Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Lạc Quan Gặp Niềm Vui Ở Quán Nỗi Buồn Và Những Chuyện Chưa Kể

Những mẩu chuyện cuối dường như là những ghi lại chân thực nhất về chính cuộc sống bệnh viện của tác giả, nơi chứng kiến những người gắng gượng níu kéo cuộc sống hay những con người chấp nhận buông xuôi khiến ta không thể không rơi nước mắt bởi vừa thấy thương, thấy tiếc, lại vừa thấy hoàn trách họ. Suy cho cùng, sống ở đời để làm chi mà sao có nhiều người bất hạnh đến vậy?

Khi nghe xong tựa sách, bạn có băn khoăn và tò mò về ý nghĩa đằng sau nó không? Để hiểu hết tựa đề ấy thì bạn cần đọc và suy ngẫm từng câu chuyện trong sách, từ đó mà có cái nhìn và cảm nhận sâu sắc nhất về một cuốn sách. Nhưng có một điều bạn có thể đã nhìn ra, rằng trong cuộc sống sẽ có rất nhiều nỗi buồn với muôn hình vạn trạng, nhưng chính ở quán nỗi buồn ấy, bạn lại bắt gặp những niềm vui và sự lạc quan bạn chưa từng nghĩ đến. Đó chính là điều kỳ diệu của cuộc sống.

Tác giả Dương Minh Tuấn vừa là một người cầm bút, lại vừa là người chữa bệnh. Dưới góc nhìn của một bác sĩ, những lời văn tác giả viết ra dường như được bổ sung thêm sự lắng đọng, xúc cảm và sâu sắc. Qua mỗi câu chuyện tưởng chừng vụn vặt, có những chi tiết xúc động đến nghẹn ngào nhưng vẫn ánh lên một niềm tin khó tả của bác sĩ Tuấn cùng những người bệnh của mình. Họ mộng mơ, lạc quan với tình cảnh của mình. Nhưng họ không làm vậy để ngó lơ hay mặc kệ cuộc đời mà là để tự động viên chính mình, tự cố gắng tìm thấy niềm vui, tinh thần sống lạc quan trong chính những bất hạnh của mình, để rồi bất ngờ nhận ra điều giản dị tuyệt vời của cuộc sống.

"Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn và những điều chưa kể" dày chưa đến 250 trang với 4 phần: Chuyên vu vơ vụn vặt - Chuyện ở nhà - Chuyện bên đời - Chuyện trong bệnh viện. Bạn có thể đọc hết cuốn sách trong vòng một buổi sáng. Nhưng để cảm nhận, suy ngẫm những câu chuyện trong đó, bạn có thể mất một tuần hay một tháng. Và để thực sự trải nghiệm những cuộc đời trong sách, bạn có thể mất rất nhiều thời gian, nếu không muốn nói là cả đời.

Khi mới đọc, có thể bạn chỉ có cảm giác đang đọc một cuốn tản văn như bao quyển sách cùng thể loại khác. Nhưng càng đọc, bạn sẽ ngộ ra khá nhiều điều qua góc nhìn của người viết - một bác sĩ, một người có vai trò quyết định sự sống còn.

Cuốn sách được tiếp nối với 9 câu chuyện trong mục "Chuyện ở nhà". Cảm xúc sẽ chuyển từ vui vẻ, hóm hỉnh sang sau lắng, đong đầy cảm xúc. Những câu chuyện về bà, về ông, về cha, về mẹ, và về cả người bạn thân coi như anh em ruột thịt. Đó là những lời tâm sự, suy ngẫm của một bác sĩ đã ngấp nghé 30 tuổi về tình cảm gia đình, cách thể hiện và yêu thương, cùng với đó là những nuối tiếc, hối hận về những đối xử không tốt trong mối quan hệ ruột thịt. Ta còn bắt gặp những lá thư tác giả gửi bố mà chẳng bao giờ có lời hồi đáp, hay những câu chuyện ông kể không được viết tiếp nữa. Tất cả làm cho người đọc thấy chạnh lòng và xúc động.

Những câu chuyện trên đời ở phần 3 mang rất nhiều khuôn mặt. Câu chuyện về chàng trai du học sinh Mỹ cảm rượu mà đi hay của người trả công nhân gặp nạn trên chuyến xe khách từ công trường về khiến ta không khỏi giật mình về quy luật "sinh, lão, bệnh, tử" không tự nhiên diễn ra như người ta thường nói. Câu chuyện về người bạn thân 6 năm không gặp với những đau đớn, hờn tủi ở mảnh đất nghèo ven đê, hay sự thản nhiên của tác giả khi được nghe bảo: "Mày khác quá Tuấn ạ!" mà ta suy ngẫm về quyết định lối sống của mỗi người. ‘Chuyện bên đời’ cứ thế tiếp diễn đến số 33 thì dừng lại. 33 cuộc đời mà không ai giống ai. Thế mới thấy cuộc đời bạn biến, con người vô biên, không ai lường trước được điều gì.

Kết thúc cuốn sách bằng "chuyện ở bệnh viện", tác giả dẫn ta đến với câu chuyện của cậu bé bại liệt, của người phụ nữ liệt hành não tiến triển hay của một chàng thanh niên vừa mới tốt nghiệp trường Y và mang bao nhiêu hi vọng về nghề bác sĩ. Những mẩu chuyện cuối dường như là những ghi lại chân thực nhất về chính cuộc sống bệnh viện của tác giả, nơi chứng kiến những người gắng gượng níu kéo cuộc sống hay những con người chấp nhận buông xuôi khiến ta không thể không rơi nước mắt bởi vừa thấy thương, thấy tiếc, lại vừa thấy hoàn trách họ. Suy cho cùng, sống ở đời để làm chi mà sao có nhiều người bất hạnh đến vậy?

Qua những trang sách nhẹ nhàng, bác sĩ Dương Minh Tuấn vừa mở tầm mắt, vừa đào sâu cảm xúc nơi người đọc. Bạn có tò mò điều gì sẽ xảy ra nếu ‘lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn’ không? Hãy đọc và cảm nhận theo cách của riêng mình.

***

Những mẩu chuyện cuối dường như là những ghi lại chân thực nhất về chính cuộc sống bệnh viện của tác giả, nơi chứng kiến những người gắng gượng níu kéo cuộc sống hay những con người chấp nhận buông xuôi khiến ta không thể không rơi nước mắt bởi vừa thấy thương, thấy tiếc, lại vừa thấy hoàn trách họ. Suy cho cùng, sống ở đời để làm chi mà sao có nhiều người bất hạnh đến vậy?

Khi nghe xong tựa sách, bạn có băn khoăn và tò mò về ý nghĩa đằng sau nó không? Để hiểu hết tựa đề ấy thì bạn cần đọc và suy ngẫm từng câu chuyện trong sách, từ đó mà có cái nhìn và cảm nhận sâu sắc nhất về một cuốn sách. Nhưng có một điều bạn có thể đã nhìn ra, rằng trong cuộc sống sẽ có rất nhiều nỗi buồn với muôn hình vạn trạng, nhưng chính ở quán nỗi buồn ấy, bạn lại bắt gặp những niềm vui và sự lạc quan bạn chưa từng nghĩ đến. Đó chính là điều kỳ diệu của cuộc sống.

Tác giả Dương Minh Tuấn vừa là một người cầm bút, lại vừa là người chữa bệnh. Dưới góc nhìn của một bác sĩ, những lời văn tác giả viết ra dường như được bổ sung thêm sự lắng đọng, xúc cảm và sâu sắc. Về bản thân, anh Tuấn miêu tả mình bằng một câu: ”You may say I’m a dreamer but I’m not the only one.” - Bạn có thể gọi mình là một kẻ mộng mơ, nhưng mình biết mình không phải là kẻ mộng mơ duy nhất! Điều này được diễn giải thông qua các phần của cuốn sách. Qua mỗi chuyên mục, mỗi câu chuyện tưởng chừng như vụn vặt, có những chi tiết xúc động đến nghẹn ngào nhưng vẫn ánh lên một niềm tin khó tả của bác sĩ Tuấn cùng những người bệnh của mình. Họ mộng mơ, lạc quan với tình cảnh của mình. Nhưng họ không làm vậy để ngó lơ hay mặc kệ cuộc đời mà là để tự động viên chính mình, tự cố gắng tìm thấy niềm vui, tinh thần sống lạc quan trong chính những bất hạnh của mình, để rồi bất ngờ nhận ra điều giản dị tuyệt vời của cuộc sống.

"Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn và những điều chưa kể" dày chưa đến 250 trang với 4 phần: Chuyên vu vơ vụn vặt - Chuyện ở nhà - Chuyện bên đời - Chuyện trong bệnh viện. Bạn có thể đọc hết cuốn sách trong vòng một buổi sáng. Nhưng để cảm nhận, suy ngẫm những câu chuyện trong đó, bạn có thể mất một ngày hay một tuần. Và để thấm nhuần và thực sự trải nghiệm những cuộc đời trong sách, bạn có thể mất rất nhiều thời gian, nếu không muốn nói là cả đời.

Khi mới đọc, mình chỉ có cảm giác đang đọc một cuốn tản văn như bao quyển sách cùng thể loại khác. Nhưng càng đọc, mình lại càng thấy ngộ ra khá nhiều điều qua góc nhìn của người viết - một bác sĩ, một người có vai trò quyết định sự sống còn. Mình như được tiếp xúc với các bệnh nhân - từ bệnh nặng nhất đến hoàn cảnh khó khăn nhất, nhưng không phải là những điều tồi tệ như vậy mà lại là những khía cạnh tốt đẹp, con người chất phác của họ. Đã có những lúc mình sắp rơi nước mắt theo họ. Nhưng sau tất cả, mình lại mỉm cười theo nụ cười của họ.

Cuốn sách được tiếp nối với 9 câu chuyện trong mục "Chuyện ở nhà". Cảm xúc sẽ chuyển từ vui vẻ, hóm hỉnh sang sau lắng, đong đầy cảm xúc. Những câu chuyện về bà, về ông, về cha, về mẹ, và về cả người bạn thân coi như anh em ruột thịt. Đó là những lời tâm sự, ngẫm suy của một bác sĩ đã ngấp nghé 30 tuổi về tình cảm gia đình, cách thể hiện và yêu thương, cùng với đó là những nuối tiếc, hối hận về những đối xử không tốt trong mối quan hệ ruột thịt. Ta còn bắt gặp những lá thư tác giả gửi bố mà chẳng bao giờ có lời hồi đáp, hay những câu chuyện ông kể không được viết tiếp nữa. Tất cả làm cho người đọc thấy chạnh lòng và xúc động như bị nói trúng tim vậy.

Những câu chuyện trên đời ở phần 3 mang rất nhiều khuôn mặt. Câu chuyện về chàng trai du học sinh Mỹ cảm rượu mà đi hay của người trả công nhân gặp nạn trên chuyến xe khách từ công trường về khiến ta không khỏi giật mình về quy luật "sinh, lão, bệnh, tử" không tự nhiên diễn ra như người ta thường nói. Câu chuyện về người bạn thân 6 năm không gặp với những đau đớn, hờn tủi ở mảnh đất nghèo ven đê, hay sự thản nhiên của tác giả khi được nghe bảo: "Mày khác quá Tuấn ạ!" mà ta suy ngẫm về quyết định lối sống của mỗi người. ‘Chuyện bên đời’ cứ thế tiếp diễn đến số 33 thì dừng lại. 33 cuộc đời mà không ai giống ai. Thế mới thấy cuộc đời bạn biến, con người vô biên, không ai lường trước được điều gì.

Kết thúc cuốn sách bằng "chuyện ở bệnh viện", tác giả dẫn ta đến với câu chuyện của cậu bé bại liệt, của người phụ nữ liệt hành não tiến triển hay của một chàng thanh niên vừa mới tốt nghiệp trường Y và mang bao nhiêu hi vọng về nghề bác sĩ. Những mẩu chuyện cuối dường như là những ghi lại chân thực nhất về chính cuộc sống bệnh viện của tác giả, nơi chứng kiến những người gắng gượng níu kéo cuộc sống hay những con người chấp nhận buông xuôi khiến ta không thể không rơi nước mắt bởi vừa thấy thương, thấy tiếc, lại vừa thấy hoàn trách họ. Suy cho cùng, sống ở đời để làm chi mà sao có nhiều người bất hạnh đến vậy?

Qua những trang sách nhẹ nhàng, bác sĩ Dương Minh Tuấn vừa mở tầm mắt, vừa đào sâu cảm xúc nơi người đọc. Bạn có tò mò điều gì sẽ xảy ra nếu ‘lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn’ không? Hãy đọc và cảm nhận theo cách của riêng mình.

Nội dung: Quỳnh Nga - Bila Team

***

PHẦN 1

CHUYỆN VU VƠ VỤN VẶT

Chuyện vu vơ số 1

Vừa rửa bát vừa đeo phone nghe nhạc, bỗng thấy một cái túi rơi từ tầng hai xuống, xong tiếng mẹ nói gì đó không rõ mà cũng hét lên cho mẹ vui: "Con biết rồi ạ!”.

Rửa xong ra nhìn thấy túi đựng bánh mì thích quá, rót sữa ra ngồi chấm ăn ngon lành giữa mùa đông.

Ăn xong tung tẩy lên nhà, ngang qua phòng chào mẹ, mẹ hỏi: "Túi bánh mì mẹ bảo ném cho con chó ăn đã mang chưa?”.

Nuốt nước bọt nhìn mẹ, mắt long lanh hết cỡ, mẹ vẫn chăm chú nhìn con trai kiểu khó hiểu. Cuối cùng thì con trai cũng thất được nên lời:

- Gâu! Gâu!

- Cái gì cơ?

- Gâu! Gâu! Gâu!

- Mày bị làm sao thế?

- Con ăn hết bánh rồi ạ.

***

Chuyện vu vơ số 2

Đi chạy về gặp hai em gái đi ngược chiều, chân dài miên man, dáng đẹp, mặc váy ngắn thời trang sành điệu thôi rồi, đang suy nghĩ linh tinh về các nàng thì "Bẹp!” - một em vứt ngay cốc cà phê vừa uống xong xuống vỉa hè, hai em quay ra cười nói với nhau đi tiếp. Mình vội chạy ra nhặt cốc cà phê đuổi theo gọi lại:

- Em gì ơi, em để rơi đồ này.

Em vừa vứt cốc cà phê nhìn mình khó hiểu, rồi nhìn thấy cốc cà phê mình đưa ra, hất miệng hỏi:

- Em uống xong rồi nên vứt đi. Anh nhặt lại làm gì?

Nói xong hai em định cất gót đi tiếp, mình lại chạy theo chặn đầu, gí cốc cà phê vào tay em gái:

- Phía trước có thùng rác kìa, em cầm ra đó vứt đi.

Em í sửng cồ lên:

- Trời ơi! Anh có bị điện không thế?

Mình thản nhiên:

- Có! Em đi vứt cái này vào thùng rác nhé?

Em í giật lấy cốc cà phê từ tay mình rồi mang vứt vào thùng rác. Cả hai em sau đó cùng quay lại lườm nguýt rồi lẩm bẩm nói gì đó mình nghe không rõ. Mình chỉ nhe nhởn giơ tay ra hiệu chào tạm biệt rồi quay lưng đi tiếp, hí hửng tưởng tượng ra cảnh từ giờ mình như kiểu thằng điên đường phố, thấy ai có hành động vô ý thức là mình giở trò “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” như vừa nãy. Đang mơ mộng dở dang thì “Toẹt!”- một ông già đi ngược chiều nhổ ngay một bãi nước bọt bắn cả vào chân mình. Chỉ biết nuốt cục tức nghĩ thầm: “Èo! Rơi thế thì bố đứa nào dám nhặt lên trả?”

Mời các bạn đón đọc Lạc Quan Gặp Niềm Vui Ở Quán Nỗi Buồn Và Những Chuyện Chưa Kể của tác giả Dương Minh Tuấn.