Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Các Triều Đại Việt Nam

Cuốn sách Các Triều Đại Việt Nam có dung lượng vừa phải nhưng cung cấp nhiều thông tin cơ bản, bao quát toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử dân tộc. Các công tích hành trạng của những vị vua từ thời Hùng Vương dựng nước đến khi vương triều Nguyễn chính thức kết thúc vai trò lịch sử đều được nhóm tác giả chọn lọc, giới thiệu một cách cẩn trọng, chính xác. Các triều đại Việt Nam có giá trị không chỉ về tri thức mà còn bồi đắp thêm niềm tin về khi phách, tài trí và lòng yêu nước của người Việt Nam.

CÁC TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM

Tác giả: QUỲNH CƯ – ĐỖ ĐỨC HÙNG

NƯỚC VIỆT NAM – QUỐC HIỆU

Thời Hồng Bàng (năm 2879 - 258 trước Công nguyên) nước ta gọi là Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương (năm 257 - 207 trước Công nguyên) gọi là Âu Lạc. Dưới thời Bắc thuộc, nhà Hán chia đất nước ta thành các quận thau chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Cuối thời Đông Hán đổi gọi là Giao Châu. Năm 544, sau khi đánh đuổi được bọn đô hộ nhà lương, Lý Bí lên ngôi vua, tự xưng là Nam Việt đế đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Năm 602 nhà Tùy (603-617) chiếm lại nước ta đặt thành Giao Châu. Năm 622 nhà Đường (618-907) đổi làm An Nam đô hộ phủ.

Năm 968 sau khi dẹp xong loạn Thập nhị sứ quân, lập lên một nước độc lập, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

Sang thời Lý, vua Lý Thánh Tông đổi là Đại Việt (từ năm 1054).

Đến thời Nguyễn, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, thiết lập chính quyền trong cả nước, vua Gia Long đặt quốc hiệu là Việt Nam (từ năm 1804). Năm 1838 vua Minh Mệnh định lại quốc hiệu là Đại Nam.

Sau cách mạng Tháng Tám và quốc khánh mùng 2 tháng Chín năm 1945, quốc hiệu nước ta là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, từ năm 1976 quốc hiệu nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Diện tích Việt Nam hiện nay khoảng 329.600 km2, nằm trong khoảng 8o30' – 23o22' độ vĩ Bắc với một chiều dài khoảng 1650 km, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam Pu Chia, Đông và Nam giáp biển Đông. Nước Việt nam nằm ở khu vực nối liền hai đại dương là Thái Bình Dương và Ân Độ Dương, nối vùng hải đảo với lục địa châu Á. Do vị trí ngã ba đường của các trung tâm văn minh lớn, cổ xưa của nhân loại, nên Việt Nam cũng sớm là điểm giao lưu của những nền văn minh đó là nơi tụ cư của nhiều tộc người khác nhau. Các phát hiện khảo cổ học cho thấy Việt Nam là một trong những nơi có mặt loài người sớm nhất. Trên cơ sở cư dân bản địa sinh sống trên đất Việt Nam và là chủ nhân của nền văn hóa đồ đồng thau rực rỡ các bộ lạc người Lạc Việt và Âu Việt, quá trình hình thành tộc người ở nước ta là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều đợt di cư của các tộc người tiếp theo.

Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 tộc người sinh sống với số dân là 76.324.753 người (kết quả điều tra đến 1/4/1999), trong đó người Kinh chiếm 87% dân số, 53 tộc ngưu còn lại chiếm 13%. Đặc điểm nổi bật của sự phân bố dân cư của các tộc người ở nước ta làm tình trạng cư trú xen kẽ nhau nên các tộc người không có lãnh thổ rõ rệt. Căn cứ vào ngôn ngữ, các nhà dân tộc học chia các tộc người thành 8 nhóm như sau:

1. Việt Mường (gồm Việt, Mường, Chứt…)

2. Tày - Thác (gồm Tày, Nùng, Thái, Bố Y, Cao Lan, Sán Chỉ, Lào…)

3. H'mông - Dao (gồm H'mông, Dao, Pà Thêm)

4. Tạng - Miến (gồm Hà Nhì, Lô Lô, Xá…)

5. Hán (gồm Hoa, Sán Dìu…)

6. Môn - Khơme (Khơmú, Kháng, Xinh Mun, Hơrê, Xơđăng, Bang, Kho, Mạ, Rơ măm, Khơ me…)

7. Mã Lai - Đa đảo (ngồm _ Chăm, Giơ rai, Êđê, Raglai…)

8. Hỗn hợp Nam Á (gồm La chỉ, Laha, Pu péo…)

***

TRUYỀN THUYẾT KINH DƯƠNG VƯƠNG
VÀ HỒNG BÀNG THỊ

(Năm 2879 - 258 trước Công nguyên)

Theo truyền thuyết thì thuỷ tổ dân tộc ta là Kinh Dương Vương, hiện còn có mộ tại làng An Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh.

Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Linh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vũ Tiên, sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương làm vua vào quãng năm Nhâm Tuất (năm 2879 trước Công nguyên) và lấy con gái Thần Long là vua hồ Động Đình sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân, sau lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, trăm trứng ấy nở thành trăm con trai.

Một ngày, Long Quân nói với âu Cơ rằng: "Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được". Hai người bèn chia con ra ở riêng. Năm mươi người theo mẹ về núi, năm mươi người theo cha về biển, chia nhau thống trị các sứ đó, đó là thủy tổ của các nhóm Bách Việt. Người con trưởng tổng số các con theo mẹ lên Phong Sơn, được tôn làm vua gọi là Hùng Vương.

NƯỚC VĂN LANG VÀ CÁC VUA HÙNG

Theo sử cũ thì nước Văn Lang chia làm 15 bộ:

1. Văn Lang (Bạch Hạc, Phú Thọ)

2. Châu Diên (Sơn Tây)

3. Phúc Lộc (Sơn Tây)

4. Tân Hưng (Hưng Hoá - Tuyên Quang)

5. Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng)

6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)

7. Lục Hải (Lạng Sơn)

8. Ninh Hải (Quảng Ninh)

9. Dương Tuyến (Hải Dương)

10. Giao chỉ (Hà Nội - Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình)

11. Cửu Chân (Thanh Hoá)

12. Hoài Hoan (Nghệ An)

13. Cửu Đức (Hà Tĩnh)

14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị)

15. Bình Văn (?)

Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ) đặt tướng văn là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính.

Thời ấy người Văn Lang lấy vỏ cây làm áo, bện cỏ làm chiếu, lấy nước nhựa cây làm rượu, lấy bột cây quang lang làm cơm (tức cây đao, thân to như cây cọ, thân cây có bột ăn được) lấy cầm thú ngư trùng làm mắm, lấy rễ gừng làm muối. Cày bằng đao, cắt bằng lửa, nấu cơm nếp bằng ống tre, gác cây làm nhà sàn, cắt ngắn tóc để đi trong rừng cho tiện, khi có người chết thì lấy cối chày không ra mà giã để báo tin cho hàng xóm, trai gái lấy nhau chưa dùng trầu cau mà lấy phong muối làm đầu v.v…

Đời Hùng Vương thứ nhất, người nước Văn Lang làm nghề chài lưới, cứ hay bị thuồng luồng làm hại, vua mới bắt dân lấy chàm vẽ mình để thú dữ tưởng là đồng loại không làm hại được nữa. (Tục xăm mình này đến đời vua Trần Anh Tông mới bỏ)

Sử cũ cũng chép thuyền của ta ở đằng mũi hay làm hai con mắt, để thủy quái ở sông, bể trông thấy mà sợ.

Thông qua những truyền thuyết trong 15 bộ lạc vừa kể trên, bộ lạc Văn Lang mạnh nhất. Bộ lạc này có vị thủ lĩnh tài ba, thu phục được các bộ lạc khác và trở thành thủ lĩnh liên minh các bộ lạc rồi trở thành người cầm đầu cả 15 bộ lạc. Vị thủ lĩnh lỗi lạc ấy gọi là vua Hùng, cha truyền con nối.

Cả nước hồi ấy chia ra 15 bộ. Đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng, cũng cha truyền con nối. Dưới bộ là các công xã nông thôn, đứng đầu là Bồ Chính (già làng). Mỗi công xã có một ngôi nhà chung để làm nơi hội họp và sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng.

Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng đơn giản, mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người. Từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng. Họ bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thủy lợi, trao đổi sản phẩm, và đấu tranh giữ gữn làng bản, đất nước.

Trong thời Hùng Vương cả hai truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi trong dân gian thể hiện tinh thần này.

- Phù Đổng Thiên Vương: Đời Hùng Vương thứ 6 giặc Ân rất hùng mạnh, dường như không ai địch nổi kéo sang xâm lược nước Văn Lang. Thế giặc mạnh lắm, quan quân không sao chống cự nổi. Nhà vua lo lắng cho mời các quan trong triều để bàn kế phá giặc. Các quan tâu vua xin cho sứ giả đi rao tìm người tài giỏi ra giúp nước. Vua nghe theo kế ấy.

Lúc bấy giờ ở làng Phù Đổng, bộ Võ Ninh có một nhà giàu 62 tuổi mới sinh được một con trai lên ba mà vẫn chưa biết nói. Cậu bé suốt 3 năm chỉ nằm ngửa không tự ngồi dậy hay đứng được.

Khi xứ giả đến làng rao cầu hiền, cậu bé thốt lên nói được và xin với cha cho mời sứ giả nhà vua vào hỏi chuyện. Khi sứ giả đến, cậu bé xin sứ giả về tâu vua đúc cho cậu một con ngựa sắt, một thanh gươm, một cái nón sắt rồi cậu sẽ ra quân diệt giặc.

Từ khi sứ nhà vua về, cậu bé mỗi ngày một lớn, ăn khoẻ lạ thường. Ngày tháng qua, cậu lớn phổng lên đến nỗi phải làm nhà riêng để ở.

Khi giặc Ân kéo đến núi Châu Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh) thì sứ giả đem kiếm, ngựa dâng cho cậu. Cậu vươn vai đứng dậy rồi nhảy lên ngựa mà ra roi. Ngựa chạy đến đâu, miệng phun ra lửa đến đó. Trên mình ngựa, cậu xông vào đội ngũ giặc, sải kiếm chém giặc như chém muối. Kiếm gẫy, cậu nhổ cả cụm tre mà đánh. Không đương nổi sức mạnh thần thông của chàng trai Phù Đổng, quân giặc còn lại quỳ gối xin hàng.

Phá được giặc Ân rồi, người anh hùng làng Phù Đổng đi đến núi Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng; về sau là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm đến mùng 8 tháng 4 làng Phù Đổng (còn gọi là làng Gióng) mở hội vui lớn, tục gọi là hội Gióng.

Mời các bạn đón đọc Các Triều Đại Việt Nam của tác giả Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng.