Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Tam Quốc Tam Tuyệt

Sự kiện lịch sử là một bức tường trắng, có thể bị thay màn đổi sắc khi những người nhìn vào bức tường ấy bằng những cặp kính màu sắc khác nhau: đen, đỏ, xanh, vàng,…
Bởi vậy, nghiên cứu và phê bình lịch sử phải hội đủ yếu tố không gian, thời gian, nhất là thời dại tính, bối cảnh tính. Quan trọng hơn nữa là lập trường về sử quan, nếu không sẽ bị đánh lừa rất tai hại.
Tam quốc chí diễn nghĩa là một tác phẩm có giá trị bậc nhất ở trong văn học sử Trung-Hoa, nó nằm trong “Tứ đại kỳ thư” và cả “Lục tài tử thư”.
Theo hai nhà phê bình Mao Tôn Cương và Kinh Thánh Thán trong bài “Đọc Tam Quốc Chí pháp” thì sách này sở dĩ có giá trị ưu việt là vì có ba nhân vật: Khổng Minh, Quan Vân Trường, Tào Tháo và cũng theo hai ông, thì ba nhân vật đó được gọi là “Tam Tuyệt” ở thời đại Tam Quốc

  • * Khổng Minh, người tuyệt thế về trí.
  • Quan Vân Trường, người tuyệt thế về nghĩa.
  • Tào Tháo, người tuyệt thế về mưu.

Tuy nhiên, ý kiến của hai ông Mao Tôn Cương, Kim Thành Thán chỉ có giá trị tương đối so với những người cùng thời đại và đồng quan điểm lịch sử với hai ông, đầu phải chân lý vĩnh cửu.
Thật vậy, gọi Khổng Minh là tuyệt thế về trí, chỉ có những người đồng quan điểm với Mao Tôn Cương, Kinh Thánh Thán mà thôi, còn thực tế thì Khổng Minh ngoài những ưu điểm, cũng có vô số những khuyết điểm, tiếc rằng từ trước tới nay, vì lẽ này hay lẽ khác, mà người ta không chịu nói toạc ra cho rõ.
Còn cái gọi là nghĩa của Quan Vân Trường thì lại hết sức tầm thường, nếu không muốn gọi là phi nghĩa, đại nghĩa một người đang cùng thần dân Tây Thục lo khôi phục xã tắc nhà Hán mà họ Quan đang theo đuổi cái nghĩa phi nghĩa đó không thể gọi là tuyệt được.
Tào Tháo cũng chỉ là một con người bằng xương bằng thịt, mặc dù đa mưu và dụng mưu, nhưng đời hoạt động quân sự và chính trị của ông ta lừa được thiên hạ cũng nhiều, mà bị thiên hạ lừa lại cũng không ít, chứ chẳng có gì tuyệt thế cả.
Trước khi thẩm định đánh giá trị của 3 nhân vật và sự quy nạp của Mao Tôn Cương, Kim Thành Thân như trên có đúng hay khong, chúng ta hãy đào sâu sự kiện lịch sử của từng nhân vật một, để cùng đưa ra những khía cạnh nhận xét.
Sau hết để các bạn rộng đường tham khảo, tác giả trích dẫn vào phần phụ lục bài “Xích Bích Hỏa Công” của nhà văn Thái Bạch, là một bài bình luận có giá trị đã đăng trên nhiều nhật báo và tạp chí ở đây (có tài liệu nói rằng: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa được dịch ra trên thế giới có hàng trăm thứ tiếng, riêng trận “Xích Bích Hỏa Công” lại nhiều tới gấp 3 lần. Một nước văn hóa như Thái Lan cũng đã từng dịch trận đánh đó mang tên là “Chồ xô tẹc thắp rưu” tức (Tào Tháo đại bại ở sông Xích Bích) vì trận này là trận quyết định cho hình thế Tam Quốc và có sự liên quan rất lớn tới ba nhân vật được gọi là “Tam Tuyệt” nói trên.

***

Tam Quốc Tam Tuyệt – Khổng Minh, Quan Vân Trường, Tào Tháo

Phụ lục: Trận xích bích hỏa công

Tác giả: Đông Tùng

NXB Đông Sơn 1973

136 Trang

Nói đến bộ chuyện "TAM QUỐC CHÍ DIỄN NGHĨA" của nhà văn La-Quán-Trung bên nước Trung- Hoa cổ, hẳn đồng bào ta không mấy aỉ không biết vì từ lâu đã từng xem, từng nghe và từng kể.

Bởi vậy, cũng từ lâu trên xứ sở nầg đã có lắm tác phẩm ra đời khác nhau, để hoặc bàn đến bộ chuyện trên hoặc phân tích, nhận xét những nhân vật trong đó.

Tuy nhiên, đảng chủ ý phải kể đến tập « TAM QUỐC TAM TUYỆT » nầy cùa nhà văn Đông-Tùng, cựu sinh viên trường võ bị Hoàng-phố, (đồng thời là cây bút lão thành đã nổi danh trên nhiều nhật báo vá tuần báo ở đây vời những bài sưu khảo và nghị luận như ai nấy đã biết.

Tập sách nhỏ này cùa ông tuy chỉ nói tới ba nhân vật : Khổng-Minh, Quan-Vân-Trường, Tào-Tháo, là ba tay được người ta nói tời nhiều nhất trong bộ chuyện trên, dĩ nhiên chưa phải là một tập đầy đủ để bàn về TAM QUỐC hay về những nhân vật trong chuyện ; song với những nhận xét khác hẵn những nhận xẻt của nhiều người đã từng viết bấy nay, sẽ đem lại cho chúng ta một khái niệm để dựa theo đó mà đặt cái nhìn vào những sự kiện lịch sử khác cùng những nhân vật khảc.

Mời các bạn đón đọc Tam Quốc Tam Tuyệt của tác giả Đông Tùng.