Cuốn sách Cuộc Đời Bác Sĩ Arrowsmith bao gồm các bình luận xã hội đáng kể về tình trạng và triển vọng của y học ở Hoa Kỳ trong những năm 1920. Arrowsmith là một người tiến bộ, thậm chí là một kẻ nổi loạn, và thường thách thức tình trạng hiện có của mọi thứ khi anh ta thấy nó muốn.
Cuốn tiểu thuyết Cuộc Đời Bác Sĩ Arrowsmith này đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ sinh viên tiền y và y khoa. Có rất nhiều đau khổ trên đường đi liên quan đến các quyết định sự nghiệp và cuộc sống. Trong khi kể chi tiết việc Arrowsmith theo đuổi những lý tưởng cao đẹp của nghiên cứu y học vì lợi ích của nhân loại và lòng tận tụy quên mình trong việc chăm sóc bệnh nhân, Lewis đã ném ra nhiều cám dỗ và sự tự lừa dối ít cao thượng hơn trong con đường của Arrowsmith. Sự hấp dẫn của sự an toàn tài chính, sự công nhận, thậm chí cả sự giàu có và quyền lực khiến Arrowsmith rời khỏi kế hoạch ban đầu để theo bước người cố vấn đầu tiên của mình, Max Gottlieb, một nhà vi khuẩn học tài giỏi nhưng có tính mài mòn.
Trong cuốn tiểu thuyết, Lewis mô tả nhiều khía cạnh của đào tạo y tế, thực hành y tế, nghiên cứu khoa học, gian lận khoa học, đạo đức y tế, sức khỏe cộng đồng và xung đột cá nhân / nghề nghiệp vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay. Sự ghen tuông nghề nghiệp, áp lực thể chế, lòng tham, sự ngu ngốc và sự cẩu thả đều được miêu tả một cách châm biếm, và bản thân Arrowsmith cũng đang bực tức tự cho mình. Nhưng cũng có sự cống hiến không mệt mỏi, và tôn trọng phương pháp khoa học và trí tuệ trung thực.
***
Sinclair Lewis sinh ở Sauk Centre, Minnesota trong gia đình một bác sĩ. Học tiểu học tại Minnesota, sau đó học Đại học Yale. Tại đây Lewis in thơ và tham gia vào ban biên tập tạp chí văn học của trường. Trong kì nghỉ hè rảnh rỗi, Lewis viết cuốn tiểu thuyết The Village Virus (Virus nhà quê), mười lăm năm sau được phát triển thành tác phẩm danh tiếng Main Street (Phố chính). Năm 1912, cuốn sách đầu tiên của Lewis Hike and the Aeroplane (Cuộc dạo bộ và chiếc máy bay) được in dưới bút danh Tom Grame. Năm 1914, ông in tiểu thuyết Our Mr. Wrenn: The Romantic Adventures of a Gentle Man (Ông Wren của chúng ta) và tiếp tục viết nhiều truyện giải trí nhưng không được chú ý. Trong 15 năm sau đó, ông lang thang qua 40 tiểu bang nước Mỹ và nhiều nước trên thế giới để kiếm sống, tìm việc làm và thu thập tài liệu viết văn. Nguồn cảm hứng sáng tạo thực sự của Sinclair Lewis được khơi dậy chính là từ những ngày tháng sống trong toa xe ngủ tại nông trại Vermont ở Minnesota và các nhà trọ ở thành phố Kansas hoặc Savannah. Tất cả sự phong phú của cuộc sống qua các câu chuyện kể và sự tiếp xúc với giới bình dân và nhiều tầng lớp xã hội khác đã mang lại cho nhà văn nguồn tư liệu vô tận để miêu tả cuộc sống thật sinh động.
Sinclair Lewis trở nên nổi tiếng thật sự bắt đầu từ tiểu thuyết Main Street (Phố chính, 1920) - cuốn sách gây nên hai luồng dư luận trái ngược nhau: một bên ca ngợi hết lời, một bên phê bình kịch liệt. Tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông là Babbitt (1922). Với hai cuốn tiểu thuyết này Lewis đã tạo ra hai hình tượng điển hình trong văn học cận đại Mỹ: Babbitt điển hình cho người Mỹ tiểu tư sản tầm thường, nhạt nhẽo, ba hoa, và hám lợi; Main Street điển hình cho cuộc sống tỉnh lẻ, hẹp hòi, ngột ngạt ở các thị trấn, thành phố nhỏ của nước Mỹ. Năm 1925 cuốn Arrowsmith được trao giải Pulitzer nhưng ông không nhận. Còn giải Nobel năm 1930 dành cho Sinclair Lewis bị một số báo chí Mỹ phản ứng, coi là không xứng đáng vì cho rằng Lewis bôi nhọ nước Mỹ trong các tác phẩm của mình. Tiểu thuyết World So Wide (Thế giới quả là rộng lớn, 1951) là tác phẩm cuối cùng của ông. Cuối đời nhà văn nghiện rượu nặng và mất tại Roma ở tuổi 65.
HARRY SINCLAIR LEWIS là con một bác-sĩ ở vùng quê, sinh tại Sauk Centre, Minnesota, năm 1885. Thuở thơ- ấu và niên-thiếu, ông ở
Middle West và sau học tại Đại Học Đường Yale; ở đây ông làm chủ bút tờ văn-học tập-san. Sau khi tốt-nghiệp năm 1907 ông đến New York viết báo một thời-gian, rồi làm việc trong bộ biên-tập của nhiều tờ báo ở nhiều nơi từ East Coast tới California. Sau khi đã viết một số truyện đăng trong các tạp chí và xuất-bản được cuốn truyện đầu tay, Our Mr. Wrenn (1914) ông bỏ nghề viết báo. Tuy nhiên, Main Street (1920) mới thực là tác-phẩm thành công đầu tiên của ông, và cuốn Babbitt (1922) làm cho ông nổi danh thêm.
Năm 1926, ông được thưởng giải Pulitzer về cuốn Arrowsmith (1925) , nhưng ông từ chối danh-dự này. Tuy nhiên, ông nhận giải Nobel người ta tặng ông năm 1930 và ông chính thức đến Stockholm để lãnh thưởng. Trong khoảng cuối đời ông, ông thường hay ở tại Âu-Châu và tiếp-tục viết cả hai thứ tiểu-thuyết và kịch. Năm 1950, sau khi hoàn thành cuốn truyện cuối cùng, World so Wide (1951) , ông dự định làm một vòng du-lịch xa rộng, nhưng ông bị đau và bắt buộc phải ở tại Rome mấy tháng để làm thơ. Ông mất tại đây năm 1951.
***
Một buổi chiều tháng Năm, nghị- sĩ Almus Pickerbaugh đương dùng cơm chiều với Tổng-Thống Hoa-Kỳ.
Tổng-Thống nói, “Khi tuyển-cử xong rồi, tôi mong Bác-sĩ sẽ nhận một chức trong nội-các… chức Bộ- Trưởng Y-Tế đầu tiên của Hoa-Kỳ!"
Chiều hôm đó, Bác-sĩ Holabird đọc diễn-văn trong một cuộc hội-họp những tư-tưởng-gia trứ danh do Hội Liên-Hiệp Văn-hóa tổ- chức. Trong số những “Nhân Vật Chỉ Vui có Hạn" lên diễn đàn có Bác-sĩ Aaron Sholtheis, Tân Giám-Đốc Viện McGurk và Bác-sĩ Angus Duer, Giám-đốc Dưỡng-đường Duer kiêm Giáo-sư giải-phẫu tại Y-Khoa Đại-Học-Đường Fort Dearbron.
Bài diễn-văn lịch-sử của Bác-sĩ Holabird được vô-tuyến truyền-thanh đi cho hàng triệu thính-giả nhiệt-thành yêu khoa-học nghe.
Cũng chiều hôm ấy, Bert Tozer ở tại Wheatsylvania tại North Dakota, đương dự một khóa lễ bán tuần. Chiếc xe hơi mới hiệu Buick của ông đậu bên ngoài nhà thờ đợi ông, và ông hoan-hỷ một cách khiêm-nhường, nhũn-nhặn nghe mục-sư giảng:
"Thượng-đế đã dạy rằng: những kẻ chính-trực, ngay cả những ‘Đứa Con Của Ánh Vinh-Quang’, sẽ được thưởng một phần thưởng vĩ-đại và sẽ đi trên đường hỷ- lạc, còn những kẻ hay nhạo báng, những ‘Đứa Con của Ác Quỷ’ sẽ bị sát hại và quăng xuống hang sâu vực thẳm, và bị quên lãng trong chốn chợ đời tấp nập".
Cũng chiều hôm ấy, Gottlieb ngồi im một mình không nhúc-nhích, trong một căn buồng tối tăm bé nhỏ trên lầu cao một ngôi nhà trong con đường ồn-ào nhộn-nhịp. Chỉ có đôi mắt của Ông là còn linh-động.
Cũng chiều hôm ấy, một làn gió nóng miền nhiệt-đới thổi vật-vờ trong kẽ lá của dặng cây gồi nơi mà di-hài của Gustaf Sondelius đã tan ra cùng than bụi, và một quãng đất lún xuống trong một mảnh vườn ghi dấu mộ phần của Leora.
Cũng chiều hôm ấy, sau một bữa cơm chiều vui vẻ khác thường với Latham Ireland, Joyce thú-nhận, "Vâng, nếu em ly-dị hẳn với anh ấy rồi, có lẽ em sẽ lấy anh. Em biết! Chẳng bao giờ anh ấy nhận thấy anh ấy có tính tự- tôn tự- đại kinh-khủng, tự cho mình là con người duy nhất ở đời bao giờ cũng có lý, không bao giờ lầm-lẫn cả!"
Cũng chiều hôm đó, Martin Arrowsmith và Terry Wickett nằm dài trên một con thuyền xấu xí, một con thuyền bất tiện hết chỗ nói, trôi xa-xa ra giữa hồ.
Martin nói, “Tôi cảm thấy như bây giờ tôi mới thật sự bắt tay vào làm việc.
Cái thuốc ký-ninh mới này có lẽ khá lắm. Chúng mình còn phải vất-vả vài ba năm nữa may ra mới chế được thứ thuốc hoàn hảo – mà cũng rất có thể chúng mình sẽ thất bại!”
Mời các bạn đón đọc Cuộc Đời Bác Sĩ Arrowsmith của tác giả Sinclair Lewis & Bảo Sơn (dịch).