái gọi là quên gần, tức không nhớ những sự việc vừa xảy ra; còn việc nhớ lại kém đưa tới sự quên xa, tức là quên những việc đã xảy ra từ rất lâu.
- Quên tiến triển: sự việc xảy ra gần đây thì quên trước, còn sự việc diễn ra từ lâu thì quên sau. Cái quên này tăng dần theo thời gian của người bệnh.
c. Loạn nhớ: nhớ nhầm thời gian diễn ra sự việc trong quá khứ hay nhớ nhầm những việc xảy ra của người khác là của mình.
d. Tăng nhớ: nhớ lại những sự việc diễn ra từ rất lâu, không có ý nghĩa gì trong hiện tại hay chỉ nhớ những chi tiết vụn vặn, không ăn khớp với nhau.
- Nguyên nhân rối loạn trí nhớ: Khả năng tạo ra trí nhớ và trí nhớ gần bị giảm thường là do bị chấn thương, tai biến mạch máu não, viêm não do virus, bị u tân sinh hoặc do thiếu máu cục bộ hay thiếu vitamin B1. Còn mất trí nhớ xa và mất trí nhớ sau khi chấn thương là do “sự gián đoạn chức năng hệ viền liên quan đến sự lưu trữ và nhớ lại”.
Rối loạn trí nhớ còn có nguyên nhân do nghiện rượu nặng, sử dụng chất kích thích như ma túy…
Mời các bạn đón đọc Để Có Trí Nhớ Tốt của tác giả Vương Trung Hiếu.