Cuốn sách nhìn từ góc độ xung đột kinh tế, chính trị… toàn cầu cho rằng cuộc chiến tranh Trung – Mỹ là khó tránh khỏi. Khi đó, với cao trào chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, học giới Trung Quốc cũng xuất bản nhiều sách phân tích ý đồ của Mỹ và thái độ cứng rắn của Trung Quốc, theo đó Trung Quốc chủ trương con đường sức mạnh vũ trang, tiêu biểu như các cuốn “Bối cảnh yêu ma hóa Trung Quốc” (của Lý Hy Quang và Lưu Khang), “Trung Quốc có thể không nói ra” (của Tống Cường và Kiều Biên), “Con đường Trung Quốc dưới bóng mát toàn cầu hóa” (Phòng Ninh, Vương Tiểu Đông và Tống Cường)…
Dù quan hệ Trung – Mỹ từng xảy ra nhiều vấn đề căng thẳng trực diện (năm 1999 Mỹ đánh trúng Đại sứ quán Trung Quốc trú tại Nam Tư khiến Trung Quốc bùng lên phong trào chống Mỹ; năm 2000 máy bay trinh sát của Mỹ va chạm với máy bay Trung Quốc trên đảo Hải Nam làm Trung Quốc bị thương vong, và trào lưu chống Mỹ lại trỗi dậy)…, nhưng cuối cùng đều hòa giải thành công. Quan hệ Trung – Mỹ dần ổn định: về kinh tế, Trung Quốc được Mỹ ủng hộ gia nhập WTO; về chiến lược, Mỹ chủ trương thân thiện, không có ý làm khó dễ Trung Quốc; còn Trung Quốc cũng chủ trương trỗi dậy trong hòa bình. Trong bối cảnh này, ván cờ cạnh tranh Trung – Mỹ không leo thang, không thấy có dấu hiệu xảy ra chiến tranh.
Nhưng qua hơn 10 năm, tình hình Trung Quốc và Mỹ trên trường quốc tế hiện nay đã thay đổi nhiều, dù hai nước không tiếp diễn những xung đột trực tiếp như trước, nhưng những người chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc vẫn cho rằng trong hàng loạt vấn đề quốc tế (đảo Điếu Ngư, Đài Loan, Biển Đông…) tác động đến Trung Quốc luôn có bóng dáng Mỹ. Còn với Mỹ, trong vai trò bá chủ thế giới có địa bàn lợi ích bao trùm khắp nơi, Mỹ khó tránh khỏi va chạm với Trung Quốc trong nhiều vấn đề quốc tế.
Với Trung Quốc, nhiều vấn đề đối ngoại quan trọng cũng luôn liên quan đến Mỹ. Đi theo nền kinh tế Trung Quốc lớn mạnh vươn lên đứng thứ hai thế giới, khuynh hướng cứng rắn của giới lãnh đạo mới và tình trạng bùng nổ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, người Trung Quốc ngày càng tự kiêu, trong xu thế này, mục tiêu hàng đầu mà Trung Quốc muốn nhắm vào, hạ bệ chính là Mỹ.
Theo phân tích của học giả Đinh Đương và giới sử học nói chung, bối cảnh quan hệ Trung – Mỹ kể từ sau khi Trung Quốc cải cách mở cửa (từ 1978) rất giống bối cảnh quan hệ Nhật – Mỹ kể từ sau Minh Trị duy tân (1868).
Với Nhật Bản: Năm 1895 Nhật toàn thắng Trung Quốc, vươn lên làm bá đã bùng nổ. Nhưng Nhật gặp đối thủ lớn nhất khi đó là Mỹ. Trước Thế chiến Hai, hoạt động trao đổi thương mại giữa Nhật và Mỹ đã xảy ra nhiều va chạm cạnh tranh, bên cạnh đàm phán thì Nhật Bản cũng đồng thời đẩy mạnh trang bị quân sự, cuối cùng quyết định dùng chiến tranh để giải quyết với trận Trân Châu Cảng mở đầu.
Với Trung Quốc hiện nay: Tổng sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc hiện đã vượt các cường quốc châu Âu, chiếm luôn vị trí thứ hai của Nhật, và hiện đang muốn vươn lên đứng đầu thế giới. Nghiên cứu sử học mới chỉ ra, bối cảnh Nhật Bản tăng cường chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh với Mỹ trong quá khứ khá tương đồng bối cảnh chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc hiện nay, cả hai cùng lấy danh nghĩa yêu nước, chỉ khác nhau về khẩu hiệu.
Đế quốc Nhật ngụy biện là “Đại Đông Á cùng thịnh vượng”, còn Trung Quốc hiện nay là luôn tuyên truyền về cái gọi là “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại”, theo ngôn từ dùng của chính quyền là “trỗi dậy hòa bình”, nhưng thực tế tâm thức của người dân là ý định phục thù. Thực hiện khẩu hiệu này, Trung Quốc cần có những tiêu chí làm nền tảng, trong đó hai tiêu chí quan trọng nhất là thống nhất với Đài Loan và bành trướng tại Biển Đông đều đang gặp trở ngại lớn từ phía Mỹ.
Theo phân tích của học giả Đinh Đương, bối cảnh Nhật Bản trước đây và Trung Quốc hiện nay không chỉ giống về đối ngoại mà còn giống trong chính trị quốc nội. Cải cách mở cửa ở Trung Quốc rất giống Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản: chỉ thay đổi theo cách đi học kỹ thuật tân tiến của đối phương sau đó dùng chính những kỹ thuật này đe dọa đối phương, không thay đổi gì về quốc thể và chính thể. Vấn đề tập trung quyền lực của Trung Quốc hiện cũng tương tự như Nhật Bản trước đây.
Theo giới học giả phân tích, con đường này nhất thời có thể phát huy hiệu quả cao trong thống nhất ý chí từ trên xuống dưới, qua đó dùng chiến tranh bên ngoài để xoa dịu những bất ổn kinh tế và mâu thuẫn trong nước. Trong bài học của Đức và Nhật trước đây, bộ máy tập quyền thường hiếu chiến và không thể dừng lại cho đến lúc bị diệt vong.
Trái với quan điểm của nhiều người cho rằng không có khả năng xảy ra cuộc chiến tranh Trung – Mỹ, vì đời sống người dân Trung Quốc hiện nay khấm khá, Trung Quốc lại có nhiều “con tin” đang sống ở Mỹ. Tác giả Đinh Đương cho rằng quan điểm này khó đứng vững, vì nhìn lại quá khứ của Nhật Bản trước đây, số “con tin” của Nhật sống ở Mỹ cũng tương tự, cuối cùng đều bị Mỹ nhốt vào trại tập trung, và chiến tranh vẫn nổ ra. Với Trung Quốc hiện nay, vấn đề kiểm soát khát vọng tập quyền dâng cao là vô cùng khó khăn.
Nhưng vấn đề đáng quan tâm, theo Đinh Đương, chiến tranh sẽ dẫn đến cách mạng: tiêu biểu như Công xã Paris hình thành do chiến tranh Pháp – Phổ, Cách mạng tháng Mười do Thế chiến thứ Nhất, hay nội chiến và chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc sau cuộc chiến tranh kháng Nhật… Vấn đề là Trung Quốc có thắng nổi không hay lặp lại thất bại như Nhật và Đức trước đây?
***
Năm 1997 khi Hong Kong gặp đại hạn, hai phóng viên của Tạp chí Thời đại (Time) của Mỹ thường trú ở Bắc Kinh là Richard Bernstein và Ross H. Munro đã đồng sáng tác cuốn sách "The coming conflict with China” (Tạm dịch: Xung đột Trung - Mỹ sắp tới). Cuốn sách này bị coi là chứa đầy tà thuyết "đe dọa Trung Quốc". Năm đó, tờ Tân Hoa Xã đã nhận xét cuốn sách này là “luận điểm cố tình yêu ma hóa Trung Quốc”. Hôm nay, khi nhìn lại cuốn sách này, chúng ta chỉ có thể nói rằng hai tác giả này là những nhà tiên tri, và họ đã nhìn thấy ‘ma quỷ’ sớm hơn bất kỳ ai.
***
Richard Bernstein học lịch sử Trung Quốc dưới hướng dẫn của John K. Fairbank ở Harvard, viết cho Washington Post từ Bắc Kinh, trưởng phòng tin cho Time’s, trưởng phòng tin cho The New York Times hai lần, và hiện là một trong những nhà phê bình sách hằng ngày cho The New York Time’s. Ông sống ở New York.
Ross H. Munro là học giả, nhà báo, và theo dõi tình hình Trung Quốc nhiều năm. Ông là Giám đốc của Nghiên-cứu Á Châu (Di-rector of Asian Studies) thuộc Trung-tâm Nghiên-cứu An-ninh (Center for Security Studies) ở Washington D. C. Ông từng là phóng viên kinh tế cho báo Time ở Á châu và là trưởng phòng tin Hồng Kông, Bangkok, và New Delhi. Trước đó, ông là trưởng phòng tin Bắc Kinh cho tờ Toronto Globe and Mail.
Email của ông là [email protected].
***
TỪ KHI SÁCH ĐƯỢC XUẤT BẢN vào cuối tháng Hai 1997, nhiều diễn biến liên quan đến Trung Quốc và Hoa Kỳ đã dồn dập xảy đến làm mối quan hệ mang sắc thái của một kính vạn hoa. Sách liên tục bị phản đối mạnh mẽ, truyền thông Trung Quốc không chỉ lên án hai tác giả ngụy tạo bằng cớ mà còn là những kẻ “da trắng thượng đẳng — white supremacists” bằng đủ loại ngôn từ cường điệu vẫn được dùng để công kích những quan điểm khác với chính quyền. Lãnh tụ tối cao như Jiang Zemin, muốn cải thiện không khí quan hệ Trung–Mỹ trước chuyến đi Washington vào mùa thu 1997, cũng lên án cái gọi là “thuyết hiểm họa Trung Quốc.”
Hẳn nhiên một trong những biến chuyển lớn ở Trung Quốc là cái chết của Đặng Tiểu-Bình, đại lãnh tụ đã cải tổ kinh tế thị trường tự do cho đất nước, đưa Trung Quốc lên đường phục hồi phồn vinh và quyền lực. Và việc giao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc sau 158 năm dưới quyền Anh Quốc, là một dịp để cả nước liên hoan trong tình yêu nước, làm tăng vô cùng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh ở châu Á.
Còn những biến chuyển khác nữa. Đặc biệt ở Hoa Kỳ, tinh thần chống Trung Quốc đã bén rễ trong nhiều khuynh hướng chính trị cực kỳ khác biệt, từ nhân quyền cánh tả quan tâm đến đàn áp tiếp diễn ở Tây Tạng và giam cầm đối lập như Wei Jingsheng, đến bảo thủ Thiên Chúa phía hữu, bực tức vì phá thai và gia tăng bức đạo tín đồ Tin Lành ở Trung Quốc. Quốc Hội lại có vận động thu hồi Tối Huệ Quốc của Trung Quốc mà phần lớn do vì cảm nhận chính quyền Clinton và vận động hành lang của giới doanh nghiệp (Chương Bốn) đã cho Trung Quốc quá nhiều mà không được nhượng bộ nào trả lại. Thâm thủng mậu dịch nhảy vọt từ khoảng $40 tỷ USD đến $53 tỷ USD dự đoán năm 1997, Trưởng Khối Thiểu-số Quốc Hộii Richard Gephardt, cầm đầu tái vận động thu hồi Tối Huệ Quốc (THQ) , loan tin sai lạc rằng Trung Quốc có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ nhờ hàng xuất khẩu do hai triệu nhân công tù sản xuất. Tố giác giật gân nhất có lẽ là tin, được FBI xác nhận bằng theo dõi điện tử, Trung Quốc mua ảnh hưởng chính trị qua đóng góp phi pháp vào các quỹ tranh cử ở Mỹ.
Tóm lại, 1997 là năm mà đồng thuận lâu năm ở Hoa Kỳ về Trung Quốc hoàn toàn sụp đổ, một đồng thuận đã hình thành chính sách và lập trường đối với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Từ khi Richard Nixon thiết lập quan hệ với Trung Quốc năm 1972, lãnh đạo Mỹ cho rằng quan hệ thân hữu và hợp tác với Trung Quốc sẽ khuyến khích một nước tân Trung Quốc vươn lên với giá trị và quyền lợi thích hợp với Hoa Kỳ. Diễn biến mấy năm qua đã mang nhiều nghi vấn cho giả định đó, vì thế đây là lần đầu tiên trong một phần tư thế kỷ, người Mỹ nghĩ rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ không còn hướng đến hợp tác và i House Minority Leader Lời Ngõ cho Ấn bản của NXB Vintage iv thân hữu nhưng có khả năng đi đến cạnh tranh đầy nguy hiểm trên nhiều mặt. Không cần nói thêm, chúng tôi thuộc nhóm chủ trương tiếp cận Trung Quốc với hoài nghi và thận trọng.
Nói vậy không có nghĩa là chúng tôi đồng ý với mọi báo động về Trung Quốc trong năm qua. Như chúng tôi không tin rằng thặng dư mậu dịch là nhờ công nhân tù; như trình bày trong Chương Năm, thặng dư mậu dịch của Trung Quốc là do cải tổ kinh tế, các vùng kinh tế đặc biệt, và những rào cản bất công cho hàng nhập cảng từ Mỹ và các nước khác. Trong sách này, chúng tôi tranh luận ngược lại việc kết nối Tối Huệ Quốc với nhân quyền, chính sách được thực hiện hai năm đầu nhiệm kỳ thứ nhất của chính quyền Clinton rồi bỏ. Tổng quát, sách tập trung vào những yếu tố chiến lược trong quan hệ Trung–Mỹ hơn là những hiểu lầm nhỏ nhặt, mà hầu như không thể tránh khỏi giữa hai nền văn minh lớn và đầy tự hào như Mỹ và Trung Quốc. Khủng hoảng Eo-biển Đài Loan năm 1996 thúc đẩy chúng tôi viết sách này vì dường như sự vươn lên vị thế siêu cường của Trung Quốc đang hướng đến cạnh tranh mãnh liệt với Hoa Kỳ—
một cạnh tranh nếu giải quyết vụng về hoặc thiếu cương quyết, sẽ dẫn hai nước đến chiến tranh. Một tình huống chiến tranh có thể xảy ra, và chọn lựa của Washington trước một cuộc chiến quân sự, được phác thảo trong Chương Tám: “Chiến tranh Giả tưởng Trung–Mỹ.” Chúng tôi đã, và vẫn, giả định rằng mục đích cuối cùng của Trung Quốc là thành hình thế lực thống trị ở châu Á, trực diện đối đầu với mục đích Hoa Kỳ là giữ cân bằng quyền lực Á châu và duy trì ảnh hưởng trên một vùng mênh mông của thế giới mà quân đội Mỹ đã ba lần đến chiến đấu trong nửa thế kỷ qua, luôn luôn để ngăn ngừa một thế lực không thân thiện trở nên quá mạnh đe dọa quyền lợi Hoa Kỳ.
Chưa diễn biến nào trong số những biến chuyển dồn dập đó thay đổi quan điểm cơ bản này. Thực vậy, vào tháng Chín 1997, chỉ vài tuần trước cuộc thăm viếng quốc gia của Jiang Zemin ở Washington, quan hệ dịu lại ít căng thẳng hơn một năm rưỡi trước đó, nhưng nỗ lực đạt thống trị Á châu của Trung Quốc vẫn không thay đổi. Tình trạng đó sẽ biến chuyển, một ngày nào đó báo chí sẽ nói về tình trạng căng thẳng, rồi về mối quan hệ.
Thỉnh thoảng lãnh đạo hai nước sẽ cố tạo không khí hợp tác và hài hòa khi tình hình chính trị trong nước đòi hỏi. Nhưng qua những hỗn độn phù phiếm ngày-lại-ngày đó, Trung Quốc vẫn nổi lên là cạnh tranh chính toàn cầu của Hoa Kỳ, và những diễn biến năm ngoái làm tăng, chứ không giảm, khuynh hướng cơ bản đó.
Những diễn biến đó là gì? Hẳn nhiên trước nhất là Hồng Kông trả lại cho Trung Quốc. Những tuần sau ngày giao trả, thế giới theo dõi dấu hiệu cho thực tâm của Trung Quốc về cam kết “một quốc gia, hai hệ thống” cho Hồng Kông. Trước ngày tiếp quản, Trung Quốc bắt đầu nhúng tay vào Hồng Kông, bãi bỏ hội đồng lập pháp được dân bầu để thay bằng hội đồng do Bắc Kinh chỉ định, gồm cả một số nhân vật đã bị thất cử trước đó. Nhiều tin cho thấy làng báo tự kiểm duyệt, các công ty truyền thông lớn bị áp lực bán cho Bắc Kinh với giá rẻ mạt. Như chúng tôi đã tiên đoán trong phần Dẫn Nhập của sách, việc chuyển giao Hồng Kông sang Bắc Kinh diễn ra suông sẻ trong giai đoạn đầu, ngoại trừ một vài dấu hiệu đáng ngại tiên khởi vì dù đã cam kết “một quốc gia hai hệ thống,” Bắc Kinh đã xen vào chính quyền Hồng Kông và luật căn bảni bảo đảm cơ chế chính phủ.” Cảnh sát có quyền cấm biểu tình. “Hội đồng lập pháp lâm thời,” do i Luật Căn Bản (Basic Law of the Hong Kong Special Administrative Region of the People’s Republic of China) được coi là “Hiến-pháp nhỏ” của Đặc Khu Hành-chánh Hồng Kông.
Bắc Kinh chỉ định, ngưng luật bảo vệ quyền lao động. Trung Quốc bắt đầu ra luật bầu cử thuận lợi cho những nhóm thân Bắc Kinh và bất lợi cho Đảng Dân Chủi đã thắng trong cuộc bầu cử trước chuyển giao. “Mục đích của luật đơn giản là không vì lý tưởng dân chủ,” ông Lau Siukai, một trong những người soạn thảo luật mới, có lẽ vì lỡ lời, đã xác nhận mục tiêu chính trị của luật. “Chúng tôi phải cân nhắc… làm thế nào để giữ quan hệ tốt giữa đại lục và Hồng Kông.” 1
Cho dù tình trạng Hồng Kông đi về đâu, tiếp quản một trong những nền kinh tế phồn thịnh và năng động nhất thế giới làm tăng quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc là điểm quan trọng nhất trong quan hệ Trung–Mỹ. Về địa lý, Hồng Kông nằm đầu biển Nam Hải, giữa đường từ Quần-đảo Hoàng Sa (Việt Nam và Trung Quốc giành chủ quyền) đến Đài Loan, vùng đất mà lãnh đạo Bắc Kinh đã công khai đưa việc thu hồi lên mục tiêu khẩn cấp hàng đầu.
Trong khi Bắc Kinh phô diễn cuộc tiếp quản Hồng Kông cho ống kính TV toàn cầu, thế giới quên đi những vùng khác ở Á châu nơi mà quyền lực và ảnh hưởng Trung Quốc tiếp tục gia tăng. Chỉ năm ngày sau lễ tiếp thu ở Hồng Kông, nền chính trị rối rắm của Cambodia xảy ra một biến chuyển dữ dội đưa ảnh hưởng Trung Quốc ở Đông Nam Á lên đỉnh mới. Hun Sen, Đệ- nhị Thủ- tướng của Cambodia, đảo chánh và đàn áp đẫm máu cánh bảo hoàng “đối tác” trong chính phủ liên hiệp, Thủ- tướng thứ nhất là Hoàng-tử Norodom Ranadiddh phải bỏ nước ra đi.
Đáng nói là thái độ nhanh nhẩu mà Trung Quốc—trước giờ vẫn ủng hộ cánh bảo hoàng do cha của Ranariddh là Ông Hoàng Sihanouk, người đã gọi Hun Sen là “bù nhìn Việt Nam,” cầm đầu—đã trở mặt ủng hộ kẻ chiến thắng là Hun Sen. Cơ hội để i Democratic Party tăng ảnh hưởng Trung Quốc ở Cambodia mới là quan trọng. Là nước đầu tiên chấp nhận sự thu tóm quyền lực của Hun Sen ở Phnom Penh, Trung Quốc triệt tiêu nỗ lực của Tây phương và các nước ASEAN áp lực Hun Sen lùi bước. Quả thực, sau này khi phái đoàn các nước đến Cambodia, thay vì hòa dịu, Hun Sen lại lỗ mãng yêu cầu chính quyền họ ngưng can thiệp vào nội tình Cambodia làm họ sửng sốt, một thái độ thách thức ông ta sẽ không làm nếu không có hậu thuẫn của Trung Quốc.
Nhờ nắm bắt cơ hội qua cuộc đảo chánh của Hun Sen, ảnh hưởng Trung Quốc tăng nhanh, gây chú ý đến bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Nhiều năm trước, Trung Quốc hầu như đã cuốn Miến Điện vào vòng ảnh hưởng qua việc hỗ trợ chính quyền quân phiệt Miến đang bị các nước khinh ghét và xa lánh. Gần đây, Trung Quốc cho thấy ý muốn sử dụng sức mạnh kinh tế theo phương cách mới. Sự thật là phát triển kinh tế của Trung Quốc và giành giật thị trường xuất cảng của các quốc gia Á châu khác là trong những nguyên nhân chính gây khó khăn cho kinh tế Đông Nam Á nói chung và khủng hoảng kinh tế toàn bộ ở Thái Lan vào mùa hè 1997. Ảnh hưởng Trung Quốc lên nền kinh tế èo uột của Thái được thể hiện qua hai động thái: các ngân hàng và công ty nhà nước Trung Quốc thăm dò mua số cổ phần quyết định trong lãnh vực tài chính Thái và việc Bắc Kinh quyết định dùng một phần số ngoại tệ khổng lồ (phần lớn thu từ thặng dư mậu dịch khủng khiếp với Hoa Kỳ) vào gói cứu trợ tài chính của Quỹ Tiền-tệ Quốc Tếi cho kinh tế Thái. Bắc Kinh góp một tỷ đôla vào nỗ lực này và bật đèn xanh cho vùng mới tiếp quản, Hồng Kông, đóng vào quỹ.
Bàn tay của Trung Quốc còn vươn qua biên giới tây bắc.
Non bốn tuần trước khi tiếp quản Hồng Kông, Trung Quốc vượt i International Monetary Fund Lời Ngõ cho Ấn bản của NXB Vintage viii hai công ty dầu Mỹ Texaco và Amoco để mua 60% công ty dầu lớn nhất của Kazakhstan. Trung Quốc cam kết sẽ đầu tư $4 tỷ USD vào những mỏ dầu lớn trong vòng hai mươi năm, và thêm hàng tỷ để xây ống dẫn dầu đến Trung Quốc. Dù quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Kazakhstan vẫn tăng trưởng vững chắc, với ký kết này Trung Quốc nắm vai chính trong tương lai của Kazakhstan.
Kinh nghiệm của các nước láng giềng Trung Quốc từ Kazakhstan đến Cambodia có một điểm tương đồng rõ rệt. Các cường quốc, như Hoa Kỳ, không thể ngăn cản Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng và thế lực ở các nước chung hoặc gần biên giới.
Với dân số 1.2 tỷ người và kinh tế tăng trưởng 10% mỗi năm trong hai thập niên qua, Trung Quốc trùm lên các lân bang cùng biên giới.
Vì lý do đó chúng tôi tranh cãi lại điều thường được gọi là chính sách “bao vây” Trung Quốc. Thế lực Trung Quốc sẽ bành trướng, và bất cứ chính sách cứng nhắc nào nhằm ngăn cản sự bành trướng khắp nơi đó sẽ đi đến thất bại.
Lẽ ra vấn đề chính của Hoa Kỳ và đồng minh châu Á cùng các nước thân hữu là một nước Trung Quốc ngày càng mạnh sẽ thống trị châu Á như lãnh đạo họ trù tính, hoặc là Hoa Kỳ, chủ yếu là với Nhật Bản, có thể đối trọng lại sự trỗi lên cường quốc và trở thành siêu cường của Trung Quốc. Vấn đề đó sẽ được giải quyết ở vành đai phía đông—bắt đầu từ vùng Viễn Đông Nga đến bán đảo Đại Hàn, Nhật, và Đài Loan, và có thể cả Philippines và Indonesia.
Không ai hiểu vấn đề chiến lược này sâu sắc hơn lãnh đạo Trung Quốc và các nhà tư tưởng quân sự và chiến lược cố vấn cho họ. Một ví dụ điển hình là chiến dịch mãnh liệt của Trung Quốc vào mùa hè 1997 phản đối một phát triển nhỏ trong hợp tác an ninh Mỹ–Nhật. Tháng Sáu, hai quốc gia công bố dự thảo chung cho “nguyên tắc phòng thủ” về vai trò lớn hơn của Nhật để hỗ trợ Hoa Kỳ trong những xung đột tương lai trong vùng “lân cận Nhật Bản.” Tokyo cam kết sẽ cung cấp quân đội Hoa Kỳ nhiên liệu và tiếp vận, sửa chữa máy bay và tàu bè, và, nếu cần thiết sẽ gởi tàu dò mìn tiếp tay với Hải-quân Hoa Kỳ. Lực lượng Hoa Kỳ có thể sử dụng phi trường dân sự, hải cảng, và bệnh viện của Nhật trong trường hợp chiến tranh.
Những nguyên tắc chỉ đạo này trên thực tế là một bước nhỏ của Nhật, để giữ trách nhiệm lớn hơn cho an ninh phía tây Thái Bình Dương, đã cảnh giác Trung Quốc vì nhận ra Đài Loan nằm trong vùng “lân cận Nhật Bản.” Trên quan điểm của Hoa Kỳ và Nhật Bản thì đó là điều hợp lý vì phần lớn mậu dịch và năng lượng cung cấp cho Nhật đi qua vùng biển gần Đài Loan.
Nhưng Trung Quốc, với lý lẽ riêng, xem đề nghị sửa đổi nguyên tắc an ninh nhỏ nhặt đó là gây khó khăn cho Trung Quốc nếu cần sử dụng giải pháp quân sự với Đài Loan trong tương lai.
Trung Quốc cho mời các nhân vật hàng đầu của Nhật đến Bắc Kinh để tuyên bố nguyên tắc chỉ đạo không nên bao gồm Đài Loan. Vào tháng Tám, sau khi một viên chức cao cấp trong chính quyền Thủ- tướng Ryutaro Hashimoto, bằng ngôn ngữ cương quyết của ngoại giao, đáp trả bằng cách nhắc lại nguyên tắc an ninh bao gồm Đài Loan, chính quyền Trung Quốc giận dữ tuyên bố lập trường đó là “không chấp nhận được.”
Đề tài phức tạp này, hầu như bị lãng quên trong làng báo Mỹ, liên quan đến khả năng phối hợp giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản để đối lại một Trung Quốc quyết đoán hơn ngay tại trọng tâm mà một cuộc xung đột, hay biểu dương sức mạnh quân sự, có thể xảy ra. Một phối hợp cần thiết như vậy trở nên quá hiển nhiên qua khủng hoảng Eo-biển Đài Loan đầu năm 1996, khi Trung Quốc bắn tập phi đạn đến gần Đài Loan, và Hoa Kỳ cho hai lực lượng mẫu hạm đặc nhiệm đến để bảo đảm Trung Quốc không biến cuộc diễn tập thành một xâm lăng Đài Loan toàn diện. Từ đó, Trung Quốc bớt đe dọa Đài Loan, dù quân sự vẫn gia tăng ở mức nhanh nhất thế giới. Năm 1997 Trung Quốc tăng số ngân sách quân sự chính thức 12.7 phần trăm so với 1996.2
Trung Quốc bỏ nguyên tắc đã lâu năm là tự lực phát triển vũ khí và dùng trử tệ khổng lồ để mua hệ thống vũ khí tối tân từ ngoại quốc, nhiều nhất là từ Nga, như trong Chương Ba. Sau sự kiện Eo-biển Đài Loan, Trung Quốc ký với Nga để mua hai chiến hạm trang bị phi đạn được các chuyên gia vũ khí cựu Liên-bang Sô Viết thiết kế cho mục đích đánh chìm hàng không mẫu hạm Mỹ.
Tham vọng thấy rõ của Trung Quốc qua phương cách thu mua không nhằm trực tiếp đối đầu hay đe dọa Hoa Kỳ, điều họ không làm được trong thập niên tới hay lâu hơn, nhưng để giảm hoặc loại bỏ khả năng Hoa Kỳ cản trở hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Á châu, đặc biệt là về Đài Loan. Tham vọng đó còn thể hiện qua việc tái kêu gọi chấm dứt hiện diện quân sự Mỹ ở Á châu. Tham vọng này của Trung Quốc có thể tóm gọn trong khẩu hiệu thường nghe: “An ninh Á châu nên do người Á châu quyết định,” được phát ngôn viên Bộ Ngoại-giao Shen Guiofang lập lại vào tháng Tư 1997. Lập trường Trung Quốc thay đổi lớn.
Những năm trước Trung Quốc xem hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á là ổn định và nằm trong quyền lợi Trung Quốc.
Quan điểm đó tiếp tục cho đến sau Chiến Tranh Lạnh và sụp đổ của Liên-bang Sô Viết. Hiện tại thì ngược lại, Trung Quốc thúc đẩy “khái niệm an ninh mới” với mục tiêu tối hậu là hủy bỏ những thỏa hiệp an ninh song phương giữa Hoa Kỳ và các đồng minh Á châu.
Tóm lại, lãnh đạo Trung Quốc kiên định với bốn mục tiêu tương quan cho kế hoạch thống trị Á châu: thứ nhất, là nắm chủ quyền và cai trị Đài Loan; hai là, bành trướng hiện diện quân lực và quyền hành ở biển Nam Hải, i ba là đưa đến triệt thoái quân lực Mỹ ở Á châu—có thể trừ lực lượng phòng thủ ở Nhật với mục đích ngăn ngừa Nhật trỗi lên như một sức mạnh quân sự độc lập; bốn là giữ Nhật Bản trong tình trạng lệ thuộc chiến lược vĩnh viễn như trình bày trong Chương Bảy “Chính sách Nhật Bản của Trung Quốc.” Những động thái năm qua của Trung Quốc, từ Kazakhstan đến Nhật đến Cambodia, từng bước tiến dần đến bốn mục tiêu đó. Nếu hoàn thành hết thì Trung Quốc—
không bao lâu nữa sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất và là một trong những thế lực quân sự hùng mạnh nhất thế giới—sẽ đẩy cán cân quyền lực Á châu nghiêng về phía Trung Quốc vĩnh viễn. Và đó là dấu hiệu của thay đổi cơ bản cho vị thế dẫn đầu của Hoa Kỳ ở Á châu mà đã giữ hòa bình, đồng thời tạo điều kiện cho thịnh vượng và dân chủ trong vùng, trong năm mươi năm qua.
Mời các bạn đón đọc Cuộc Chiến Tương Lai Với Trung Quốc của tác giả Richard Bernstein & Ross H. Munro.