Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Ngôn Ngữ Báo Chí

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Những năm qua Nhà xuất bản Thông Tấn đã cho ra mắt bạn đọc hơn 30 cuốn sách tham khảo nghiệp vụ báo chí, gồm nhiều thể loại, trong đó có cả sách về lý luận và sách hướng dẫn tác nghiệp, đáp ứng phần nào nhu cầu của độc giả quan tâm đến lĩnh vực báo chí.

Năm nay, nhằm thiết thực kỷ niệm 82 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2007), chúng tôi tiếp tục giới thiệu với bạn đọc một số tựa sách mới được chọn mua bản quyền tiếng Việt từ các Quỹ đào tạo nghiệp vụ báo chí, các Hãng thông tấn nổi tiếng trên thế giới và sách do một số nhà báo, nhà nghiên cứu, giảng viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm ở trong nước viết, biên soạn.

Một trong những đầu sách đáng chú ý nói trên là cuốn “Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Vũ Quang Hào, giảng viên khoa Báo chí Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Với cách viết ngắn gọn, súc tích kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tế, tác giả đã cho bạn đọc hiểu rõ hơn những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí. Những dẫn chứng, những biểu đồ so sánh trong cuốn sách đã minh hoạ một cách sinh động cho phần lý luận bài giảng. Những nội dung trong cuốn sách: ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí; ngôn ngữ các phong cách báo chí; ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí; ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học; danh pháp khoa học; ký hiệu khoa học; chữ tắt và số liệu trên báo chí; ngôn ngữ tít báo; ngôn ngữ phát thanh… cho đến ngôn ngữ quảng cáo báo và quảng bá báo chí được tác giả trình bày và lý giải một cách cô đọng, hấp dẫn khiến người đọc dễ hiểu, dễ cảm nhận.

Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các phóng viên, sinh viên báo chí và tất cả những ai quan tâm đến nền báo chí hiện đại nước nhà.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN

***

LỜI NÓI ĐẦU

1. Đây là tập bài giảng dành cho sinh viên Khoa báo chí Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học KHXH và NV, cũng như cho một vài trường đại học khác từ 1992. Nó được dựa trên nền tư liệu nghiên cứu của chúng tôi suốt từ 1978 (từ khi chúng tôi theo học một lĩnh vực của truyền thông đại chúng - là xuất bản - tại Trường Tuyên huấn Trung ương, nay là Phân viện báo chí và Tuyên truyền).

2. Khó khăn lớn nhất khi biên soạn tập bài giảng này là trước chúng tôi chưa có một công trình nào về “ngôn ngữ báo chí”, do vậy chúng tôi phải tự lần tìm lấy lối đi, trong khi đó ngôn ngữ báo chí lại là địa hạt rất rộng. Mặt khác, như đã biết, nền báo chí cách mạng Việt Nam có những đặc thù rất rõ rệt (một nền báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật); đối tượng công chúng của báo chí Việt Nam cũng có những nét riêng rất đáng kể; và nhất là cái phương tiện chở tải nội dung thông tin của báo chí - tiếng Việt - lại càng cố những điểm đặc biệt. Vĩ thế, nói đến “ngôn ngữ báo chí” ở Việt Nam không thể dựa vào tài liệu báo chí học nước ngoài. Chính vì vậy, mặc dù chúng tôi có may mắn dược học tập, trao đổi chuyên môn, tham dự hội thảo khoa học nhiều lần… ở Nga, Malaixia, Singapo, Thái Lan, Philippin, Thụy Điển, Hoa Kỳ, và mặc dù trong tay hiện có những chuyên khảo quý thuộc chính địa hạt chuyên môn hẹp của mình (như Phong cách ngôn ngữ các thể loại báo chí, The language of News Media - Ngôn ngữ truyền thông, How to write for Television - Viết cho truyền hình thế nào?…) hoặc có chương trình giảng dạy môn “Ngôn ngữ báo chí” của Trường báo chí Đại học tổng hợp Mi-su-ri và một số Trường truyền thông ở Đông Nam Á… nhưng để soạn tập bài giảng này chúng tôi phải hoàn toàn dựa trên cứ liệu khảo sát từ thực tiễn báo chí Việt Nam, dưới ánh sáng lý luận và tư tưởng của báo chí học Việt Nam. Những tri thức, tài liệu, chương trình… nói trên chỉ giúp cho chúng tôi hiểu biết trong chừng mực nào đó để tham bác về phương pháp. Và về phương diện ngôn ngữ thì thực tế cũng đã chứng minh rằng không thể dịch phần ngôn ngữ từ các công trình báo chí học nước ngoài. Đó là trường hợp của Ký giả chuyên nghiệp (dịch từ tiếng Anh): hai dịch giả đành bó bút đối với chương 4: chương Sử dụng ngôn ngữ, hoặc trường hợp Viết cho độc giả (dịch từ tiếng Pháp): ở đó dịch giả phải thế vào bằng các ví dụ tiếng Việt.

3. Nổi đến “ngôn ngữ báo chí” nếu hiểu “báo chí không theo nghĩa truyền thống, nghĩa là “báo chí” được hiểu bao gồm báo in, báo phát thanh và báo hình, thì có thể nói rằng, ở tập bài giảng này ngôn ngữ báo hình hoàn toàn bị bỏ ngỏ, do chỗ chúng tôi không thể tự xác định được phạm vi khảo sát. Lý do chính là ở chỗ, theo chúng tôi, ngôn ngữ truyền hình - với tư cách là ngôn ngữ của một loại hình truyền thông đại chúng (cho đám đông) đang “nhòe” vào miền của ngôn ngữ hàn lâm (kiều ngôn ngữ của các chương trình khoa giáo) và vào miền của các ngôn ngữ khác, như ngôn ngữ nghệ thuật - cả nghệ thuật tạo hình lẫn nghệ thuật biểu hiện - (kiều ngôn ngữ của các chương trình văn hóa, văn nghệ, điện ảnh…). Mặt khác, nói đến “ngôn ngữ báo chí” không thể không tính đến đặc điểm ngôn ngữ của từng thể loại báo chí. Tuy nhiên, do chưa khảo sát được một cách đủ sâu, chúng tôi mong sẽ có thể trình bày nó vào một dịp khác.

4. Vì “ngôn ngữ báo chí” là môn học mới, cho nên vừa soạn bài giảng, chúng tôi vừa suy nghĩ những vấn đề cần khảo sát chuyên sâu. Do đó, hàng năm, chúng tồi đã cấp cho sinh viên đề tài luận văn, cấp phương pháp, thao tác làm việc cho họ và cùng với họ lao động để có thể có được một chút tư liệu. Trong quá trình như vậy, chúng tôi đã có ý thức sử dụng tư liệu này nên đã kiểm tra độ tin cậy của nó khi sinh viên viết luận văn. Giờ đây, một số tư liệu chọn lọc trong số đó đã được phản ánh vào tập bài giảng. Để giữ tính nghiêm túc khoa học tối thiểu, chúng tôi đã chú dẫn nguồn một cách cẩn trọng.

5. Mặc dù “ngôn ngữ báo chí” là môn học hẹp (với thời lượng chỉ 3 đơn vị học trình) nhưng sự thực nó là địa hạt khá rộng, đòi hỏi một sự nghiên cứu thật sự chuyên sâu trên nền một khối lượng tư liệu lớn của báo chí Việt Nam gần một thế kỷ. Trong khi đó nó lại được nghiên cứu chưa lâu, và hơn thế, tri thức của chúng tôi về nó còn quá hữu hạn. Mặt khác, do chỗ chưa đủ một khả năng hàn lâm để viết theo kiểu giáo trình và do chỗ tập sách này được viết không chỉ cho sinh viên báo chí mà còn được viết với mong muốn làm sách tham khảo cho nhà báo, cho nên dù đã cố gắng lao động tử tế nhưng những khiếm khuyết của tập sách này là không thể tránh khỏi. Chúng tôi mong được quý độc giả (đặc biệt là các nhà báo) chỉ giáo và nguyên lượng cho mọi bất cập. Chúng tôi xin được cảm tạ trước.

6. Soạn tập bài giảng này, chúng tôi nhớ đến lao động của nhiều sinh viên đã làm luận văn/khóa luận, báo cáo khoa học… với chúng tôi. Xin được gửi tới các anh chị lời cảm ơn chân tình và không quên các anh chị sinh viên theo học môn học này mà chúng tôi còn giáo trình.

Nhân tập bài giảng sơ lược này được ấn bản, chúng tôi tỏ lòng biết ơn sâu nặng nhất tới Những Người Thầy - GS.TS. Nguyễn Tài Cẩn, GS.TS. Lê Quang Thiêm, GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS. Đinh Văn Đức… đã tận tâm trỏ lối và cưu mang suốt từ khi chúng tôi là học trò Đại học Tổng hợp Hà Nội; GS. Hà Minh Đức đã nhìn ra sự cần thiết của môn học này và chú tâm nhặt người đảm nhiệm. Đặc biệt, xin được kính cẩn tưởng nhớ cố GS.TSKH Nguyễn Hàm Dương, Người Thầy đầu tiên đã cung cấp cho chúng tôi ngay từ năm 1978 ý tưởng, sách vở bằng tiếng Nga, tên tuổi những chuyên gia Nga - Xô Viết về ngôn ngữ trong Truyền thông đại chúng, nhờ đó mà chúng tôi đã dần dần biết cách lần tìm ra lối đi, cho dù nó còn mong manh và mờ nhạt.

Hà Nội, 4-12-2001

Vũ Quang Hào

 | BẢNG CHỮ VIẾT TẮT |                                     |

| ----------------- | ----------------------------------- | | Bđd | Bài đã dẫn | | CTQG | Chính trị quốc gia | | ĐHQG | Đại học quốc gia | | ĐH KHXH và NV | Đại học khoa học xã hội và nhân văn | | ĐHTH | Đại học tổng hợp | | ĐH và THCN | Đại học và Trung học chuyên nghiệp | | GD | Giáo dục | | GS | Giáo sư | | H., | Hà Nội | | KHXH | Khoa học xã hội | | LĐ | Lao động | | Nxb | Nhà xuất bản | | PL | Pháp lý | | PT-TH | Phát thanh – truyền hình | | Sđd | Sách đã dẫn | | TG | Thế giới | | THVN | Truyền hình Việt Nam | | TNVN | Tiếng nói Việt Nam | | TS | Tiến sĩ | | TSKH | Tiến sĩ khoa học | | TT | Thông tin | | TTXVN | Thông tấn xã Việt Nam | | TW | Trung ương | | VH-TT | Văn hóa – thông tin | | Xb | Xuất bản |

Mời các bạn đón đọc Ngôn Ngữ Báo Chí của tác giả Vũ Quang Hào.