Nhiều nhà nghiên cứu, các độc giả trong nước và quốc tế đã đặt ra câu hỏi vì sao có Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không? Vì sao Việt Nam chiến thắng B-52? Có rất nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra như: sự tiên đoán và chỉ đạo tài tình của Bác Hồ và Quân ủy Trung ương; sự vận dụng một cách sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam trong từng trận đánh, phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân trên cả nước.
Tại sao Việt Nam đánh thắng B-52? Những chuyện bây giờ mới kể giải mã những điều thú vị: chính hình ảnh nhiễu trên màn hiện sóng radar giúp cho kíp trắc thủ chọn chính xác điểm bám sát dải nhiễu; chính radar “cổ lỗ sỉ” K8-60 đã vạch mặt B-52; chính bộ đội phòng không Việt Nam đã phát minh ra phương pháp bắn 3 điểm, cải tiến kỹ thuật cho tên lửa SAM-2 để chống nhiễu rãnh mục tiêu và rãnh đạn tên lử Sách chỉ ra những tính năng của B-52 mà người Mỹ cho là “bất khả xâm phạm” đã bị Việt Nam biến thành “tử huyệt” trên bầu trời Hà Nội; điều luyến tiếc của tác giả về việc tên lửa SAM-3 chưa kịp tham chiến ngay trong năm 1972; và lý giải tại sao có nhầm lẫn về việc nối tầng cho tên lửa SAM-2 đánh B-52 trong dư luận.
***
Sau khi vượt qua tuyển cử, Níchxơn sẽ tăng cường hành động quân sự; quân và dân cả nước phải kiên trì đẩy mạnh kháng chiến, đánh thắng âm mưu kéo dài và kết thúc chiến tranh trên thế mạnh của đế quốc Mỹ; miền Bắc có nhiệm vụ đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở mức độ cao, đặc biệt là bằng máy bay B.52.
Tháng 10/1972, Mỹ đòi ta sửa nhiều điều khoản đã thỏa thuận trong Hiệp định Pari. Ngay sau khi Mỹ có thái độ tráo trở, Bộ Chính trị chỉ rõ: sau khi vượt qua tuyển cử, Níchxơn sẽ tăng cường hành động quân sự; quân và dân cả nước phải kiên trì đẩy mạnh kháng chiến, đánh thắng âm mưu kéo dài và kết thúc chiến tranh trên thế mạnh của đế quốc Mỹ; miền Bắc có nhiệm vụ đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở mức độ cao, đặc biệt là bằng máy bay B.52.
Từ cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự kiến: "Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa máy bay B.52 đánh ra Hà Nội trước khi chúng chịu thua trong cuộc chiến tranh xâm lược việt Nam". Dự kiến sáng suốt của Người đã soi đường cho quân và dân ta trong nhiệm vụ đánh thắng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ. Quân và dân ta khẩn trương chuẩn bị chiến đấu, tăng cường công tác phòng không nhân dân, hoàn chỉnh các phương án đánh địch, đồng thời đánh trả các cuộc đánh phá quyết liệt của máy bay Mỹ từ vĩ tuyến 20 trở vào.
Từ đêm 18 đến ngày 30-12-1972, trong 12 ngày đêm, đế quốc Mỹ đã sử dụng 729 lượt máy bay B.52 và 1.900 lượt máy bay cường kích tập trung đánh phá Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, thả một khối lượng bom có sức công phá bằng 5 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản hồi tháng 8-1945.
Quân và dân miền Bắc đã kiên cường, mưu trí giáng cho địch những đòn đích đáng từ trận đầu và đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ. 81 máy bay hiện đại, trong đó có 34 máy bay B.52 và 5 máy bay F.111 bị bắn rơi; 43 giặc lái bị bắt sống. Riêng Hà Nội bắn rơi 23 máy bay B.52, phần lớn là bắn rơi tại chỗ. Đây là một chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong. chiến dịch phòng không đầu tiên trên thế giới tiêu diệt nhiều máy, bay B.52 của Mỹ, giáng cho không quân chiến lược Mỹ đòn thất bại nặng nề nhất trong lịch sử xâm lược của đế quốc Mỹ. Nói về tầm vóc to lớn của chiến thắng vẻ vang này, dư luận thế giới gọi đây là trận "Điện Biên Phủ trên không”.
Ngày 30-12-1972, sau khi buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, Chính phủ Mỹ đề nghị gặp lại đại biểu Chính phủ ta để bàn việc ký Hiệp định. Từ ngày 08 đến ngày 13-01-1973, tại Hội nghị Pari, phái đoàn ta kiên quyết đấu tranh buộc Mỹ phải chấp nhận những điều khoản cơ bản của bản dự thảo Hiệp định tháng 10-1972.
Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai mà đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc diễn ra gần 9 tháng (từ ngày 06-04 đến ngày 30-12-1972) đã bị quân và dân ta đánh thắng hoàn toàn. Ngày 23-01-1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký tắt giữa đại diện Chính phủ ta và Chính phủ Mỹ. Ngày 27-01-1973, Hiệp định được chính thức ký kết tại Pari và bắt đầu có hiệu lực từ 9 giờ ngày 28-01-1973.
Theo Hiệp định, Mỹ phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; chấm dứt mọi sự dính líu quân sự, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam) chấp nhận lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam vẫn ở nguyên tại miền Nam; hai bên ở miền Nam hiệp thương giải quyết vấn đề nội bộ ở miền Nam Việt Nam. Tình hình sau đó của đất nước ta chứng minh rằng, một khi quân Mỹ đã rút đi và quân ta vẫn còn đó thì lực lượng so sánh giữa ta và địch đã thay đổi căn bản. Đây là tiền đề cơ bản cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam hơn hai năm sau.
Hiệp định Pari đã ghi lại những thắng lợi rất to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cách mạng của Nhân dân ta… góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Mời các bạn đón đọc Đánh Thắng B-52 của tác giả Hoàng Văn Khánh.