Nhập môn nghiên cứu dịch thuật là một tài liệu giáo khoa cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về những đóng góp chủ chốt trong lĩnh vực nghiên cứu dịch thuật
Munday dành mỗi chương sách cho một lý thuyết và áp dụng ngay vào các văn bản cụ thể để thử thách giá trị và tác dụng của lý thuyết ấy. Các văn bản này được chọn từ nhiều ngôn ngữ khác nhau như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý…và đều có bản dịch tiếng Anh đi kèm.
Ông cũng phân tích nhiều loại văn bản: sách du lịch, sách dạy nấu ăn cho trẻ em, tiểu thuyết Harry Potter, Kinh Thánh, trích đoạn tiểu thuyết…và cả một bài diễn văn của Nghị viện Châu Âu.
Mỗi chương sách đều có những phần chính như sau:
Liệt kê các khái niệm chính sẽ đề cập đến trong chương
Giới thiệu một hoặc vài lý thuyết
Các văn bản minh họa kèm theo bản dịch
Tóm tắt chương
Các ý tưởng thảo luận và các bài tập nên làm
Cùng với phần giới thiệu chung của tác giả và một danh mục phong phú các tài liệu và các trang web tham khảo, đây là một tài liệu giáo khoa có giá trị thiết thực và rất dễ sử dụng giúp người học có được một hiểu biết vừa sâu sắc vừa cân bằng về nghiên cứu dịch thuật.
***
Jeremy Munday giảng dạy môn nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa Tây Ban Nha tại trường Đại học Surrey và là một dịch giả, nhà ngữ vựng học và chuyên viết tài liệu. Ông có bằng tiến sĩ về Nghiên cứu Dịch thuật và đã xuất bản rất nhiều bài viết trong lĩnh vực này, cũng như nhiều bản dịch tiểu thuyết Mỹ Latin.
‘Để tìm hiểu một số tài liệu cơ bản trong nghiên cứu dịch thuật thì đây là một cuốn nhập môn xuất sắc, và chắc chắn nó sẽ được cả người học và người dạy dịch thuật nhiệt liệt đón nhận.’
Raphael Salkie, Nhà ngôn ngữ học
‘Cuốn sách của Jeremy Munday trình bày một cách rõ ràng, chính xác và sinh động toàn cảnh của một bộ môn đang phát triển mau lẹ. Đây là cuốn sách giúp người đọc biết rõ hiện trạng các vấn đề trong lĩnh vực này và sẽ rất cần thiết cho cả người dạy và người học dịch thuật.’
Basil Hatim, Đại học Heriot-Watt
www.nxbtrithuc.com.vn
[email protected]
***
Nhập môn nghiên cứu dịch thuật là một tài liệu giáo khoa cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về những đóng góp chủ chốt trong lĩnh vực nghiên cứu dịch thuật.
Munday dành mỗi chương sách cho một lý thuyết và áp dụng ngay vào các văn bản cụ thể để thử thách giá trị và tác dụng của lý thuyết ấy. Các văn bản này được chọn từ nhiều ngôn ngữ khác nhau như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Punjabi, Bồ Đào Nha và đều có các bản dịch tiếng Anh đi kèm.
Ông cũng phân tích nhiều loại văn bản: sách du lịch, sách dạy nấu ăn cho trẻ em, tiểu thuyết Harry Potter, Kinh Thánh, trích đoạn tiểu thuyết, những bài điểm sách văn học, lời đầu sách của người dịch, các bản dịch phim, văn bản kỹ thuật, và cả một bài diễn văn của Nghị viện châu Âu.
Mỗi chương sách đều có những phần chính như sau:
- Liệt kê các khái niệm chính sẽ đề cập đến trong chương;
- Giới thiệu một hoặc vài lý thuyết;
- Các văn bản minh họa kèm theo bản dịch;
- Tóm tắt chương;
- Các ý tưởng thảo luận và các bài tập nên làm.
Cùng với phần giới thiệu chung của tác giả và một danh mục phong phúcác tài liệu và các trang web tham khảo, đây là một tài liệu giáo khoa có giátrị thiết thực và rất dễ sử dụng giúp người học có được một hiểu biết vừa sâu sắc vừa cân bằng về nghiên cứu dịch thuật.
***
Cùng một người dịch
- Cuộc đời của Pi
- Con nhân mã ở trong vườn
- Hội họa Trung Hoa qua lời các vĩ nhân và danh họa
- Truyện ngắn Úc
- Rừng Na Uy
- Biển
- Tham vọng bá quyền
- Bí mật chôn vùi, sự thật tán bạo
- Trần trụi với văn chương
- Nhạc đời may rủi
- 15 Nhà thơ Mỹ thế kỷ XX (cùng với Hoàng Hưng Phim Nhiên Hạo, Cù An Hưng)
- Màu tự nhiên
- Người trong bóng tối
- Đại gia Gatsby
***
Bạn đọc Việt Nam thân mến,
Tòi rất mừng có đôi lời phi lộ cho bản dịch tiếng Việt này của Trịnh Lữ. Chứng kiến tác phẩm của mình được tái sinh trong những ngôn ngữ và văn hóa khác là một vinh dự lớn, và tôi xin biết ơn Trịnh Lữ cũng như Nhà xuất bản Tri thức đã lựa chọn Nhập môn nghiên cứu dịch thuật và làm hết mọi việc để có thể ra được bản dịch này.
Ấn bản đầu tiên của Nhập môn nghiên cứu dịch thuật ra đời năm 2001 và lập tức thành công. Nó đã quảng bá được bộ môn nghiên cứu dịch thuật đang lớn mạnh, trước đó chủ yếu chỉ được biết đến trong giới nghiên cứu chuyên ngành và các chương trình đào tạo ở một vài quốc gia. Trong những năm sau đó, tôi đã thấy nó được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, và cũng may mắn được mời đi nói chuyện về dịch thuật ởnhiều nước rất khác nhau như Barbados, Trung Quốc, Ý, Libya, Morocco, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Trong khi đó, những tiến triển mạnh mẽ của nghiên cứu dịch thuật đã khiến cho cuốn sách được tái bản năm 2007, với những cập nhật về tài liệu tham khảo của từng chương, những ý tưởng mới về dịch thuật, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch nghe nhìn, bản địa hóa, xã hội học dịch thuật và lịch sử dịch thuật.
Tòi rất mừng là Nhập môn nghiên cứu dịch thuật giờ đây đã có bản tiếng Việt, và hy vọng bạn đọc sẽ thấy nó có ích. Tôi cũng mong mỏi rằng cuốn sách này không chỉ giúp bạn đọc hiểu biết thêm về nhiều phương diện của dịch thuật, mà còn khuyến khích các bạn có hứng khởi theo đuổi những quan tâm riêng của mình, khảo sát các hiện tượng dịch thuật đặc thù của Việt Nam. Điều đáng buồn là kiến thức của tôi không đủ để có thể đưa ra những ví dụ tiếng Việt trong cuốn sách này. Tuy nhiên, tôi hy vọng một vài chú thích riêng của Trịnh Lữ cho bản dịch này cũng phần nào bổ khuyết được cho tôi. Tôi rất mong được biết các công trình nghiên cứu dịch thuật của Việt Nam và hy vọng sẽ được bàn đến chúng trong các ấn bản tương lai của sách này.
Chúc các bạn vạn sự như ý.
JEREMY MUNDAY
Leeds, 3 tháng 3 năm 2009
***
Tôi xin cảm ơn những người đã cho phép sách này được dùng những sản phẩm có bản quyền sau đây: Hình 1.1, in lại từ G. Toury, Descriptive Translation Studies - And Beyond, copyright 1995, Amsterdam and Philadelphia, PA: John Benjamins. Hình 3.1, in lại từ E. Nida and C. R. Taber, The Theory and Practice of Translation, copyright 1969, Leiden: E. J. Brill. Hình 5.1, in lại từ A. Chesterman (ed.), Readings in Translation Theory, copyright 1989, Helsinkin: Finn Lectura; dựa trên một tài liệu phát tay của Roland Freihoff; được chính tác giả đại lượng cho phép. Biểu 5.1, vận dụng từ K. Reiss, Moglichkeiten und Grenzen der Ubersetzungskritik, copyright 1971, Munich: M. Hueber. Hình 6.2, in lại từ J. House, Translation Quality Assessment: A Model Revisited,copyright 1997, Tubingen: Gunter Narr. Hình 11.1, in lại từ M. Snell-Hornby, Translation Studies: An Integrated Approach, copyright 1995, Amsterdam and Philadelphia, PA: John Benjamins.
Ví dụ thực tế trong chương 8 là một phiên bản rút gọn và có hiệu đính một bài viết của tôi: ‘The Caribbean conquers the world? An analysis of the reception of García Márquez in translation’, xuất bản trên Bulletin of Hispanic Studies, 75.1: 137-44.
Tôi chân thành biết ơn Giáo sư Lawrence Venuti đã khích lệ cuốn sách này và có nhiều ý kiến đóng góp chi tiết cho những bản thảo đầu tiên. Ông đã giúp tôi rất nhiều trong việc xác định và củng cố trọng tâm cũng như khắc phục những sai lầm và sơ suất. Tất nhiên, trách nhiệm cuối cùng đối với cuốn sách hoàn toàn thuộc về tôi.
Tôi xin cám ơn Tiến sỹ Rana Nayar (Giảng sư khoa Anh ngữ Đại học Panjab, Chandigarh, Ấn Độ) đã hỗ trợ soạn ví dụ thực tế cho Chương 9, cám ơn các đồng nghiệp ở hai Đại học Bradford và Surrey đã ủng hộ tôi trong suốt quá trình viết sách, và các sinh viên của tôi ở Bradford, những độc giả đã giúp tôi ‘thăm dò’ tác dụng của một số tư liệu.
Tôi cũng xin cám ơn Louisa Semlyen và Katharine Jacobson ở Nhà xuất bản Routledge đã có những hỗ trợ chuyên nghiệp ngay từ đầu cũng như trong suốt quá trình viết và hiệu đính bản thảo.
Cuối cùng, tôi xin tri ân gia đình và bạn bè đã chịu cho tôi xin kiếu nhiều cuộc vui chung để được một mình ngồi gõ computer, đặc biệt là Chris, em trai tôi ở Pháp và mọi người ở Madrid và Mallorca. Và hơn hết là Cristina, tình yêu và sự chăm sóc của em thật quan trọng trong suốt những ngày viết cuốn sách này.
JEREMY MUNDAY
London, tháng 9 năm 2000
Mời các bạn đón đọc Nhập Môn Nghiên Cứu Dịch Thuật của tác giả Jeremy Munday & Trịnh Lữ (dịch).