Bộ Sách Sổ Tay Luật Sư gồm có:
Công cuộc Đổi mới của Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm và đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận, đặc biệt là về kinh tế – xã hội, cùng với đó là sự hoàn thiện từng bước của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hệ quả của sự phát triển nhanh chóng này chính là rất nhiều các vấn đề ngày càng phức tạp trong sản xuất kinh doanh, quan hệ xã hội. Do đó, sự có mặt của Luật sư trong việc giải quyết các tranh chấp, tư vấn trong nhiều lĩnh vực là rất cần thiết và đã trở nên không còn xa lạ. Luật sư ngày nay được nhìn nhận với tư cách là một nghề nghiệp có vị thế và vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc đem lại công bằng, bình đẳng cho xã hội.
Chính vì vị trí, vai trò và chức năng xã hội đặc biệt quan trọng như vậy, các Luật sư ngoài những kiến thức pháp luật sâu rộng, còn cần phải có những hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực, đặc biệt, phải là người có đạo đức trong sáng, giàu lòng trắc ẩn và có tinh thần dũng cảm, luôn bảo vệ chính nghĩa. Muốn trở thành Luật sư, một cá nhân phải trải qua thời gian dài với không ít thử thách trong việc tích lũy kinh nghiệm, tạo dựng uy tín cá nhân. Vì vậy, nhiều Luật sư mới vào nghề có thể sẽ bỡ ngỡ và lúng túng trong xử lý các vụ việc cụ thể.
Sổ tay Luật sư là sản phẩm nằm trong khuôn khổ của dự án Hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực pháp luật giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam thông qua Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các cơ quan, tổ chức phía Việt Nam, trong đó Liên đoàn Luật sư Việt Nam là một trong các tổ chức đối tác của Dự án JICA. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng nói trên, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ban hành Quyết định số 161/QĐ-LĐLSVN ngày 28-2-2015 (Quyết định bổ sung số 114/QĐ-LĐLSVN ngày 04-8-2016) thành lập Tiểu ban xây dựng Sổ tay Luật sư do LS.TS. Phan Trung Hoài – Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam làm Trưởng Tiểu ban, chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ về việc triển khai tổ chức thực hiện Sổ tay Luật sư theo tiến độ đã thống nhất với JICA.
Tiểu ban xây dựng Sổ tay Luật sư đã tổ chức nhiều phiên họp, các cuộc hội thảo với sự tham gia của đông đảo của các Luật sư có thâm niên, nhiều kinh nghiệm để góp ý xây dựng Đề cương Sổ tay Luật sư, đồng thời tham khảo các dạng sổ tay luật sư tương tự ở nhiều quốc gia như Mỹ, Canađa, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Campuchia, v.v.. Sau nhiều nỗ lực triển khai, Tiểu ban Sổ tay Luật sư đã quyết định trình phương án xây dựng Sổ tay Luật sư thành 3 tập, phân công các Luật sư viết từng chuyên đề, với kết cấu:
Tập 1 – Luật sư và hành nghề luật sư: Giới thiệu những nội dung cơ bản về Luật sư, vị trí, vai trò và chức năng; Tổ chức hành nghề luật sư; Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư; Phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư; Kỹ năng chung của Luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý; Cơ sở tính thù lao luật sư, thủ tục báo giá dịch vụ và soạn thảo Hợp đồng dịch vụ pháp lý; Chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư; Chế độ kế toán và quyết toán thuế đối với tổ chức hành nghề luật sư; So sánh phạm vi hành nghề luật sư với một số nghề luật khác.
Tập 2 – Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự: Giới thiệu những kỹ năng hành nghề của Luật sư tham gia tranh tụng các loại vụ án hình sự, hành chính, dân sự và kỹ năng của Luật sư khi tham gia tố tụng trọng tài, cụ thể bao gồm: (1) Kỹ năng cơ bả n củ a Luật sư khi tham gia tố tụng hình sự và kỹ năng cụ thể đối với một số vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy, tham nhũng; bà o chữ a, bả o vệ quyề n lợ i hợ p phá p cho ngườ i dướ i 18 tuổ i, cho phá p nhân thương mại phạ m tộ i; (2) Kỹ năng hành nghề của Luật sư trong các vụ án hành chính; (3) Kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia tố tụng dân sự và kỹ năng cụ thể đối với một số loại vụ án cụ thể như hôn nhân – gia đình, tranh chấp thừa kế, tranh chấp lao động, tranh chấp đất đai, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, v.v..
Tập 3 – Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại: Giới thiệu kỹ năng hành nghề của Luật sư trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại, tập trung chuyên sâu trong các lĩnh vực như: Tư vấn đầu tư vào các dự án; Tư vấn thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; Mua bán doanh nghiệp; Tư vấn lĩnh vực bất động sản; Tư vấn lĩnh vực xây dựng; Tư vấn lĩnh vực lao động; Tư vấn lĩnh vực vay vốn ngân hàng; Tư vấn lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quyền tác giả; Tư vấn lĩnh vực hợp đồng thương mại và mua bán hàng hóa quốc tế; Tư vấn lĩnh vực thương mại quốc tế, v.v..
Trong đó, Tập 1 Luật sư và hành nghề luật sư được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần 1. Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
Chương 1. Vị trí, vai trò và chức năng xã hội của luật sư
I. Nhận thức về nghề luật sư
II. Vị trí, vai trò của Luật sư
III. Chức năng xã hội của Luật sư
Chương 2. Tổ chức hành nghề luật sư
I. Phát triển lĩnh vực hành nghề
II. Lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề luật sư
III. Địa điểm và cách tổ chức trụ sở làm việc
IV. Quy trình tiếp nhận khách hàng
V. Nhận diện thương hiệu tổ chức hành nghề luật sư
VI. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư
VII. Quan hệ giữa Luật sư với tổ chức hành nghề luật sư và cơ quan quản lý nhà nước
Chương 3. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
I. Cơ sở pháp lý
II. Vị trí, vai trò
III. Cơ cấu tổ chức và bộ má y nhân sự của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư
IV. Kết luận
Phần 2. Kỹ năng hành nghề chung của luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý
Chương 4. Phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư
I. Tư vấn pháp luật
II. Tham gia tố tụng
III. Đại diện ngoài tố tụng
IV. Các dịch vụ pháp lý khác
Chương 5. Kỹ năng chung của luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý
I. Kỹ năng tiếp xúc trực tiếp khách hàng
II. Kỹ năng tư vấn trong hoạt động của Luật sư
III. Kỹ năng tham gia trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, lao động, hôn nhân, kinh doanh, thương mại.
Chương 6. Cơ sở tính thù lao luật sư, thủ tục báo giá dịch vụ và soạn thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý
I. Cơ sở tính thù lao luật sư, báo giá dịch vụ
II. Soạn thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý
III. Chấm dứt hợp đồng và thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý
IV. Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý
Chương 7. So sánh phạm vi hành nghề luật sư với một số nghề luật khác
I. Tính chất nghề nghiệp và phạm vi hành nghề của Luật sư
II. So sánh phạm vi hành nghề luật sư với một số nghề khác
Chương 8. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư
I. Khuôn khổ pháp lý và sự cần thiết về việc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư
II. Các điểm loại trừ, các gói sản phẩm và giải quyết khiếu nại liên quan đến bảo hiểm nghề nghiệp luật sư
III. Một số điểm cần lưu ý
IV. Danh sách các công ty cung cấp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, các mẫu hợp đồng bảo hiểm và các mẫu giấy tờ liên quan
Chương 9. Chế độ kế toán và quyết toán thuế trong hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
I. Tổng quan chung
II. Các văn bản pháp lý hiện hành liên quan đến hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh
III. Các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán của các văn phòng luật sư và công ty luật hợp danh
IV. Biểu mẫu, sổ sách kế toán của tổ chức hành nghề luật sư.
Thực tế cho thấy rằng, việc nắm chắc kiến thức thôi là chưa đủ, một luật sư giỏi còn cần phải nhuần nhuyễn những kĩ năng nghề nghiệp và có cách xử lí vấn đề linh hoạt. Mỗi lĩnh vực, tình huống khác nhau đòi hỏi luật sư phải có những kĩ năng khác nhau. Chẳng hạn, khi bị can bị khởi tố, truy tố với khung hình phạt cao nhất là tử hình, phát sinh tâm lý bất cần thì luật sư cần phải làm gì để tạo được sự tin tưởng của họ, nhằm khai thác chính xác vai trò của họ trong vụ án, giúp ích cho luật sư khi tham gia bào chữa. Hay khi tiếp khách hàng là pháp nhân thương mại bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can, luật sư cần kiểm tra kỹ các chi tiết nào trong quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân và những vấn đề quan trọng nào cần được làm rõ, v.v..
Bộ sách là sản phẩm nằm trong khuôn khổ Dự án Hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực pháp luật giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản; là tâm huyết, thành quả của nhiều Luật sư giàu kinh nghiệm, với mong muốn phổ biến những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm quý báu cũng như chia sẻ và đưa ra những giải pháp thiết thực trước các tình huống nảy sinh trong quá trình hoạt động nghề nghiệp cho các luật sư (đặc biệt là các luật sư trẻ) và những người làm việc trong lĩnh vực pháp luật có quan tâm.
Bộ sách được trình bày dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ, các mẫu hồ sơ, báo cáo…, cung cấp những kiến thức cơ bản về nghề luật sư cũng như kỹ năng hành nghề thực tế để áp dụng vào hoạt động hỗ trợ pháp lý của cá nhân. Là công cụ tra cứu nhanh chóng, thuận tiện những kiến thức pháp luật và các giải pháp thực tế trong từng lĩnh vực cụ thể của nghề luật sư. Ngoài ra, trong bộ sách, các văn bản pháp luật mới nhất cũng như xu hướng và yêu cầu cải cách pháp luật, cải cách tư pháp đều được cập nhật, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về sự thay đổi, phát triển của pháp luật.
Có thể nói, bộ sách này là tập hợp những kinh nghiệm quý báu được chắt lọc theo kiểu “rút ruột nhả tơ” của những luật sư có thâm niên và uy tín trong nghề, với tinh thần “cầm tay chỉ việc” nhằm dìu dắt thế hệ luật sư trẻ vững vàng hơn trên con đường hành nghề luật sư đầy khó khăn, thử thách.
Trước sự quan tâm của đông đảo bạn đọc dành cho bộ sách trong lần xuất bản đầu tiên vào năm 2017 và nhu cầu mới đặt ra trong bối cảnh cải cách pháp luật, cải cách tư pháp hiện nay, được sự đồng ý của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và tổ chức JICA (Nhật Bản), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản lần thứ nhất năm 2019 có chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung nhằm khắc phục những hạn chế của lần xuất bản trước, đồng thời cập nhật các quy định mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Mời các bạn đón đọc Luật Sư Và Hành Nghề Luật Sư của tác giả Nhiều Tác Giả.