Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

50 Việc Cần Làm Khi Gặp Khách Hàng

50 việc cần làm là bộ sách kỹ năng bán chạy ở rất nhiều nước trên thế giới. Sách tập hợp lời khuyên của tiên sinh Akihiro Ankatani về những chủ đề mà các bạn trẻ quan tâm: rèn luyện bản thân, tạo dựng sự nghiệp, kinh doanh, kết hôn. Mỗi chủ đề tác giả đưa ra đúng 50 lời khuyên, trình bày vô cùng đơn giản, khúc chiết nhưng ý tứ sâu xa.

50 Việc Cần Làm Ở Tuổi 20 - Akihiro Ankatani

Cái gọi là môn học bắt buộc ở tuổi 20 có nghĩa là những việc mà chỉ ở tuổi 20 mới có thể làm được. Chỉ những ai ở tuổi ấy cứ bôn ba qua lại một cách uổng công vô ích đến một lúc nào đó mới mới thấm thía rằng: tuổi hai mươi là giai đoạn huy hoàng nhất trong cuộc đời mỗi người.

50 Việc Cần Làm Trong Khi Học Đại Học

Trên đời này chỉ có 2 loại sinh viên, sinh viên thực hiện khát vọng - mơ ước của mình và sinh viên đại học đơn thuần. Những sinh viên có hoài bão phần đông hiểu được rằng cần phải nắm lấy cơ hội khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Vì vậy, quãng đường đại học cũng chính là khoảng thời gian để bạn học cách vượt qua những thử thách đầu đời.

50 Việc Cần Làm Trước Khi Kết Hôn - Akihiro Nakatani

Thượng đế sở dĩ chưa để cho bạn kết hôn, là vì trước khi kết hôn, bạn còn rất nhiều việc phải làm.

Sau khi kết hôn, người ta mới ân hận: sớm biết thế này, thì những việc cần làm trước khi kết hôn, mình đã thực hiện chu đáo cả rồi. Tiếc rằng trước khi kết hôn, người ta thường không hiểu giá trị của thời gian sống độc thân nên đã đem phung phí khoảng thời gian quý báu đó.

50 Việc Cần Làm Khi Gặp Khách Hàng

Đầu bếp của tiệm ăn Shousi làm gì vào khoảng thời gian giữa cao điểm ban ngày và ban đêm?

Nhân viên Akimasi đã tận dụng khoảng thời gian rỗi ấy để học tiếng Anh. Mặc dù cửa hàng không tăng lương và cũng không có bất kỳ khoản phí hỗ trợ nào cho việc này, nhưng anh vẫn kiên trì học tiếng. Bởi vì Akimasi muốn kể tỉ mỉ cho thực khách nước ngoài biết cách thưởng thức món ăn như thế nào, cách nấu món ấy ra sao… Đôi khi chỉ những cố gắng nhỏ từ bản thân bạn nhưng sẽ mang đến những lợi ích không ngờ trong kinh doanh.

***

Akihiro Nakatani

Akihiro Nakatani sinh năm 1959. Ông là một nhà văn, diễn viên và một nhà sản xuất tài năng và nổi tiếng ở Nhật Bản. Ông bắt đầu sự nghiệp với vai trò là một DJ vào năm 1973.

Năm 1976, ông được trao giải thưởng của Hiệp hội Các nhà thơ của Asahi Tanka.

Năm 1982, ông đã là một nhà văn được nhiều người biết tên.

Năm 1984, sau khi tốt nghiệp khóa kịch nghệ tại trường đại học Waseda, ông làm giám đốc kinh doanh tại công ty Hakuhodo - công ty đứng thứ hai Nhật Bản về quảng cáo.

Ông đã nhận được giải thưởng ACC bốn năm liên tiếp, kể từ năm 1987.

Năm 1990, ông viết quyển "Mensetsu No Tatsujin (Masters for interviews)", về cách để thành công trong phỏng vấn xin việc. Quyển sách gây được tiếng vang lớn và bán được hơn 2,5 triệu bản. Năm 1991, ông thành lập văn phòng của riêng mình.

Ông đã xuất bản hơn 370 quyển sách về các chủ đề như kinh doanh, cuộc sống và tình yêu; và đã bán được 2,5 triệu bản một năm ở Nhật Bản, 1 triệu bản tại Hàn Quốc và 4 triệu bản trên toàn thế giới.

Hiện nay, sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng và được phát hành ở nhiều quốc gia.

Tác phẩm tiêu biểu

  • 50 Việc Cần Làm Trong Khi Học Đại Học
  • 50 Việc Cần Làm Đối Với Khách Hàng
  • 50 Việc Cần Làm Ở Tuổi 20
  • 50 việc cần làm trước khi kết hôn
  • 50 việc cần làm ở tuổi 30…

***

Rõ ràng là bạn sẽ không thể có cách thuyết phục khách hàng nếu như không biết được họ là ai và họ muốn gì. Thử tưởng tượng trong một cuộc giao tiếp mà bạn chỉ thao thao bất tuyệt, tôi là A, tôi muốn B, bạn nên làm C, bạn đừng làm D… sẽ chẳng có một khách hàng nào đủ kiên nhẫn để nghe hết từ A đến Z cả! Và càng tệ hơn nữa là trong khi bạn có thể nói “tất tần tật” về bản thân thì lại “quên” đi khách hàng của bạn là ai, thậm chỉ gọi nhầm tên, địa chỉ của họ.

Nếu cuộc giao tiếp thật sự “rơi” vào tình huống này thì kết quả có lẽ bạn đã thấy trước… Vậy nên, kỹ năng thuyết phục khách hàng trước hết nên là kỹ năng ghi nhớ, ghi nhớ tất cả những thông tin của khách hàng, càng nhiều càng tốt! (tất nhiên chỉ là những thông tin cần thiết liên quan đến quá trình thương thảo)

Tiếp theo, điều quan trọng hơn nữa là sau khi bạn biết họ là ai, bạn phải biết khách hàng của bạn muốn gì. Kinh doanh hiện đại đã chỉ ra rằng muốn thành công bạn phải “bán cái khách hàng cần chứ không phải cái bạn sản xuất”. Và vì vậy, biết khách hàng muốn gì là điều kiện tiên quyết để có thể “đánh đúng tâm lí” và thuyết phục họ.

Biết được khách hàng muốn gì thì kỹ năng tiếp theo bạn nên có đó là biết cách hướng cuộc hội thoại về kết quả: lợi ích cuối cùng thuộc về khách hàng. Trong một quyển sách nghiên cứu về văn hóa kinh doanh của các nước trên thế giới, tác giả Richard R. Gesteland đã nhấn mạnh rằng ở Nhật Bản (một trong những nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới), khái niệm “Customer is King” (khách hàng là vua) đang dần được thay thế bằng khái niệm “Customer is God” (khách hàng là thượng đế) để nói lên tầm quan trọng của khách hàng trong đời sống kinh doanh.

Vậy nên, trong tổng hòa cuộc giao tiếp, hãy để khách hàng “hiểu” rằng sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của bạn sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho họ, sẽ không thể có nơi thứ 2 có dịch vụ hoặc giá tốt hơn. Tóm lại, khách hàng phải cảm nhận được “lợi ích tuyệt đối” trong suốt cuộc thương thảo.

Sẽ không quá khi nói rằng kỹ năng giao tiếp sẽ quyết định việc thuyết phục khách hàng của bạn. Các “thủ thuật” về ánh mắt, cách chào hỏi, cách bắt tay, cách mỉm cười, cách nói chuyện… sẽ “ghi dấu” hình ảnh của bạn trong mắt khách hàng. Một ánh mắt thân thiện, một nụ cười “vừa phải” sẽ làm bạn đẹp hơn rất nhiều trong mắt người đối diện.

Dáng điệu của bạn cũng nên để lại sự tự tin cần thiết để khách hàng có đủ niềm tin vào những điều bạn nói. Ngoài ra, những kỹ năng giao tiếp khác cũng cần được chú trọng, bởi vì bạn không nên (và không được phép) để lại bất kì một sai sót nào trong quá trình tiếp xúc. Bởi lẽ, một khi những “ấn tượng ban đầu” này tốt đẹp thì xem như bạn đã thành công một nửa, còn ngược lại, có lẽ sẽ rất khó khăn cho cuộc thương thảo của bạn.

Thật đáng tiếc, điều này có thể khiến các nhân viên bán hàng dành những quãng thời gian quý báu của họ vào việc nỗ lực xác định và giải thích bản thân nội dung thông điệp mà không diễn tả được giá trị kinh doanh tới các khách hàng.

Thay vào đó, bạn cần phải kể một câu chuyện khai phá các thách thức kinh doanh và phương pháp của công ty bạn để giải quyết những vấn đề đó. Khi nó bắt đầu trở nên thích hợp trong cuộc thảo luận, bạn sẽ phác họa nó trong các cụm từ viết tắt và kết nối nó giữa những bức tranh và các giải pháp. Tiếp theo, hãy biểu lộ rằng: “Tại công ty XYZ, chúng tôi gọi đó là….”

Mời các bạn đón đọc 50 Việc Cần Làm Khi Gặp Khách Hàng của tác giả Akihiro Nakatani.