Tìm hiểu kinh dịch chính là phát hiện cấu hình tư duy của người Trung Quốc không chỉ trong một thời đại lịch sử mà còn trong một viễn cảnh phổ quát. Kinh dịch là một quyển cẩm nang chính trị bằng lời lẽ bí hiểm của vụ thuật chiêm bốc, được sáng tác để giáo huấn những bậc quân vương về phương pháp an dân trị quốc.
Kinh Dịch vốn được coi là một loại sách "kỳ thư" (sách kỳ lạ). Ở Trung Quốc, nó được đông đảo học giả giảng giải chú thích qua các triều đại lịch sử. Riêng ở VN, ngay từ thời còn khoa cử Hán học, Kinh Dịch đã được các nhà nho VN giảng luận giải thích. Rất tiếc các văn bản ấy vẫn còn nằm trong dạng chữ Hán nên không thể phổ biến rộng rãi. Đầu thế kỷ 20, khi chữ quốc ngữ đã định hình, Kinh Dịch bằng chữ quốc ngữ liền ra đời ngay với các bản dịch của Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu, Nguyễn Duy Tinh… Gần hơn nữa lại có Nguyễn Hiến Lê, Lê Văn Quán, Bùi Hạnh Cẩn… càng tạo thành một phong trào "học Dịch" ở VN.
Bộ Kinh Dịch - Cấu hình tư tưởng Trung Quốc của TS Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh xuất bản lần này đã kế thừa tinh hoa của các bản dịch trước đó. Hai tác giả đã chứng tỏ trình độ xử lý văn bản cao, nhất là đã tiếp thu được bản Bạch thư Chu Dịch mới phát hiện ở Mã Vương đôi (Hồ Nam, Trung Quốc, 1973). Dương Ngọc Dũng phụ trách phần dịch Kinh đã công phu khi đối chiếu với bản dịch chữ Anh của Richard Wilhelm (ngoài các bản dịch chữ Hán khác) để đưa ra cách "thuyên thích" (giải thích và thuyết minh) khá thú vị, hấp dẫn người đọc. Phần dịch Truyện (in thành một cuốn riêng với tựa Chu Dịch đại truyện) của Lê Anh Minh lại càng chứng tỏ một kiến giải vững vàng về Dịch học. "Thuyên thích" mới của Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh chắc chắn cung cấp cho bạn đọc yêu "Dịch học" nhiều kiến thức mới hữu ích.
Tìm hiểu Kinh Dịch chính là phát hiện cấu hình tư duy của người Trung Quốc không chỉ trong một thời đại lịch sử mà còn trong một viễn cảnh phổ quát. "Kinh Dịch" là một quyển cẩm nang chính trị bằng lời lẽ bí hiểm của vu thuật chiêm bốc được sáng tác để giáo huấn các bậc quân vương về phương pháp an dân trị quốc.
Đây là bản dịch tiếng Việt của Chu Dịch cập nhật nhất hiện nay, cực kỳ thú vị và hấp dẫn. Sách giúp độc giả hình dung tình hình nghiên cứu Kinh Dịch hiện nay ở Trung Quốc, Đài Loan và Hương Cảng. Ngoài ra, sách còn có một thư mục đầy đủ về các công trình nghiên cứu Chu Dịch từ thời Tiên Trần đến nay, rất có ích cho các nhà nghiên cứu tham khảo.
Mục lục
Phần I: Kinh Dịch và Cấu hình tư tương Trung Quốc
Dẫn nhập
Tổng quan về Kinh Dịch
Kinh Dịch là sách bói hay là sách triết lý?
Cấu trúc sơ bộ của Kinh Dịch
Ai là tác giả của Chu Dịch?
Cấu hình tư duy Trung Quốc cổ đại
Bản chất thật sự của Chu Dịch
Một số quan điểm tại Tây Phương
Tạm kết
Phần II: Dịch Kinh
Thượng Kinh
Hạ Kinh
***
Kinh Dịch rất được xem trọng như một hệ thống hội tụ trọn vẹn những tinh hoa của cổ học Trung hoa cổ học, nguồn gốc của phong thủy. Chúng được yêu thích và tin tưởng áp dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng, quan trọng của cuộc sống. Hãy cùng Phú Gia Thịnh tìm hiểu rõ về kinh dịch thông qua bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa của Kinh Dịch
Kinh dịch là gì? Nguồn gốc kinh dịch đến từ đâu, lịch sử hình thành ra đời khi nào? Thành phần hợp thành của quẻ
Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Giới thiệu đến bạn Kinh Dịch được biết đến là một trong những bộ sách kinh điển có từ lâu đời và được mệnh danh là “thiên cổ kỳ thư” là sản phẩm của nền văn hóa Hoa Hạ tại của Trung Hoa, ảnh hưởng tới văn hóa Châu Âu.
Nội dung chính của bộ sách này là một hệ thống tư tưởng triết học cơ bản được ghi nhận lại dựa trên những sự chuyển dịch của người Á Đông cổ đại. Sự chuyển dịch này có thể được hiểu là sự cân bằng dựa trên đối kháng và thay đổi.
Thời điểm ban đầu, người ta chỉ áp dụng quẻ Kinh dịch chủ yếu trong công việc bói toán, nhưng về sau các nhà triết học Trung Hoa đã mở rộng và phát triển dần lên. Đến thời điểm hiện nay, trọn bộ Kinh dịch đã được bổ sung thêm nhiều khía cạnh mới nhằm hoàn thiện thêm phần ý nghĩa diễn giải các tư tưởng triết học cổ Á Đông.
Kinh Dịch
Kinh Dịch vốn phát triển mạnh mẽ và từ rất lâu ở Trung Hoa
Đồng thời qua đó giúp truyền tải đến người đọc các tinh hoa của cổ học Trung Hoa một cách trọn vẹn hơn. Chính vì thế mà hiện tại Kinh dịch rất được xem trọng và vận dụng vào đa dạng nhiều lĩnh vực bao gồm như: thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh…Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu.
Quẻ thiên lôi vô vọng, về phương diện Đạo Học, là một quẻ rất quan trọng trong Kinh Dịch. Quẻ Địa Thủy Sư có điềm “Mọi sự tốt đẹp”, là quẻ cát trong Kinh dịch. Bệnh tật khỏi hẳn, của mất lại về. Mai Hoa Dịch số là một hình thức bói toán được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành. Quẻ Đoài (Trạch): Rén rỏi, vũ dũng, quả quyết, động nhiều tĩnh ít, cao thượng, bất khuất.
Quẻ kinh dịch Sơn Thiên Đại Súc: “Đại súc” có nghĩa là “sức chứa lớn”, vì thế có hình tượng “thế trận được mở”. Quẻ Thuần Ly: là quẻ tốt có điềm “Phát phúc sinh tài”. Mọi việc hanh thông, ra ngoài vui vẻ, tai qua nạn khỏi. Quẻ Sơn Hỏa Bí: đây là quẻ cát có điềm “Vạn sự như ý”. Xuất hành cát tường, vạn sự hanh thông, của mất tìm thấy.
Cấu trúc của Kinh dịch được gọi là quẻ nằm trong tượng trung cho của 64 tổ hợp và được chia thành 6 hào. Mỗi hào được thể hiện dưới các đoạn thẳng nằm ngang và một đường đứt là âm, đường liền là dương. Cơ sở của Kinh Dịch là khái niệm âm dương và ngũ hành. Âm dương được mô tả nằm trong một cái vòng tròn thái cực. Sự thay đổi chung của quẻ là liên kết động của những thay đổi bên trong và bên ngoài.
Vì sao người Việt đổi tên Dịch Kinh thành Kinh Dịch?
Kinh Dịch được biết đến là 1 trong 3 bộ kinh có tuổi đời lâu nhất và vô cùng được kính trọng đối với người dân Trung Hoa, bao gồm: Kinh Thi, Kinh Thư và Kinh Dịch. Tuy nhiên, ý nghĩa của tên gọi Kinh dịch của người Việt Nam sẽ có phần khác biệt hơn một chút so với tên gọi của người Trung Quốc – ở đây có thể hiểu là sách kinh điển Dịch.
Kinh Dịch
Người Việt đổi tên Dịch Kinh thành Kinh Dịch
Ngoài ra, việc đọc hiểu được Kinh dịch vẫn còn là một vấn đề hết sức khó khăn và có nhiều trở ngại với người Việt chúng ta. Có thể thấy để trở thành một nhà Dịch học thực thụ thực sự là một điều còn khá xa vời. Như ông Nguyễn Hiến Lê đã từng nói rằng: “Ở Việt Nam chưa có nhà Dịch học”.
Các nội dung có trong Kinh Dịch
Các thành phần chính trong Kinh dịch. Thời xa xưa, các bậc tiên hiền đã từng quan niệm rằng bộ thiên cổ kỳ thư Kinh Dịch là để ứng dụng trong công việc bói toán. Tuy nhiên thực chất đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bói quẻ kinh dịch chỉ là một ứng dụng nhỏ được rút ra từ những kiến thức sâu rộng của nó.
Trên thực tế, cho đến nay việc giải mã được trọn vẹn những ý nghĩa thâm sâu, vừa xa lạ vừa khó hiểu không phải là điều đơn giản. Đây vẫn là một thách thức vô cùng to lớn đối với toàn nhân loại.
Kinh Dịch
Bộ thiên cổ kỳ thư Kinh Dịch được ứng dụng nhiều trong công việc bói toán.
Bởi lẽ dù cho khoa học kỹ thuật của con người đến nay dù đã phát triển đến mức độ cao đến đâu nhưng vẫn tồn tại nhiều bí mật của vũ trụ nhân sinh chưa được giải đáp. Ấy vậy mà tổ tiên của chúng ta từ thời xa xưa đã đúc kết được nhiều chân lý tuy giản đơn nhưng lại cực kỳ sâu sắc, khó đoán để giải đáp cho những bí ẩn xuất hiện từ mấy ngàn năm trước.
Đó chính là lý do tại sao bộ sách Kinh dịch luôn được đánh giá cao là một trong những bộ thiên cổ kỳ thư trong suốt quãng thời gian lịch sử dài đằng đẵng của văn hóa Trung Quốc. Các nhà học giả đến nay vẫn rất thích thú việc khám giá những bí ẩn đa chiều, đầy màu sắc thần bí của Kinh dịch.
Không những thế, Kinh Dịch cũng được biết đến là bộ sách khai thác các chủ đề liên quan đến sự biến đổi muôn màu vạn trạng của tất cả sự vật, sự việc trên trái đất này. Xét theo quan niệm của Nho gia, Kinh dịch được xếp đứng đầu trong bộ “Ngũ kinh” (bao gồm “Dịch”, “Thư”, “Thi”, “Lễ”, “Xuân Thu”).
Trong khi đó đối với Đạo gia thì chúng nằm trong 3 bộ sách cực kỳ quan trọng từ xưa đến nay, đó là: “Lão Tử”, “Trang Tử”, “Kinh Dịch”.
Kinh Dịch
Các bộ sách Kinh dịch sở hữu chủ đề đa dạng liên quan đến sự biến đổi muôn màu vạn trạng của tất cả sự vật
Dựa vào những triết lý căn bản của Kinh dịch mà người ta có thể chiêm nghiệm ra nhiều kiến thức và quan điểm mới trong bất kỳ lĩnh vực nào: thiên văn, địa lý, triết học, chính trị, binh pháp, đạo đức. Thậm chí là ngay cả trong các lĩnh vực y học, văn học, võ thuật, khí công.
Hơn nữa, ông bà ta còn tin rằng Bát quái trong Kinh Dịch chính là nguồn gốc khởi sự của văn tự. Tuy nhiên chắc chắn không thể tránh khỏi việc cũng có một số người không tin vào độ chính xác của Kinh dịch và nghĩ rằng đây chỉ là bói toán mê tín, không có khoa học.
Thế nhưng, mỗi người sẽ có một quan điểm góc nhìn khác nhau nên hiển nhiên là kết luận đưa ra không thể giống nhau được. Biểu đồ Bát quái nạp vào Hà Đồ và 8 đường kinh nạp vào Hà Đồ theo tính chất ngũ hành tương ứng.
Đọc kinh dịch để làm gì?
Hiện nay, phần lớn các học giả nghiên cứu Kinh dịch là để phục vụ cho công việc bói toán đồng thời đoán trước sự vận động của mọi sự vật sự việc. Mặc dù điều này là khác hẳn so với tư duy về ứng dụng của Kinh dịch trong việc đối nhân xử thế với nhân loại đối với các nhà nho.
Kinh Dịch
Đọc kinh dịch giúp bạn có tư duy, suy luận tốt hơn về sự vận động của mọi sự vật sự việc.
Tốt nhất những ai muốn học Kinh dịch nên cẩn trọng vấn đề áp dụng vào lĩnh vực nào để chọn phương hướng nghiên cứu cho đúng đắn.
Học kinh dịch như thế nào?
Dưới đây là một trong những vấn đề được thắc mắc nhiều nhất đó là nên bắt đầu học kinh dịch từ đâu cho phù hợp nhất. Có khá nhiều câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này tùy theo mục đích của mỗi người, tuy nhiên lời khuyên được đưa ra ở đây là đầu tiên người đọc nên tìm hiểu bộ môn Kinh dịch ứng dụng, sau đó sẽ chuyển sang môn Dự Đoán Lục Hào.
Lý do là vì trong cuộc sống hiện đại này, con người chúng ta có vô số việc cần làm và thường xuyên lo lắng, suy nghĩ nhiều. Do đó thời gian dành riêng cho việc học Kinh dịch là rất ít, nên việc nắm vững trước phần ứng dụng cơ bản sẽ rất cần thiết. Đây sẽ là tiền đề giúp chúng ta đưa Kinh dịch ứng dụng vào thực tế được vững vàng và nhuần nhuyễn hơn.
Điểm trọng yếu nhất mà các bạn nên biết đó là Kinh dịch có tổng cộng là 64 quẻ kinh dịch, dựa trên 2 khí âm dương mà xuất hiện 2 vạch liền và vạch đứt nói lên sự phát triển của mọi sự vật. Sau đây là những tựa sách mà bạn có thể tham khảo nếu muốn bắt đầu nghiên cứu Kinh dịch:
Tăng San Bốc Dịch
Tăng San Bốc Dịch được biết đến là một tác phẩm gói gọn lại những tinh hoa và những sự kiện đặc biệt trong cuộc đời của Dã Hạc Lão Tiên Sinh. Thông qua quyển sách này, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc, làm quen với những kiến thức trọng yếu và chuẩn chỉ nhất nhằm tạo điều kiện cho khả năng tiếp thu môn Dự Đoán Lục Hào.
Kinh Dịch
Sách kinh dịch mang tên Tăng San Bốc Dịch
Lục Hào Cổ Bốc Tổng Luận Thiên
Trong vấn đề luận các quẻ trong kinh dịch, sẽ xuất hiện rất nhiều yếu tố vô cùng quan trọng chẳng hạn như: tổ hợp Nhật Nguyệt đến Hào Quẻ, hay Tổ hợp biến hóa giữa Hào Dụng Thần hoặc Hào Thế (nghĩa là nói đến bản thân người cần luận đoán) trong quẻ…
Người đọc nên nghiên cứu qua bộ sách Tăng San Bốc Dịch trước để bổ sung kiến thức đầy đủ cho việc áp dụng các yếu tố cần thiết vào công việc luận quẻ.
Tăng San Bốc Dịch Quẻ Bình
Tăng San Bốc Dịch Quẻ Bình được xem như một tác phẩm ghi lại chi tiết trọn vẹn các ví dụ thực tế của quyển Tăng San Bốc Dịch. Ưu điểm của cụ Dã Hạc là ở sự phong phú, đa dạng trong kinh nghiệm luận đoán.
Tuy nhiên điểm yếu của cụ lại nằm ở phương pháp truyền đạt do cụ vẫn chưa có kỹ năng sư phạm. Chính vì thế mà các ví dụ do cụ giải thích tương đối có tính chất khá lao thảo và vẫn còn hơi giấu nghề. Về sau, Chu Lão Tiên Sinh đã cố gắng dành trọn hết tâm huyết để giải thích tất cả các vấn đề bí ẩn còn giấu kín ẩn chứa trong Tăng San Bốc Dịch.
Kinh Dịch
Sách kinh dịch mang tên Tăng San Bốc Dịch Quẻ Bình
Cụ thể, những đúc kết của cụ Chu Lão Tiên Sinh đã được thể hiện thông qua các bộ Tăng San Bốc Dịch Quẻ Bình. Cuốn sách này đã giải thích ý nghĩa và phân tích toàn bộ những ví dụ có trong bộ Tăng San Bốc Dịch. Đối với bộ Quẻ Bình này bạn có thể dùng để nghiên cứu sau khi tham khảo xong bộ Cổ Bốc.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến Kinh dịch nhé! Chúc các bạn nghiên cứu kinh dịch toàn tập thành công và có những ứng dụng hữu ích trong cuộc sống của bản thân. Bạn có thể tham khảo thêm Kinh Dịch Đạo của Người Quân Tử, Kinh Dịch và nguyên lý toán nhị phân.
Mời các bạn đón đọc Kinh Dịch Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc của tác giả Dương Ngọc Dũng & Lê Anh Minh.