Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Hồi Ký Sheela (Những Điều Chưa Kể Trong Tự Truyện Osho)

Lời giới thiệu của nhà xuất bản Fingerprint

"Thầy là người lên kịch bản. Còn tôi là một cô đào đóng một vai rất khó. Ngay từ đầu, tôi như một ống trúc rỗng để thầy thổi bản nhạc của thầy."

Là thư ký riêng của ông Đạo (Bhagwan Shree Rajneesh - còn gọi là Osho) từ năm 1981 đến năm 1985, và là người chỉ huy thứ nhì trong tổ chức của ông, Ma Anand Sheela có một mối quan hệ mật thiết với ông Đạo Bhagwan Shree Rajneesh.

Ông Đạo gọi cho cô mỗi khi muốn thảo luận về các vấn đề cá nhân, các vấn đề hành chánh quan trọng, thực hiện các công việc vặt, thậm chí là đặt hàng một chiếc Rolls-Royce mới. Ma Anand Sheela là người bạn tâm giao, người phụ tá thân cận nhứt của ông, người mà ông tin tưởng hơn bất cứ ai. Cô điều hành toàn bộ công xã dưới sự hướng dẫn của ông… cho đến khi sự bất đồng leo thang.

Những gì xảy ra tiếp theo nhanh chóng trở thành một phần trong lịch sử khét tiếng của ông Đạo. Sau nhiều năm phục vụ trung thành, Ma Anand Sheela từ chức, rời khỏi công xã và chạy sang châu Âu cùng với các thành viên khác. Ông Đạo tức giận buộc tội cô lên kế hoạch tấn công khủng bố sinh học, âm mưu sát hại các quan chức chánh phủ và bỏ trốn với 55 triệu đô la. Ma Anand Sheela thừa nhận một số cáo buộc trước tòa và phải ngồi tù 39 tháng.

Giờ đây, sau gần hai thập niên, Ma Anand Sheela, vẫn yêu ông Đạo và giáo lý của ông, cuối cùng đã kể ra câu chuyện của mình, tuyên bố rằng sự thật không như mọi người vẫn tưởng, và làm sáng tỏ một phần cuộc đời của ông Đạo mà cho đến nay vẫn bị che giấu trong lớp màn bí ẩn và tăm tối…

***

Trong suốt cuộc đời, Osho đã có vài người thư ký riêng, nhưng bà Anand Sheela là người nổi bật nhứt.

Trong quyển hồi ký của mình, Sheela kể về cuộc hành trình của bà bên cạnh Osho: từ một du học sinh mới ra trường, bà gia nhập vào đội ngũ môn đồ (Sannyasins) của Osho, làm việc dưới quyền của thư ký Laxmi. Dần dà, bà có được lòng tin và sự sủng ái của Osho để rồi ông phế truất Laxmi và đưa bà lên làm thư ký riêng… Quá trình ấy diễn ra như thế nào?

Quyển hồi ký này cũng kể về đạo viện (ashram) của Osho ngay từ buổi đầu thành lập:

  • Cách vận hành của đạo viện.
  • Cuộc sống trong đạo viện.
  • Cách giải quyết những rắc rối nảy sinh khi ngày càng có nhiều người phương Tây tìm đến Osho.

Mặt khác, quyển sách cũng lý giải cho người đọc nhiều câu hỏi như:

  • Vì sao rất nhiều người Ấn Độ thời đó ghét Osho, chánh quyền Ấn Độ ghét Osho, dân địa phương ở Poona ghét Osho?
  • Vì sao Osho không cho người Ấn tham gia các nhóm trị liệu tâm lý trong đạo viện?
  • Vì sao Osho lại giàu?
  • Vì sao giáo lý của Osho rất đồ sộ mà không đề ra cho tín đồ giới luật hay một bộ nguyên tắc đạo đức nào?
  • Vì sao Osho quyết định tịnh khẩu?
  • Vì sao thư ký Laxmi cầm tiền đi khắp Ấn Độ mà không mua nổi một mảnh đất nào cho Osho mở đạo viện mới?
  • Vì sao Osho không cho phép việc mang thai và sanh nở diễn ra trong đạo viện hay công xã của ông?
  • Vì sao Osho ghét nền dân chủ?
  • Osho là một người rất dễ dị ứng với các loại mùi hương. Nhân sự của ông đã làm thế nào để ông có thể xuất hiện trước hàng ngàn người trong một hội trường kín mà không bất ngờ lên cơn hen?
  • Trong phim Wild Wild Country (Cõi Hoang), nhà làm phim đã cắt bỏ đoạn Sheela kể về hành trình gian khổ khi xin thị thực cho Osho. Osho vốn ghét lui tới các cơ quan công quyền. Làm cách nào Sheela có thể hoàn tất mọi thủ tục nhập cảnh vào Mỹ cho Osho khi mà ông chỉ ngồi yên một chỗ?
  • Việc chuyển một đạo viện từ Ấn qua Mỹ giống như việc di chuyển một thành phố nhỏ có hàng ngàn người cư trú trong đó. Sheela đã gặp phải những vấn đề nan giải nào? Và bà giải quyết ra sao?

Tranh thủ giai đoạn dịch bệnh, ăn chẳng nên, làm chẳng ra, nằm nhà thất nghiệp, mình thực hiện một dự án nhỏ: dịch quyển hồi ký của Sheela ra tiếng Việt để mọi người có thêm một góc nhìn và nhiều thông tin thú vị. Các bạn có thể đọc nó trên kindle, điện thoại, máy tính bảng, laptop.


Trích đoạn 1:

Lời giới thiệu của nhà xuất bản Fingerprint

“Thầy là người lên kịch bản. Còn tôi là một cô đào đóng một vai rất khó. Ngay từ đầu, tôi như một ống trúc rỗng để thầy thổi bản nhạc của thầy.”

Là thư ký riêng của ông Đạo từ năm 1981 đến năm 1985, và là người chỉ huy thứ nhì trong tổ chức của ông, Ma Anand Sheela có một mối quan hệ mật thiết với ông Đạo Bhagwan Shree Rajneesh.

Ông Đạo gọi cho cô mỗi khi muốn thảo luận về các vấn đề cá nhân, các vấn đề hành chánh quan trọng, thực hiện các công việc vặt, thậm chí là đặt hàng một chiếc Rolls-Royce mới. Ma Anand Sheela là người bạn tâm giao, người phụ tá thân cận nhứt của ông, người mà ông tin tưởng hơn bất cứ ai. Cô điều hành toàn bộ công xã dưới sự hướng dẫn của ông… cho đến khi sự bất đồng leo thang.

Những gì xảy ra tiếp theo nhanh chóng trở thành một phần trong lịch sử khét tiếng của ông Đạo. Sau nhiều năm phục vụ trung thành, Ma Anand Sheela từ chức, rời khỏi công xã và chạy sang châu Âu cùng với các thành viên khác. Ông Đạo tức giận buộc tội cô lên kế hoạch tấn công khủng bố sinh học, âm mưu sát hại các quan chức chánh phủ và bỏ trốn với 55 triệu đô la. Ma Anand Sheela thừa nhận một số cáo buộc trước tòa và phải ngồi tù 39 tháng.

Giờ đây, sau gần hai thập niên, Ma Anand Sheela, vẫn yêu ông Đạo và giáo lý của ông, cuối cùng đã kể ra câu chuyện của mình, tuyên bố rằng sự thật không như mọi người vẫn tưởng, và làm sáng tỏ một phần cuộc đời của ông Đạo mà cho đến nay vẫn bị che giấu trong lớp màn bí ẩn và tăm tối…


Trích đoạn 2:

Tôi quay về từ Oregon sau khi hoàn tất việc mua đất. Trong suốt chuyến trở về, tôi cứ trăn trở một suy nghĩ: “Làm sao để gom đủ tiền cho lần thanh toán thứ nhứt?” Trong mười ngày, tôi phải trả 250.000 đô la để được chuyển quyền sở hữu đất. Đó là số tiền không nhỏ.

Tôi về tới nơi thì trời đã khuya. Thầy Đạo vẫn thức đợi tôi. Ánh mắt yêu thương của thầy và bàn tay thầy đặt lên đầu tôi khiến tôi bừng tỉnh lại. Tôi gục xuống chân thầy. Tiếng cười vui vẻ của thầy làm trái tim tôi rộn lên. Bao nhiêu mệt mỏi bay biến. Với sự chú tâm hoàn toàn, thầy lắng nghe từ đầu chí cuối những gì tôi kể. Khi tôi đứng lên sắp nói lời tạm biệt, thầy giữ tôi lại với một nụ cười. Thầy nói: “Sheela, bữa nay thầy có gặp một chú bán xe hơi. Chú đó tốt lắm. Chú có một tiệm bán xe trưng bày rất là sang. Thầy đã mua của chú hai chiếc. Thầy hứa với chú là ngày mai thơ ký của thầy sẽ tới trả tiền. Vậy mai con tới đó nghen…”

Tôi tưởng mình nghe lộn. Tôi nhìn lại thì thấy thầy cười tươi rói. Tôi cũng gật đầu cười hưởng ứng. Thầy rủ tôi ngày mai ngồi xe mới chung với thầy. Thầy muốn khoe với tôi hai chiếc xe mới mua. Tôi gật đầu tán thành và đi nghỉ.

Tôi rất vui vì thầy đã tự mình làm một việc gì đó giống một người bình thường. Một điều chưa bao giờ xảy ra trước đây. Nó có vẻ điên điên nhưng dù sao cũng tốt hơn là không làm gì.

Sáng hôm sau, tôi có rất nhiều việc phải làm. Vì vậy, tôi đã cố né cái việc phải đi xe với thầy. Nhưng cuối cùng lại không né được. Tôi vào ngồi chiếc xe thứ nhứt – một chiếc Rolls-Royce – và thầy bắt đầu lái.

Ngồi trên xe do thầy Đạo lái, dù là một chiếc Rolls-Royce mới tinh, chẳng khác nào một chuyến đi vào cửa tử. Thầy lái như một anh hùng xa lộ. Biển báo giao thông đối với thầy chỉ là vật trang trí trên đường. Người ta dùng xe cho mục đích vận chuyển, còn thầy chạy xe cho vui. Vẫn như thường lệ, hôm đó thầy phóng xe như điên.

Tôi nhắc khéo: “Thầy ơi, trên đường có nhiều thằng điên lái xe ghê lắm. Thầy coi chừng đó!”

Thầy đáp: “Sheela, trên đời này có hai kiểu bác tài: bác tài điên và bác tài chứng ngộ. Con đừng lo.”

Khi chúng tôi trở về sau chuyến đi hết hồn ấy, thầy dẫn tôi tới chiếc xe thứ hai. Đó là một chiếc Mercedes màu đỏ tươi. Thầy hỏi: “Con có thích chiếc xe này không, Sheela?”

Khi tôi âu yếm gật đầu, thầy đưa ngay cho tôi chùm chìa khóa với nụ khoái chí và nói: “Thầy mua nó cho con đó! Con cần một chiếc xe đẹp để đi làm…”

Mời các bạn đón đọc Hồi Ký Sheela - Những Điều Chưa Kể Trong Tự Truyện Osho của tác giả Anand Sheela & Thái Đức Phương (dịch).