Trân trọng giới thiệu cuốn sách “ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LUẬT VIẾT (TÁC GIẢ: VIỆN SĨ, PGS. TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN)” trong Dự án GIỚI THIỆU SÁCH HAY NGHỀ LUẬT.
Cuốn sách giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết hiện đại có thể được vận dụng trong hoàn cảnh, điều kiện của hoạt động nghiên cứu và áp dụng pháp luật tại Việt Nam. Ngoài ra, những phương pháp phân tích luật viết được giới thiệu trong cuốn sách có thể được sử dụng như các công cụ mang tính phương pháp luận trong việc xây dựng, hoàn thiện các công trình nghiên cứu, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy về luật tại các cơ sở đào tạo về luật ở Việt Nam.
Cuốn sách phù hợp cho các bạn sinh viên chuyên ngành luật và phù hợp cho cả các bạn đang hành nghề luật chuyên nghiệp đang phải nghiên cứu và hoặc áp dụng qui định pháp luật trong hoạt động của mình.
Cấu trúc của sách bao gồm hai phần:
Phần 1: Phân tích luật viết & phương pháp phân tích luật viết.
Phần 2: Áp dụng phương pháp và ghi nhận kết quả.
Về dự án giới thiệu sách này, hàng trăm cuốn sách luật trong tủ sách FDVN sẽ được chúng tôi giới thiệu, bạn đọc có thể chọn được cuốn sách cần thiết cho mình và vui lòng liên hệ NXB, Nhà sách để mua sách. Chúng tôi chỉ giới thiệu tủ sách, không phải là cửa hàng bán sách, không quảng cáo bán sách.
***
Phân tích luật viết là một hoạt động của những người nghiên cứu và thực hành pháp luật nhằm làm sáng tỏ luật, làm rõ các quy tắc mà người làm luật muốn thiết lập và bảo đảm tính chính xác của việc áp dụng luật trong thực tiễn. Đối tượng nghiên cứu và phân tích của hoạt động phân tích luật là nội dung của văn bản luật viết và kết quả của hoạt động đó là bản giải thích chính thức luật có tính pháp quy được Nhà nước bảo đảm thực hiện; là công trình nghiên cứu khoa học luật làm tài liệu tham khảo đối với người làm luật cũng như người thực hành luật; hoặc là cơ sở cho bản án hoặc quyết định của Toà án. Vì vậy, hoạt động phân tích luật là một hoạt động khoa học luật được thực hiện bằng những phương pháp khoa học – những phương pháp giúp tiếp cận nội dung các quy phạm pháp luật trong các văn bản luật nhằm phát hiện ý chí của người làm luật ẩn chứa trong câu chữ của các quy phạm pháp luật đó.
Sự sáng tỏ của luật là một trong những điều kiện cần đối với việc nâng cao tính hiệu quả của luật, đặc biệt là tính chính xác của hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Việc áp dụng pháp luật chính xác, đến lượt mình, sẽ tạo điều kiện nâng cao tính thuyết phục của luật đối với người dân và tính thuyết phục của luật đối với người dân là điều kiện cần cho việc củng cố, hoàn thiện ý thức pháp luật, ý thức xã hội nói chung. Với ý nghĩa đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách "Phương pháp phân tích luật viết" của Viện sĩ, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện.
Cuốn sách giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết hiện đại có thể được vận dụng trong hoàn cảnh, điều kiện của hoạt động nghiên cứu và áp dụng pháp luật tại Việt Nam. Ngoài ra, những phương pháp phân tích luật viết được giới thiệu trong cuốn sách có thể được sử dụng như các công cụ mang tính phương pháp luận trong việc xây dựng, hoàn thiện các công trình nghiên cứu, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy về luật tại các cơ sở đào tạo về luật ở Việt Nam.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần thứ nhất. Phân tích luật viết và phương pháp phân tích luật viết
Chương I. Luật viết
I. Khái niệm luật viết
II. Vai trò của luật viết
III. Những hạn chế của luật viết
1. Hạn chế chung
2. Các hạn chế đăc thù
Chương II. Hoạt động phân tích luật viết
I. Đối tượng nghiên cứu và phân tích của hoạt động phân tích luật viết
1. Quy phạm định nghĩa
2. Quy phạm điều chỉnh hành vi
3. Quy phạm xác định hệ quả pháp lý của một sự kiện
II. Vai trò của hoạt động nghiên cứu và phân tích luật viết
III. Phân tích luật viết ở mức độ sơ câps
Chương III. Phương pháp phân tích luật viết
I. Chuẩn bị cho hoạt động phân tích và lập luận
1. Chuẩn bị vật chất
2. Chuẩn bị hình thức
3. Chuẩn bị đối với người nghiên cứu và phân tích luật viết
II. Khái quát chung về các phương pháp phân tích chủ yếu
1. Khái quát chung về phương pháp phân tích câu chữ hoặc chú giải (phương pháp cổ điển)
2. Khái quát chung về phương pháp phân tích phát triển
3. Khái quát chung về phương pháp phân tích lịch sử
4. Khái quát chung về phương pháp phân tích luật bằng các cong cụ kinh tế học
III. Phương pháp phân tích câu chữ hoặc chú giải (phương pháp cổ điển)
1. Công cụ sơ cấp của phương pahps phân tích câu chữ - quy trình suy lý tam đoạn luận
2. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp phân tích câu chữ
3. Các công cụ phân tích được sử dụng tùy theo trường hợp
4. Những hạn chế chung của phương pháp phân tích câu chữ
IV. Phương pháp phân tích phát triển
1. Nội dung của phương pháp phân tích phát triển
2. Thực hành phương pháp phân tích phát triển
V. Phương pháp phân tích lịch sử
1, Nội dung của phương pháp phân tích lịch sử
2. Thực hành phương pháp phân tích lịch sử
VI. Trường hợp giữa các điều luật có sự mâu thuẫn
1. Mâu thuẫn giữa các điều luật trong các văn bản khác nhau
2. Mâu thuận giữa các điều luật trong cùng một văn bản
Phần thứ hai. Áp dụng phương pháp và ghi nhận kết quả
Chương IV. Sử dụng các phương pháp phân tích luật viết
I. Phân tích luật theo tình huống
II. Phân tích luật viết theo chủ đề
III. Bình luận bản án, phán quyết trọng tài hoặc một cách giải quyết vấn đề ngoại tư pháp
Chương V. Kết quả nghiên cứu và phân tích luật viết về phương diện khoa học - lý thuyết pháp lý và án lệ
I. Lý thuyết pháp lý
1. Đặc điểm của lý thuyết pháp lý
2. Vai trò của lý thuyết pháp lý
II. Án lệ
1. Sự hình thành án lệ
2. Giá trị của án lệ
Tác giả đã giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết hiện đại có thể được vận dụng trong hoàn cảnh, điều kiện của hoạt động nghiên cứu và thực hiện pháp luật tại Việt Nam. Ngoài ra, những phương pháp phân tích luật viết được giới thiệu trong cuốn sách có thể được sử dụng như các công cụ mang tính phương pháp luận trong việc xây dựng, hoàn thiện các công trình nghiên cứu, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy về luật tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam. Trong lần xuất bản thứ ba này, tác giả đã cập nhật một số quy định mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020; Luật Doanh nghiệp năm 2020…
Cuốn sách "Phương pháp phân tích luật viết" do PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện biên soạn không chỉ có giá trị về mặt khoa học pháp lý mà còn có gái trị thực tiễn đối với bạn đọc sâu sắc trong việc phân tích, giải thích pháp luật trên thực tiễn.
Dưới đây là chia sẻ của Luật Minh Khuê về sự hình thành án lệ ở Việt Nam để bạn đọc tham khảo:
Tại Việt Nam cách thức hình thành lệ lần đầu tiên được quy định tại Khoản 2 Mục II Điều 1 Quyết định số 74/QĐ-TANDTC năm 2012 Phê duyệt Đề án Phát triển án lệ của TANDTC. Theo đó, TANDTC lựa chọn những Quyết định giám đốc thẩm (sau đây gọi là QĐGĐT) của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (HĐTPTANDTC), QĐGĐT của các Tòa chuyên trách TANDTC đã ban hành có giá trị án lệ trình HĐTPTANDTC thông qua. Những quyết định được HĐTPTANDTC thông qua là án lệ, được đưa vào Tuyển tập án lệ để phát hành. Đồng thời, TANDTC lập kế hoạch xây dựng các QĐGĐT sẽ có giá trị án lệ, trước khi xét xử giao cho một bộ phận lựa chọn, đề xuất những vụ án điển hình có những vấn đề phức tạp cần giải quyết về pháp luật trình HĐTPTANDTC. Khi QĐGĐT được ban hành về những vụ án đó, đương nhiên quyết định trở thành án lệ và được đưa vào “Tuyển tập án lệ” để phát hành.
Sau Quyết định số 74/QĐ-TANDTC, khi án lệ chính thức được công nhận thì cách thức ban hành án lệ tiếp tục được quy định một cách chi tiết và cụ thể hơn. Theo đó, điểm c khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014 thì HĐTPTANDTC có nhiệm vụ: “Lựa chọn QĐGĐT của HĐTPTANDTC , bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 27 của cùng văn bản quy định Chánh án TANDTC có nhiệm vụ, quyền hạn: “Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của HĐTPTANDTC bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ”. Từ những quy định nêu trên, có thể thấy việc ban hành án lệ trước hết phải được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền là HĐTPTANDTC và Chánh án TANDTC. Điều này có nghĩa là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chỉ có thể trở thành án lệ khi và chỉ khi được HĐTPTANDTC thông qua và công bố bởi Chánh án TANDTC. Về quy trình, việc lựa chọn, công bố án lệ được quy định từ Điều 3 đến Điều 7 của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, cụ thể như sau:
Một là, đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ. Cụ thể, các Tòa án có trách nhiệm tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí lựa chọn án lệ theo quy định và gửi cho TANDTC để xem xét, phát triển thành án lệ. Bên cạnh đó, các cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng có thể gửi đề xuất bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí lựa chọn án lệ theo quy định cho TANDTC để xem xét, phát triển thành án lệ.
Hai là, lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ. Theo đó, bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của TANDTC để các Tòa án, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, cá nhân, cơ quan, tổ chức quan tâm tham gia ý kiến, trừ trường hợp bản án, quyết định được Thẩm phán TANDTC, Ủy ban Thẩm phán TANDCC đề xuất hoặc được HĐTPTANDTC lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Ý kiến góp ý được gửi về Tòa án nhân dân tối cao. Thời gian lấy ý kiến góp ý là 30 ngày kể từ ngày đăng tải. Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến rộng rãi đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ, Chánh án TANDTC xem xét, quyết định việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ.
Ba là, thành lập Hội đồng tư vấn án lệ để thảo luận, cho ý kiến đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ. Để đảm bảo tính khoa học cho các án lệ được ban hành, những bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn làm án lệ cần phải được Hội đồng tư vấn án lệ thảo luận và cho ý kiến trước khi được thông qua. Về thủ tục, Hội đồng tư vấn án lệ do Chánh án TANDTC thành lập gồm có ít nhất 9 thành viên. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng khoa học TANDTC, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học TANDTC, các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, VKSNDTC, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia về pháp luật và 01 đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học TANDTC (đồng thời là Thư ký Hội đồng). Trường hợp tư vấn án lệ về hình sự thì thành phần của Hội đồng tư vấn án lệ phải có đại diện Cơ quan điều tra của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc VKSNDTC.
Sau khi được thành lập, Hội đồng tư vấn án lệ có trách nhiệm thảo luận, cho ý kiến đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ. Việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ được thực hiện thông qua phiên họp thảo luận trực tiếp hoặc bằng văn bản. Chủ tịch Hội đồng tư vấn án lệ quyết định phương thức lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng và báo cáo Chánh án TANDTC kết quả tư vấn.
Bốn là, thông qua án lệ. Trên cơ sở báo cáo của Hội đồng tư vấn án lệ, Chánh án TANDTC tổ chức phiên họp toàn thể HĐTPTANDTC để thảo luận, biểu quyết thông qua án lệ. Phiên họp HĐTPTANDTC phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của HĐTPTANDTC phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành. Kết quả biểu quyết phải được ghi vào biên bản phiên họp lựa chọn, thông qua án lệ của Hội đồng Thẩm phán và là căn cứ để Chánh án TANDTC công bố án lệ. Án lệ được xem xét thông qua khi được phát triển từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đã được lấy ý kiến theo quy định; hoặc được Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất; hoặc được Ủy ban Thẩm phán TANDCC đề xuất; hoặc được HĐTPTANDTC lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Năm là, công bố án lệ. Chánh án TANDTC ban hành quyết định công bố án lệ đã được HĐTPTANDTC thông qua. Án lệ được công bố phải bao gồm những nội dung như sau: số, tên án lệ; số, tên bản án, quyết định của Tòa án có nội dung được phát triển thành án lệ; tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ; quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ; từ khóa về những tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ; các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Tòa án có liên quan đến án lệ; nội dung của án lệ. Án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao; được gửi cho các Tòa án, các đơn vị thuộc TANDTC và được đưa vào Tuyển tập án lệ để xuất bản.
Cuốn sách nhận được nhiều đánh giá tích cực từ bạn đoc, với lối viết cụ thể, khúc triết, dễ hiểu và có ví dụ minh họa, người đọc dễ dàng nhận diện và vận dụng trong thực tế, nâng cao hiệu quả phân tích luật viết.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Phương pháp phân tích luật viết".
Mời các bạn đón đọc Phương Pháp Phân Tích Luật Viết của tác giả Nguyễn Ngọc Điện.