Cuốn sách NGƯỜI THÀNH CÔNG CÓ 1% CÁCH NGHĨ KHÁC BẠN, giới thiệu với bạn về quy tắc trí tuệ nhân sinh của Baltasar Gracián, một vị giáo sĩ Tây Ban Nha, sống ở thế kỷ XVII. Ông là người có tri thức uyên bác, đồng thời có trí tuệ và kinh nghiệm nhân sinh vô cùng phong phú. Triết gia nổi tiếng Netzsche từng ca ngợi: “Trí tuệ và kinh nghiệm nhân sinh của Gracián vẫn tuyệt vời cho đến tận ngày hôm nay, và không gì có thể sánh bằng”.
Với những quy tắc trí tuệ của Gracián, cuốn sách cho bạn biết về những phép xử thế vô cùng thực tế, giúp bạn hiểu được rằng, bạn sẽ phải cần đến những phương pháp khôn khéo nào để bảo toàn, mở rộng và thực hiện giá trị của chính mình trong cuộc sống.
Cuốn sách được biên soạn với hi vọng, độc giả có thể cùng chia sẻ và tập hợp những tinh hoa trí tuệ của Gracián, từ đó có thể nhìn thấy lời khuyên hữu ích của một bậc triết nhân. Đồng thời, để giúp độc giả có thể lĩnh hội dễ dàng hơn những bí mật và tinh túy ẩn chứa trong nó, tác giả cuốn sách còn đặc biệt lựa chọn các ví dụ từ cổ chí kim, phối hợp để làm rõ nội hàm tinh thần trí tuệ của Gracián.
Chỉ cần bạn tĩnh tâm lại, bớt một chút thời gian để ghi nhớ và học tập những lời khuyên, bạn sẽ có thể dẫn dắt cuộc sống của bạn, chèo lái con thuyền cuộc đời đi đến bến bờ thành công trong đại dương mênh mông.
***
- Gracián
Biển người mênh mông, mỗi chúng ta chính là một con thuyền nhỏ bé trong đó. Khi bơi thuyền trên biển, bạn không thể biết mình sẽ gặp phải sóng to gió lớn nơi chân trời góc biển nào, liệu có bị nó đánh tan xương nát thịt hay không. Vậy mà biển đời còn khó nắm bắt, khó thấu hiểu hơn nhiều so với biển trong tự nhiên. Nếu muốn con thuyền được thuận buồm xuôi gió trong đại dương mênh mông này, bạn cần phải trở thành một tay chèo cừ khôi, để chèo lái con thuyền cuộc đời của chính mình, phải học cách vượt qua sóng gió, kịp thời điều chỉnh hướng thuyền, tìm vị trí thích hợp cho mình trong đại dương - nơi hàng ngàn con thuyền khác đang tranh đua. Bạn không thể để người khác vượt mặt mình, thậm chí “thôn tính” mình được.
Muốn trở thành người lái thuyền tỉnh táo, trước hết cần biết xem xét tình hình, phán đoán những nơi đang tiềm ẩn sự nguy hiểm, tận dụng tất cả các điều kiện và hoàn cảnh ở xung quanh. Gió bão trên biển lớn thường đến một cách đột ngột, đôi khi ở nơi mà ta chưa bao giờ nghĩ tới, lại có những tảng đá ngầm đang lặng lẽ chờ đợi mình. Vì vậy, mỗi người phải có đủ sự hiểu biết để quan sát những mối nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đời, đồng thời cần tích lũy tương đối phong phú những kinh nghiệm xử thế và trí tuệ, khéo léo tận dụng tất cả những gì có thể tận dụng được, để giúp cho con thuyền nhân sinh được chèo lái nhanh hơn, an toàn hơn.
Vậy thì, bạn còn do dự gì nữa? Hãy hiểu rằng, cũng như các tri thức khác, trí tuệ và kinh nghiệm nhân sinh ngoài dựa vào việc đích thân trải nghiệm và cảm nhận, thì cũng có thể xuất phát từ việc học hỏi kinh nghiệm và tri thức của người khác. Trên thực tế, bạn không thể nào tự mình đi trải nghiệm tất cả mọi việc, bạn cũng không nên chờ đến lúc thực sự “kinh nhất sự” (trải qua một việc), rồi mới “trưởng nhất tri” (thêm một phần hiểu biết). “Kinh nhất sự trưởng nhất tri” thực ra là một kết quả bất đắc dĩ. Cách làm thông minh nhất chính là học hỏi kinh nghiệm thành công của người khác, rút ra bài học từ sự thất bại của họ, sau đó đem những kinh nghiệm và bài học này vận dụng vào thái độ ứng xử và việc chèo lái con thuyền nhân sinh của chính mình. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể bỏ ra một cái giá thấp nhất mà đạt được thành công lớn nhất.
Khổng Tử nói: “Tam nhân hành tất hữu ngã sư yên” (Ba người đi cùng nhau, tất sẽ có người là thầy ta). Thực ra, không nhất thiết phải là ba người mới có một người đủ khả năng để làm thầy, cũng không nhất định phải trong khi “đi” mới có thể tìm được người thầy. Mỗi một người ở xung quanh mình đều có thể là thầy, những sự việc xảy ra trong lịch sử, những nhân vật từng xuất hiện trong lịch sử cũng đều có thể là thầy của chúng ta. Những nụ cười sau khi thành công, nỗi buồn sau khi thất bại của họ, chúng ta có thể đồng cảm mà không nhất thiết phải đích thân trải nghiệm.
Vì vậy, chúng ta hãy dừng lại một lát giữa bộn bề trăm công nghìn việc, tĩnh tâm lại, xem người khác đã làm như thế nào. Đó là một cách nghỉ ngơi, cũng là một cách học tập khác với bình thường. Thật là việc tốt cả đôi đường, cớ gì lại không làm.
Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn về quy tắc trí tuệ nhân sinh của Baltasar Gracián. Gracián là một vị giáo sĩ Hội thánh Chúa Giê-su Tây Ban Nha, sống ở thế kỷ XVII. Ông là người có tri thức uyên bác, đồng thời có trí tuệ và kinh nghiệm nhân sinh vô cùng phong phú. Là một tín đồ và sứ giả của thượng đế, ông vô cùng phẫn nộ trước những tội ác đối với nhân loại, tuy nhiên, Gracián lại là một người có ý thức thực tế vô cùng mãnh liệt, chứ không đơn thuần là một hình tượng giáo sĩ mô phạm cứng nhắc. Ông không có những giáo lí sáo rỗng về nhân nghĩa đạo đức. Ở đây, ông không chỉ nói với bạn về những điều cao thượng mà còn cho bạn biết về những phép xử thế vô cùng thực tế, giúp bạn hiểu được rằng, bạn sẽ phải cần đến những phương pháp khôn khéo nào để bảo toàn, mở rộng và thực hiện giá trị của chính mình trong cuộc sống hiện thực tàn khốc này.
Có thể nói, quy tắc trí tuệ mà ông đưa ra có ý nghĩa hiện thực vô cùng sâu sắc và độ tin cậy cần thiết, cũng như khả năng vận dụng lớn. Nhiều nhân vật ưu tú vĩ đại của lịch sử đều bái phục quy tắc trí tuệ của Gracián. Triết học gia người Đức Schopenhauer dịch cuốn The Art of Worldly Wisdom ( Nghệ thuật của trí tuệ) của Gracián sang tiếng Đức, đệ tử của Schopenhauer - triết học gia kiệt xuất Netzsche cũng ca ngợi rằng: “Trí tuệ và kinh nghiệm nhân sinh của Gracián vẫn tuyệt vời cho đến tận ngày hôm nay, và không gì có thể sánh bằng.”
Chúng tôi biên soạn cuốn sách đặc biệt này với hi vọng độc giả có thể cùng chúng tôi chia sẻ trí tuệ của Gracián. Đây là nơi tập trung những tinh hoa trí tuệ của Gracián, là nơi chúng ta nhìn thấy lời khuyên của một bậc triết nhân. Đồng thời, để giúp độc giả có thể lĩnh hội dễ dàng hơn những bí mật và tinh túy ẩn chứa trong nó, chúng tôi còn đặc biệt lựa chọn các ví dụ từ cổ chí kim, phối hợp để làm rõ nội hàm tinh thần trí tuệ của Gracián. Có thể nói, châm ngôn và các ví dụ sẽ làm sáng rõ lẫn cho nhau, chiếu rọi cho nhau, giúp cho bạn có thể hiểu chính xác rõ ràng hơn về đạo lí được ẩn tàng trong đó, góp phần dẫn dắt cuộc sống của bạn, giúp bạn chèo lái con thuyền cuộc đời đi đến bến bờ thành công trong đại dương mênh mông.
Chúng tôi tin rằng, chỉ cần bạn tĩnh tâm lại, bớt một chút thời gian để ghi nhớ và học tập những lời khuyên, chắc chắn bạn sẽ đạt được những thành quả chưa từng có.
***
Phần 1: NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG ĐỐI XỬ VỚI BẢN THÂN NHƯ THẾ NÀO?
16 cách nghĩ có 1% khác với bạn
Người đồng hành tốt nhất trong cuộc đời không phải ai khác, mà chính là bạn. Nhận thức rõ những điểm mạnh yếu của bản thân, sẽ khiến tôi và bạn trở thành một ngôi sao đặc biệt nhất trong biển người bao la.
Bạn cần có đồng thời hai loại tính cách này: một nửa là rắn độc, một nửa là bồ câu trắng. Những người quá hiền lành sẽ luôn bị lường gạt, còn những người chưa bao giờ nói dối thì luôn bị bịp bởi những lời lừa dối. Nói như vậy không có nghĩa là bạn đã bị gắn một cái mác là dễ bị lừa, đôi khi bị người khác lừa lại là một việc tốt. Nhưng lòng dạ đừng quá tốt để đến nỗi tạo cơ hội cho người xấu thực hiện dã tâm của họ, đó là nguyên tắc cơ bản!
Một nửa là rắn độc, một nửa là bồ câu trắng, bạn không phải là ma quỷ, mà là thiên tài.
------Baltasar Gracián
Lịch sử nước Mỹ có “Chủ nghĩa Monroe” nổi tiếng, người tạo ra nó kì thực không chỉ có tổng thống Monroe mà còn có một nhân vật khác ít được biết đến: Ngoại trưởng Mỹ đương thời - John Quincy Amsterdam. Nếu như tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn thì có thể thấy rằng, điều này đã ảnh hưởng đến cả chính sách trong lịch sử Mỹ dưới thời các tổng thống của các nhiệm kì trước đây, dẫn đến sự phát triển tính cách của cả dân tộc Mỹ. Tính cách này có thể dùng câu “một nửa là rắn độc, một nửa là bồ câu trắng” để miêu tả và khái quát.
Nước Mỹ sau khi thoát khỏi sự thống trị của người Anh, liền bắt đầu mở rộng lãnh thổ và thế lực của mình. Những người đứng đầu nước Mỹ ngay từ đầu đã tràn đầy tham vọng. Họ hiểu rằng, để đưa Mỹ trở thành một quốc gia hùng mạnh, trước hết cần có đủ sức mạnh. Vì vậy, sau khi lập quốc không lâu, Mỹ từ một nước thực dân trước đây đã biến thành “mãnh thú”, luôn ráng sức so bì cao thấp với các nước khác, nhằm mục tiêu trước mắt là: nỗ lực trở thành bá chủ châu Mỹ.
Một mặt, chính phủ Mỹ lập tức thiết lập “giá đỡ”, trở thành cứu tinh cho châu Mỹ. Họ lên tiếng nói rằng, các cường quốc khi đó như Tây Ban Nha, Pháp, Anh không nên can thiệp vào việc riêng của nước Mỹ và cả châu Mỹ; đồng thời, họ lại vung cây gậy lớn nhằm vào các nước nhỏ lân cận như Mexico để thị uy, khiến họ phải nằm dưới sự bảo hộ của mình. Đây là chính sách “Cây gậy và củ cà rốt” đã được tổng thống Roosevelt kế thừa sau này, và cũng chính là “một nửa là rắn độc, một nửa là bồ câu trắng” mà Gracián đã nói.
Khi đó, các cường quốc như Anh và Tây Ban Nha đang dần xuống dốc, nhưng điều này không có nghĩa là họ chấp nhận bỏ đi lợi ích của mình. Chính phủ Anh liền giở trò phái đại biểu yêu cầu Mỹ - Anh kết đồng minh, cùng nhau đối phó với Tây Ban Nha. Tổng thống Monroe trước khi đưa ra quyết sách, đã hỏi ý kiến của tổng thống nhiệm kì III Jefferson và tổng thống nhiệm kì IV Madison, tất cả đều đồng ý với ý kiến kết đồng minh với Anh.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng - ngài Amsterdam lại không đồng ý làm như vậy. Ông cho rằng, Mỹ đương nhiên không thể hoàn toàn cự tuyệt hợp tác với Anh, bởi mất đi sự ủng hộ của một nước lớn như nước Anh là một sự thiệt thòi lớn. Hơn nữa, nước Anh dù sao cũng là mẫu quốc của Mỹ, dù cho có bị nước Anh lừa gạt đi nữa, thì về lâu dài mà nói cũng không nên tính toán làm gì. Việc giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với nước Anh, đối với Mỹ là điều quan trọng, mang tính căn bản. Nhưng đồng thời, Amsterdam cũng phản đối mạnh mẽ việc liên minh. Ông cho rằng, nếu Mỹ và Anh liên minh thì sẽ tạo ra cho nước Anh một cái cớ và cơ hội can thiệp vào việc của nước Mỹ và châu Mỹ. Vì vậy ông kiến nghị: Về đối ngoại, Mỹ cần tuyên bố với Anh giữ gìn bảo vệ mục tiêu chung, chính là vì hòa bình của châu Mỹ; về đối nội, cần đưa cả châu Mỹ vào trong phạm vi thế lực của mình. Hai nguyên tắc kết hợp lại, sẽ hình thành nên một chính sách và khẩu hiệu rõ ràng, đó là: 15 “Sự vụ của châu Mỹ do người châu Mỹ tự giải quyết, nguyên tắc này không thể xâm phạm được”. Văn kiện do Amsterdam khởi thảo, được tổng thống Monroe trình bày với quốc hội Mỹ vào ngày 2 tháng 12 năm 1823, nguyên tắc bao hàm trong đó được gọi là “chủ nghĩa Monroe”.
“Chủ nghĩa Monroe” đã đem lại cho châu Mỹ lợi ích trực tiếp, về mặt lí luận, các quốc gia châu Mỹ đều có thể giải phóng mình từ thân phận thuộc địa, có quyền độc lập tự chủ. Xét từ góc độ này, nước Mỹ đã mang lại những ảnh hưởng tích cực cho các nước khác trong châu Mỹ, từ đây họ có thể tự tin như nước Mỹ, tuyên cáo mình là quốc gia độc lập, không phải chịu sự khống chế của những nước như Anh hay Tây Ban Nha nữa. Mỹ vừa không hoàn toàn đắc tội với nước Anh, lại vừa phản đối một cách hiệu quả trước chính sách của người Anh, thêm vào đó lại được cả châu Mỹ tôn sùng, trở thành hình tượng “bồ câu trắng” của châu Mỹ.
Đương nhiên Mỹ không chỉ đơn thuần là con bồ câu trắng hiền lành, nó còn là một con rắn độc. Để mở rộng phạm vi lãnh thổ và thế lực của mình, trong hàng trăm năm sau khi lập quốc, Mỹ chưa bao giờ dừng việc khống chế các nước châu Mỹ, thậm chí là uy hiếp bằng quân sự. Vào năm 1821, sau khi Mexico chính thức trở thành một quốc gia độc lập, Texas vốn dĩ thuộc về Mexico, nhưng di dân Mỹ đã đuổi quân đội của Mexico, tuyên bố muốn thành lập “Nước cộng hòa Texas” độc lập. Tuy nhiên, đây chẳng qua chỉ là cái cớ, bởi ngay sau đó, người Mỹ liền đưa ra chính sách sát nhập Texas. Đến năm 1847, Mỹ lấy lí do tranh chấp biên giới, trực tiếp xuất binh, dùng vũ lực, chiếm một phần lãnh thổ của Mexico, ép buộc Mexico phải kí điều ước, chính thức đồng ý cắt Texas nhượng cho Mỹ. Từ đó về sau, lãnh thổ mà Mỹ nuốt chửng bao gồm California, bang Nevada, Utal, tổng diện tích của những bang này còn lớn hơn cả lãnh thổ của Pháp và Đức cộng lại, giúp lãnh thổ nước Mỹ tăng thêm cả một vùng đất rộng hơn chín mươi hai vạn dặm Anh.
Có thể thấy, rõ ràng nước Mỹ là quốc gia đồng thời mang cả hai loại tính cách của bồ câu và rắn độc. Chính một tính cách dân tộc như vậy đã làm cho nước Mỹ trong những năm tháng sau này nhanh chóng bước tới trung tâm của vũ đài lịch sử thế giới. Nói theo sự đánh giá của Gracián: một nửa là rắn độc, một nửa là bồ câu trắng, đó không phải là ma quỷ, mà là thiên tài.
Mời các bạn đón đọc Người Thành Công Có 1% Cách Nghĩ Khác Bạn của tác giả Chu Châu Bân.