Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

5 Centimet Trên Giây - One More Side

Nếu coi tiểu thuyết 5 CENTIMET TRÊN GIÂY là một bức tranh ghép hình, khắc họa chuyện đời, chuyện tình của Tono Takaki, thì 5 CENTIMET TRÊN GIÂY ONE MORE SIDE giống như phần mở rộng và hoàn thiện của bức tranh ấy.

Những mảnh ghép vốn có được thay mới cả về nội dung và cách thể hiện. Những mảnh ghép ẩn được hé lộ đầy đủ và sáng tỏ. Bức tranh tổng thể vì thế mà toàn vẹn hơn, đa chiều hơn.

Được chắp bút bởi tác giả quen thuộc Kanoh Arata, 5 CENTIMET TRÊN GIÂY - ONE MORE SIDE sẽ đưa độc giả tiếp cận câu chuyện đượm buồn nhưng tuyệt đẹp của Shinkai Makoto một lần nữa, qua “một góc nhìn khác”.

***

Nguyên tác

SHINKAI MAKOTO

Sinh năm 1973 ở tỉnh Nagano. Là đạo diễn phim hoạt hình. Năm 2002, bộ phim ngắn Tiếng gọi từ vì sao xa do anh tự thực hiện đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Sau đó các tác phẩm Bên kia mây trời, là nơi hẹn ước, 5 centimet trên giây, Những đứa trẻ đuổi theo tinh tú, Khu vườn ngôn từ, Your Name. Lần lượt ra đời và nhận được khá nhiều giải thưởng trong nước. Tiểu thuyết do anh chấp bút, dựa trên nội dung của những bộ phim anh đạo diễn như 5 centime! trên giây, Khu vườn ngôn từ, Your Name, cũng được đánh giá cao.

## Tác phẩm của Shinkai Makoto

  • 5 centimet trên giây
  • Khu vườn ngôn từ
  • Your Name.
  • Tiếng gọi từ vì sao xa (Shinkai Makoto, Ooba Waku)
  • Bên kia mây trời, là nơi hẹn ước (Shinkai Makoto, Kanoh Arata)
  • Những đứa trẻ đuổi theo tinh tú (Shinkai Makoto, Akisaka Asahi)

***

Tác giả

KANOH ARATA

Nhà văn, nhà biên kịch, tác giả tạp văn. Tốt nghiệp ngành Văn học Nhật Bản, khoa Văn học trường Đại học tỉnh Aichi. Tùng chuyển thể nhiều kịch bản của Shinkai Makoto sang tiểu thuyết, tiêu biểu là 5 centime! trên giây: one more side, Your Name. Another Side: Earthbound.

***

HOA ANH ĐÀO

Đêm qua, tôi đã mơ một giấc mơ xưa cũ.

Hẳn là do bức thư tôi tìm thấy hôm trước.

Có lẽ tôi nên trao nó cho cậu ngay lúc đó. Giờ đây ý nghĩ ấy đang thôi thúc tôi viết câu chuyện này.

Tôi muốn viết về những sự kiện khi còn là một cô bé. Nhưng tôi e khó mà ghi lại một cách trọn vẹn. Bởi tôi vẫn tin thứ được viết nên bằng từ ngữ thông thường chẳng thể truyền tải những điều nằm ngoài giới hạn biểu đạt của ngôn từ. Cũng vì niềm tin ấy, tôi đã không dám đưa thư cho cậu. Tôi không khỏi do dự khi nghĩ rằng, nếu lúc này viết ra đây, tôi sẽ làm mai một ý nghĩa của những gì chúng tôi trải qua ngày đó.

Nhưng đúng là vẫn nên trao thư đi. Sau một thời gian dài, đọc lại những dòng tâm tư không dám gửi trao mười năm trước, tôi thấy hình ảnh mình trong quá khứ hiện ra thân thương biết bao.

Tôi đã có thể thả lỏng cảm xúc. Tôi muốn nói với mình ngày đó “Hãy trao thư di”. Lẽ ra tôi nên bao dung hơn với tính trẻ con và sự non nớt của bản thân.

Bởi thế, những gì tôi viết sau đây sẽ như bức thư được gửi đi khá muộn màng.

Sau nhiều trăn trở, tôi quyết định bắt đầu từ quá trình chuyển trường.

Tôi vốn bị ám ảnh bởi vài chuyện nhỏ nhặt, trong đó có việc không thể giải thích cho người khác hiểu một cách rốt ráo về quê quán của mình.

Khi bắt đầu sống giữa thành phố đông đúc như Tokyo, quê quán trở thành chủ đề nói chuyện không thể thiếu để tạo dựng quan hệ, vì thế tôi càng gặp rắc rối với câu hỏi “Bạn đến từ đâu” thường xuyên hơn.

Theo lời bố mẹ, tôi được sinh ra ở Utsunomiya. Nhưng tôi không nhớ gì về quãng thời gian sống ở Utsunomiya, cũng chẳng coi đó là quê hương. Tôi chỉ mang máng nhớ cái tên ấy vì đôi khi có nói chuyện với bố mẹ về quê ngoại.

Trước khi tôi vào tiểu học, cả nhà chuyển đến Akita. Sau đó chúng tôi tới Shizuoka, rồi Ishikawa. Bố tôi làm việc cho một doanh nghiệp địa phương chuyên sản xuất đồ điện tử có trụ sở chính ở Tochigi, thuyên chuyển công tác đến chi nhánh hay văn phòng đại diện tại các tỉnh là yêu cầu bắt buộc đối với ông.

Bởi vậy, tới giờ tôi vẫn không có khái niệm rõ ràng về nơi ở cố định.

Sau những lần chuyển nhà, chuyển trường liên tục khi còn nhỏ, một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức.

Dù đi đến đâu cũng đừng gắn bó quá bền chặt. Chi coi nơi ở mới như chỗ dừng chân tạm thời. Đó chính là tâm thế thường trực của tôi từ khi còn nhỏ cho tới lúc dậy thì.

Mùa đông năm lớp Ba ở Ishikawa.

Nghe mẹ nhắc lại chuyện chuyển trường vào năm tới, thoáng vui mừng vì biết sắp thoát khỏi nơi ở hiện tại và mối lo sợ phải trải qua những chuyện khủng khiếp thêm lần nữa cùng lúc xuất hiện trong suy nghĩ của tôi.

“Lần này nhà mình sẽ lên Tokyo đấy.” Mẹ nói như thể đây là điều vô cùng may mắn. Bây giờ nghĩ lại, tôi phải thừa nhận việc này thực sự giúp ích cho công việc của bố. Nhưng với tôi, âm hưởng khô khan của cái tên Tokyo khi ấy không gợi lên gì khác ngoài những ý nghĩ u ám.

Ở thời điểm đó, tôi chưa từng gắn bó với bất kì mối quan hệ, trường học hay thành phố nào, và vẫn mơ hồ cho rằng mình sẽ chẳng bao giờ trải qua cảm giác này.

Tôi đã đọc bài chia sẻ cảm nghĩ của những người có trải nghiệm chuyến trường nhiều lần khi còn nhỏ như mình. Họ nói vẫn luôn ghi nhớ hình ảnh của mỗi thành phố từng đi qua với tình cảm đây lưu luyến.

Không như họ, tôi chưa bao giờ có cơ hội quan sát nơi mình dừng chân. Nếu cứ mải miết nhìn ngắm xung quanh, tôi sẽ bắt gặp ánh mắt của người khác.

Bắt gặp ánh mắt của người khác, tôi sẽ phải đối mặt với câu hỏi. Những câu hỏi lấy hiếm khi tốt đẹp. Vì thế tôi hay cúi mặt, gồng mình cảnh giác, tránh nhìn thẳng vào bất cứ thứ gì.

Chuyển trường luôn là một việc đáng sợ.

Cả nơi chốn mới lẫn những người lạ mặt đều chẳng làm tôi háo hức.

Dù đã chuyển trường nhiều lần, tôi vẫn không học được cách làm quen với trường mới. Khác biệt rõ ràng về ngữ điệu, mức độ gắn kết đặc trưng của quan hệ xã hội ở từng vùng, những tòa nhà lạ lẫm, những con người không quen, sự bất công khi các bạn trong lớp đều biết nhau, chỉ có mình lạc lõng. Tôi sợ tất cả.

Mỗi lần bị ném vào môi trường mới, tôi luôn bị cảm giác thu mình xâm chiếm. Tôi căng thẳng trước mọi cử chỉ nhỏ nhặt hay lời nói vu vơ của bạn cùng lớp. Lẽ ra tôi nên che giấu nỗi sợ để hành xử bình thường, nhưng việc đó quả thật quá khó.

Sợ hãi là biểu hiện của yếu đuối. Ở giữa cộng đồng non nớt của đám trẻ, yếu đuối chính là nguyên nhân biến tôi thành mục tiêu của những trò đùa ác độc.

Ngày nào cũng vậy, tôi luôn cảm thấy thật tồi tệ. Cảm giác cồn cào khó chịu đeo bám không thôi, buộc tôi gồng mình chịu đựng bất kế thời điếm. Tôi tự nhủ, đáng ra mình không cần tới trường nếu buồn nôn dữ dội thế này. Ý nghĩ đó càng làm trạng thái nôn nao sẵn có trầm trọng hơn.

Nhưng nếu chỉ phải đối mặt với bầu không khí hay thái độ của những người xung quanh, tôi vẫn chịu đựng được. Thở nhẹ nhàng, tránh hít vào quá sâu hay bộc lộ thái độ qua nét mặt, thời gian sẽ tự động trôi đi.

Lời nói của những kẻ xung quanh mới là thứ vượt quá khả năng chịu đựng. Không thể bịt tai để trốn Ị tránh. Nếu tôi dùng tay che kín tai, chúng sẽ lớn tiếng phun ra những lời gay gắt hơn. Có nhiều câu đến giờ tôi vẫn khó lòng chấp nhận. Tôi bị bủa vây bởi những lời đám trẻ con vui vẻ dùng để bắt nạt. Đôi khi ngay cả giáo viên cũng dùng cách nói tương tự. Ngay từ lúc ấy tôi đã hiểu, khi ở trong không gian của trẻ con, cả người lớn cũng quay về làm con trẻ.

Tôi từng nghĩ chuỗi ngày mòn mỏi chờ đợi thời gian trôi qua theo cách đó sẽ kéo dài mãi, kéo dài đến chết, nhưng không sao nghĩ ra cách trốn chạy.

Mời các bạn đón đọc 5 Centimet Trên Giây - One More Side của tác giả Shinkai Makoto & Kanoh Arata & QC Trang (dịch).