Cuốn sách 50 việc cần làm trong khi học đại học: là những lời khuyên đến từ những trải nghiệm thực tiễn của một sinh viên ngành điện ảnh Nhật Bản.
Tuy nề nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của xã hội Nhật có những đặc thù khác với xã hội Việt Nam chúng ta, nhưng vẫn có cái rất chung: Đã là sinh viên ai cũng muốn thực hiện khát vọng, ước mơ của mình, đạt nhiều thành quả trong học tập để mai này khi bước vào đời gặt hái được nhiều thành công.
Vì một ngày mai tốt đẹp hơn, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc, nhất là các bạn đọc trẻ tập sách nhiều suy tư và kinh nghiệm thực tiễn quý báu, thú vị này.
***
50 việc cần làm là bộ sách kỹ năng bán chạy ở rất nhiều nước trên thế giới. Sách tập hợp lời khuyên của tiên sinh Akihiro Ankatani về những chủ đề mà các bạn trẻ quan tâm: rèn luyện bản thân, tạo dựng sự nghiệp, kinh doanh, kết hôn. Mỗi chủ đề tác giả đưa ra đúng 50 lời khuyên, trình bày vô cùng đơn giản, khúc chiết nhưng ý tứ sâu xa.
50 Việc Cần Làm Ở Tuổi 20 - Akihiro Ankatani
Cái gọi là môn học bắt buộc ở tuổi 20 có nghĩa là những việc mà chỉ ở tuổi 20 mới có thể làm được. Chỉ những ai ở tuổi ấy cứ bôn ba qua lại một cách uổng công vô ích đến một lúc nào đó mới mới thấm thía rằng: tuổi hai mươi là giai đoạn huy hoàng nhất trong cuộc đời mỗi người.
50 Việc Cần Làm Trong Khi Học Đại Học
Trên đời này chỉ có 2 loại sinh viên, sinh viên thực hiện khát vọng - mơ ước của mình và sinh viên đại học đơn thuần. Những sinh viên có hoài bão phần đông hiểu được rằng cần phải nắm lấy cơ hội khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Vì vậy, quãng đường đại học cũng chính là khoảng thời gian để bạn học cách vượt qua những thử thách đầu đời.
50 Việc Cần Làm Trước Khi Kết Hôn - Akihiro Nakatani
Thượng đế sở dĩ chưa để cho bạn kết hôn, là vì trước khi kết hôn, bạn còn rất nhiều việc phải làm.
Sau khi kết hôn, người ta mới ân hận: sớm biết thế này, thì những việc cần làm trước khi kết hôn, mình đã thực hiện chu đáo cả rồi. Tiếc rằng trước khi kết hôn, người ta thường không hiểu giá trị của thời gian sống độc thân nên đã đem phung phí khoảng thời gian quý báu đó.
50 Việc Cần Làm Khi Gặp Khách Hàng
Đầu bếp của tiệm ăn Shousi làm gì vào khoảng thời gian giữa cao điểm ban ngày và ban đêm?
Nhân viên Akimasi đã tận dụng khoảng thời gian rỗi ấy để học tiếng Anh. Mặc dù cửa hàng không tăng lương và cũng không có bất kỳ khoản phí hỗ trợ nào cho việc này, nhưng anh vẫn kiên trì học tiếng. Bởi vì Akimasi muốn kể tỉ mỉ cho thực khách nước ngoài biết cách thưởng thức món ăn như thế nào, cách nấu món ấy ra sao… Đôi khi chỉ những cố gắng nhỏ từ bản thân bạn nhưng sẽ mang đến những lợi ích không ngờ trong kinh doanh.
***
Akihiro Nakatani sinh năm 1959. Ông là một nhà văn, diễn viên và một nhà sản xuất tài năng và nổi tiếng ở Nhật Bản. Ông bắt đầu sự nghiệp với vai trò là một DJ vào năm 1973.
Năm 1976, ông được trao giải thưởng của Hiệp hội Các nhà thơ của Asahi Tanka.
Năm 1982, ông đã là một nhà văn được nhiều người biết tên.
Năm 1984, sau khi tốt nghiệp khóa kịch nghệ tại trường đại học Waseda, ông làm giám đốc kinh doanh tại công ty Hakuhodo - công ty đứng thứ hai Nhật Bản về quảng cáo.
Ông đã nhận được giải thưởng ACC bốn năm liên tiếp, kể từ năm 1987.
Năm 1990, ông viết quyển "Mensetsu No Tatsujin (Masters for interviews)", về cách để thành công trong phỏng vấn xin việc. Quyển sách gây được tiếng vang lớn và bán được hơn 2,5 triệu bản. Năm 1991, ông thành lập văn phòng của riêng mình.
Ông đã xuất bản hơn 370 quyển sách về các chủ đề như kinh doanh, cuộc sống và tình yêu; và đã bán được 2,5 triệu bản một năm ở Nhật Bản, 1 triệu bản tại Hàn Quốc và 4 triệu bản trên toàn thế giới.
Hiện nay, sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng và được phát hành ở nhiều quốc gia.
Tác phẩm tiêu biểu
***
hế giới chỉ có hai loại sinh viên, sinh viên thực hiện khát vọng, mơ ước của mình và sinh viên đại học đơn thuần.
Các sinh viên thực hiện khát vọng, mơ ước của mình phần đông hiểu được rằng cần phải nắm lấy những cơ hội gặp được trong khi học đại học.
Tôi cũng là một trong số những sinh viên đó.
Nhìn lại cả quãng đường thời đại học, tôi đã phát hiện ra một điểm chung: gặp gỡ với con người cũng là gặp gỡ với sách vở.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 1: Giao tiếp với nhân vật được mọi người cho là người rất ưu tú.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 2: Khi cảm thấy “Điều này là không thể!” tiềm năng sẽ xuất hiện một cách mạnh mẽ.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 3: Nghe những buổi diễn thuyết làm chấn động lòng người.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 4: Đi nghe giảng không chỉ để lấy được tín chỉ.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 5: Một ngày ở đại học dài bằng một năm.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 6: Vấn đề tự học.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 7: Mở sách sau khi về đến nhà, cho dù là đã rất khuya.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 8: Lập kế hoạch học tập như đang ôn thi.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 9: Hãy làm quen với những người làm cho bạn căng thẳng.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 10: Học tập chăm chỉ hơn cả trong thời gian thi cử.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 11: Đừng học tập một cách miễn cưỡng.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 12: Bình tĩnh suy nghĩ xem bản thân mình có thực sự thích học hay không.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 13: Học tập không chỉ ở trong tháp ngà.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 14: Nên có một quyển bài tập không có đáp án.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 15: Soạn một quyển từ điển cho riêng mình.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 16: Biết không thể làm mà vẫn làm.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 17: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 18: Cho dù đã thôi học cũng vẫn có việc có thể làm.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 19: Đừng quên học bài, làm bài tập.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 20: Cần thực tiễn nhưng cũng cần lý luận.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 21: Bám sát thực tế, tuần tự tiến dần lên.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 22: Hãy kết bạn với những lưu học sinh chịu khó học hành.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 23: Hãy học tập những tác phẩm cổ điển.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 24: Phải nhớ kỹ đây là chuyên môn của bạn, chứ không phải chỉ là hứng thú.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 25: Tìm một chốn cho riêng mình.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 26: Sống ở trong trường.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 27: Phải biết rõ chỗ nào có thể tìm được tư liệu cần thiết.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 28: Giúp thầy làm một số việc.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 29: Hãy sưu tập thật nhiều.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 30: Sáng tạo cái gì đó như một bộ phim hay chẳng hạn.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 31: Phương pháp tăng cường thể lực.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 32: Có từ hai quyển sổ ghi chép trở lên.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 33: Chưa tận mắt chứng kiến, không nên tùy tiện khen chê.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 34: Hãy vứt bỏ thành kiến.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 35: Đừng đi làm thêm.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 36: Lập kế hoạch tác chiến để có sinh hoạt phí.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 37: Mua một quyển sách trị giá hơn ba vạn yên.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 38: Chỉnh lý các album ảnh từ hồi bé.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 39: Hãy cân nhắc kỹ khi thực hiện ước mơ của mình, nếu ước mơ ấy ngược với kỳ vọng của cha mẹ.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 40: Đêm khuya đi dạo trở về, vẫn dành thời gian viết nhật ký.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 41: Nhận ra sự vô tri ban đầu, tức là đã tiếp cận ước mơ.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 42: Xem một quyển sách làm cho mình được một cú hích.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 43: Mỗi ngày viết một trang, viết cái gì cũng được.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 44: Tập cho mình có thể vừa nghe giảng vừa xem sách.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 45: Luyện cách đọc nhanh.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 46: Giữ những quan điểm không giống với người khác.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 47: Chơi với một người bạn thân.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 48: Có một nơi ẩn mình bí mật.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 49: Mỗi tuần lễ dành ra một ngày chỉ để nói chuyện với chính mình.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 50: Đi du lịch trong nước một mình.
Thời đại học, việc không thể không làm là gì? Đó chính là khởi động, làm xuất hiện, làm hiển lộ cái tôi thứ hai. Có lẽ bạn vẫn chưa ý thức được về cái tôi thứ hai đó. Mục đích của thời đại học chính là phải làm xuất hiện cái tôi thứ hai. Nhưng mà, làm sao để có thể làm xuất hiện cái tôi thứ hai?
Thời đại học xem có vẻ như là dài bất tận. Chợt nhìn lại mới thấy thời đại học thực ra chỉ là ngắn ngủi tạm thời. Đối với không ít người, việc lớn – những việc cần và đáng làm, chưa thành một mảy may đã đành phải đi qua thời đại học mà không để lại được một dấu ấn gì. Những người việc lớn chưa thành ấy không phải bởi vì họ không nỗ lực, mà bởi họ không biết việc lớn là việc gì. Chỉ cần biết bản chất cũng như tầm quan trọng của những việc cần và đáng làm thì sẽ không sống hoài khoảng thời gian quý báu ở trường đại học của mình. Nói cho cùng, chỉ có một việc bạn nhất định phải làm trong thời đại học.
Đương nhiên, ngoài việc này ra, vẫn còn rất nhiều việc khác có thể làm, nhưng chỉ cần làm tốt việc này thì mọi việc còn lại đều sẽ thuận lợi, nắm chắc phần thắng trong tay. Đó chính là giao tiếp với nhân vật được mọi người cho là người rất ưu tú.
Bất kể đó là một vị tướng hay một nô lệ. Nói chung, người đó có thể là một ông thầy. Cũng có thể là sinh viên xuất sắc. Cũng có thể là người quen gặp ở nơi xin việc. Cũng có thể là người xa lạ không hẹn mà gặp trên đường đi du lịch. Cũng có thể là người lớn tuổi. Cũng có thể là người cùng tuổi với bạn. Cũng có thể là người ít tuổi hơn bạn.
Nếu nhân vật được mọi người cho là rất ưu tú trẻ hơn bạn, điều đó cho thấy bạn cũng là một người có tài
Tại sao? Bởi vì sự có mặt của thiên tài trẻ tuổi trong thế giới thiên tài là một chuyện vô cùng bình thường.
Tóm lại, trong thời đại học nếu có thể giao tiếp với nhân vật được mọi người coi là rất ưu tú, thì mọi vấn đề còn lại sẽ được giải quyết ổn thỏa.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ nhất
Giao tiếp với nhân vật
được mọi người cho là người rất ưu tú.
Tôi có may mắn được quen biết với một người được công nhận là rất ưu tú.
Đó chính là giáo sư Văn hóa nhân loại học Tây Giang Nhã Chi.
Đương nhiên ngoài giáo sư Tây Giang ra, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều vị giáo sư khác. Nhưng những gì tôi học được từ giáo sư Tây Giang có hơi khác với những vị khác. Lúc đó, giáo sư Tây Giang từ nước ngoài trở về Nhật Bản, bắt đầu giảng dạy môn Nhân loại học ở khoa Văn học, còn tôi thì đang học ngành kịch nghệ thuộc khoa Văn học trường đại học Tảo Đạo Điền. Đúng vào lúc đó, tôi đã may mắn được gặp giáo sư. Tuy nhiên, cho dù không có lần gặp gỡ không hẹn mà được ấy, cũng không thể oán trách số mệnh không công bằng. Những cuộc gặp gỡ không hẹn trước, không phải chính là ngẫu nhiên hay sao? Không có gì quý giá cho bằng những cuộc gặp gỡ không hẹn mà được. Cho nên, hôm nay nếu bạn đã bỏ lỡ cơ hội thì có khả năng bạn cũng sẽ là người bỏ lỡ cơ hội suốt đời.
Tôi chưa từng gặp giáo sư trước khi nghe ông giảng bài. Một lần nghe giáo sư giảng, lòng tôi trào dâng một niềm xúc động mạnh mẽ.
Đối với một kẻ vừa bước chân vào trường đại học như tôi, sự cảm nhận, tiếp thu nơi tôi hầu như không thể thích ứng nổi với lượng kiến thức khổng lồ cũng như khả năng điều động tư duy siêu việt của giáo sư trong khi lên lớp.
Đã may mắn chọn đúng cùng một chuyên ngành như giáo sư, tôi ước sớm muộn trở thành một người tài giỏi như ngài.
Lúc đó tôi nghĩ, về sau cho dù những công việc tôi làm không có liên quan đến ngành học đi chăng nữa, nhưng nếu cũng có một tư duy mẫn tiệp như giáo sư thì hay lắm. Ôi, biết đến ngày nào tôi mới được như giáo sư!
Khả năng thu thập thông tin mới nhất của giáo sư thật là có một không hai, khó ai có thể vượt qua. Tôi càng lúc càng cảm thấy lực bất tòng tâm, thấy vô vọng và thất bại.
Trong đầu tôi bỗng bật ra một câu nói: “Không thể như thế được!” Cảm nhận một nguy cơ như thế này chính là điểm then chốt của vấn đề. Một trong những việc bạn phải làm thời đại học là cảm nhận một điều gì đó là không thể được.
Khi giao tiếp với một nhân vật được mọi người cho là rất ưu tú, cảm nhận về những điều “không thể được” sẽ xuất hiện nơi bạn. Và khi đó những năng lực tiềm tàng bên trong con người bạn sẽ được dịp cuồn cuộn trào dâng.
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 2
Khi cảm thấy “Điều này là không thể!”
tiềm năng sẽ xuất hiện một cách mạnh mẽ.
Ấn tượng sâu sắc còn đọng lại nơi tôi không chỉ là nội dung bài giảng của giáo sư Tây Giang.
Nội dung của bài giảng tự nó đã trở nên không còn là quan trọng nhất, mà cái quan trọng chính là những rung động, chấn động tôi cảm nhận được từ giáo sư khi lên lớp.
Khi nói chuyện với người khác, tôi đã từng chú ý đến những điều mình truyền đạt ngoài nội dung của cuộc nói chuyện.
Điều quan trọng là tạo được một sự chấn động, thu hút sự chú ý nơi người khác.
Đối tượng giao tiếp không chỉ giới hạn trong giới sinh viên.
Không cần biết là bạn đang nói cái gì, quan trọng là chỉ cần bạn tạo được một sự chú ý nơi người khác. Ngược lại, bất luận là truyền đạt, chuyển tải bao nhiêu nội dung, nếu như đối phương không cảm nhận được một chút chấn động, không nảy sinh một sự chú ý nào thì tôi nghĩ đây chính là một cuộc trò chuyện thất bại.
Bài nói chuyện hay cuộc nói chuyện nên phong phú về ý nghĩa và sinh động, có sức sống. Cùng một nội dung sẽ không có hai lần trình bày giống nhau, bởi số người tham dự và trạng thái tinh thần của diễn giả có thay đổi.
Mỗi lần diễn thuyết không luôn hoàn toàn giống nhau, cũng như những lần diễn kịch.
Mà đã là kịch thì chắc chắn không thể nào làm ra vẻ xuất sắc để lấy lòng người khác.
Những buổi lên lớp của giáo sư Tây Giang đối với tôi thật giống như những buổi biểu diễn nghệ thuật xiếc hay những trận quyết đấu về việc vận dụng trí óc.
Lâu nay có lẽ bạn vẫn từng cho rằng các vị giáo sư ở đại học thì có gì đâu, chẳng qua cứ nói đi nói lại mãi một môn học, một đề tài suốt năm này qua năm khác không có gì thay đổi. Một khi đã nghĩ như vậy thì hẳn nhiên bạn sẽ không cảm thấy thú vị gì trước bài giảng của các vị giáo sư. Nhưng mà, bạn lầm rồi.
Đương nhiên một cộng một chỉ có thể là hai, không thể nào có thể là ba. Tuy nhiên, để giải thích tại sao một cộng một là hai thì có nhiều phương pháp. Giả như nói về việc dạy học, có lúc bạn cảm thấy mình dạy rất hay, nhưng có lúc bạn lại cảm thấy mình thất bại. Chỉ điều này thôi đủ thấy chẳng có buổi diễn giảng nào hoàn toàn giống nhau. Những buổi diễn giảng mang lại cho người nghe cảm giác mới mẻ là kết quả của sự động não nhằm tìm tòi những phương pháp diễn đạt càng lúc hay hơn, tinh xảo hơn, thuyết phục hơn. Và những buổi diễn giảng làm xúc động lòng người, gây cảm giác phấn khích, cho dù là cùng một vấn đề nhưng nghe lại vẫn không thấy nhàm chán. Giáo sư đứng trước bảng đen, như đang bước vào một cuộc đọ sức sinh tử. Xin bạn cũng hãy nghe giảng với tinh thần và thái độ nghiêm túc chăm chỉ như giáo sư!
Hồi trung học tôi có tham gia vào đội cờ tướng của trường. Phương pháp đánh cờ thì tôi đã rõ, nhưng khi xem thuyết minh của người hướng dẫn môn đánh cờ trên tivi tôi thường có một cảm giác mờ mịt. Người hướng dẫn như thể đang chìm đắm trong thế giới riêng của anh ta. “Đi như thế này, rồi lại đi như thế này, à, không được, đây không phải là nước đi tốt.” Anh ta cứ ngồi thì thầm một mình như vậy, không cần biết người xem khó chịu như thế nào. Tuy không biết những chỉ dẫn cụ thể của người hướng dẫn, nhưng tôi vẫn ngầm cảm thấy ván cờ này đã đi đến chỗ xuất sắc tinh xảo nhất. Đối với những tay mê cờ, đây là điều khó chấp nhận nhất.
Giải thích cách đánh cờ, ngoài việc giải thích, hướng dẫn còn thường mang lại cho người ta một cảm giác sợ sệt khó gọi thành tên. Ví như trong một cuộc cờ, người đi trước ra một nước. Người đi sau phát hiện tình hình bất lợi, cầm chắc thua cuộc, bèn nói lời đầu hàng: “ Ôi, tôi thua rồi.” Sức cuốn hút kỳ lạ của môn đánh cờ chính là ở chỗ nó thực giống như một cuộc giao chiến thực thụ.
Một bài diễn giảng cũng giống như một ván cờ đầy khí thế sục sôi. Người nghe trong khi nghe cũng cảm nhận được cái khí thế ấy. Hãy cảm nhận sự chấn động, xúc động từ những buổi diễn giảng đầy khí thế của những con người thực sự tài năng! Việc đó vô cùng có ích đối với bạn!
Vì ngày mai hãy làm việc thứ 3
Nghe những buổi diễn thuyết
làm chấn động lòng người.
Mời các bạn đón đọc 50 Việc Cần Làm Khi Gặp Khách Hàng của tác giả Akihiro Nakatani.