Lowen Ashleigh là một nhà văn. Vì khó khăn tài chính nên cô buộc phải nhận một công việc khác thường. Jeremy Crawford, chồng của nhà văn nổi tiếng Verity Crawford, thuê Lowen viết tiếp những tập còn lại trong bộ sách của vợ anh mà vì lý do sức khoẻ cô không thể hoàn thành.
Lowen đến nhà Crawford để tìm kiếm thông tin viết sách. Cô tình cờ phát hiện quyển tự truyện của Verity. Đó là những thú nhận khủng khiếp, bao gồm sự thật cái chết của con gái Verity.
Lowen quyết định giấu Jeremy quyển tự truyện. Nhưng khi tình cảm Lowen dành cho Jeremy ngày càng sâu đậm, cô nhận ra nếu anh biết về quyển tự truyện sẽ chỉ có lợi cho cô. Dù Jeremy có tận tâm với người vợ tàn tật thế nào đi nữa, sự thật kinh hoàng sẽ khiến anh không thể tiếp tục yêu vợ mình.
Một quyển sách kinh dị lãng mạn của Colleen Hoover, tác giả bán chạy số 1 New York Times .
***
Nghe có vẻ lạ lùng đối với chúng ta khi nhân vật chính của một câu chuyện được yêu cầu cho một số nhiệm vụ chắc chắn khiến anh ta choáng ngợp. Nó xảy ra với các sĩ quan cảnh sát thông thường chịu trách nhiệm truy đuổi ông trùm của một mafia lớn, hoặc, như trong trường hợp này khi một nhà văn không mấy thành công được giao hoàn thành một số tiểu thuyết của một tác giả khác đã biến mất.
Sự nghi ngờ trong những trường hợp này là phổ biến. Nhưng tại sao không đổi, khi khám phá ra điều gì dẫn nhân vật chính đến trung tâm của một cơn bão nghi ngờ, chicha bình tĩnh, luôn thu hút chúng ta bằng cùng một từ tính, với điện tích đó thông báo những cơn gió mạnh và những cảm xúc mãnh liệt không kém …
Lowen Ashleigh, một tác giả đang trên bờ vực phá sản, nhận được một khoản hoa hồng thay đổi cuộc đời: Jeremy, chồng mới của Verity Crawford, một trong những tác giả quan trọng nhất hiện nay, thuê cô ấy hoàn thành loạt sách trong đó tác phẩm của anh ấy là phụ nữ. trước khi bị một tai nạn nghiêm trọng khiến cô hôn mê. Lowen định cư tại biệt thự của cặp vợ chồng đã kết hôn để anh ta có thể làm việc với các ghi chú mà Verity đang làm, hy vọng tìm đủ tài liệu để bắt đầu nhiệm vụ của mình, nhưng điều anh ta không mong đợi phát hiện ra trong văn phòng hỗn loạn là một cuốn tự truyện của Verity chính cô ấy., được giấu kín để nó không bao giờ lộ ra ngoài.
***
Colleen Hoover là nữ tác giả được xếp vào hàng có sách bán chạy nhất của New York Times. Năm 2012, bà xuất bản series truyện đầu tiên gồm ba cuốn Slammed, Point of Retreat và This girl. Năm 2013, bà xuất bản series thứ hai bao gồm Hopeless, Losing Hope và Finding Cinderella. Các tiểu thuyết của bà đều viết về những câu chuyện tình yêu đầy đam mê nhưng cũng chứa nhiều uẩn khúc, với một văn phong lãng mạn, tràn đầy thấu cảm và yêu thương. Trong số đó, tiểu thuyết Lạc mất & Hy vọng (Hopeless) gây ấn tượng mạnh với độc giả hơn cả. Cuốn sách đã dẫn đầu bảng xếp hạng của New York Times trong một thời gian dài, trở thành tiểu thuyết dành cho lứa tuổi trưởng thành hay nhất năm 2013.
***
Tôi nghe thấy tiếng hộp sọ vỡ cái bốp trước khi máu anh ta bắn vào người tôi.
Tôi khiếp sợ quay ngược lại về vỉa hè. Chân tôi vấp vào lề đường suýt ngã nên tôi vội nắm lấy cột biển báo cấm đỗ xe để giữ thăng bằng.
Mới vài giây trước anh ta còn đứng trước mặt tôi. Chúng tôi lẫn trong đám đông chờ đèn hiệu đi bộ bật sáng, rồi anh ta bước xuống đường quá sớm ngay khi chiếc xe tải lao đến. Tôi nhào tới trước định ngăn anh ta lại nhưng không kịp nữa. Tôi nhắm tịt mắt lại trước khi đầu anh ta nằm gọn dưới lốp xe, nhưng âm thanh như nút chai rượu sâm banh bật ra vang lên rõ mồn một.
Anh ta nhìn điện thoại của mình mà không nhìn đường, có lẽ đó là thói quen tệ hại nhưng chưa từng gây ra sự cố nào trước đó. Chết vì một thói quen.
Mọi người đều hoảng hốt. Tài xế xe tải ngay lập tức nhảy ra khỏi xe và quỳ xuống bên nạn nhân, nhiều người chạy đến giúp đỡ. Tôi vội lùi khỏi đám đông. Không cần nhìn cũng biết anh ta không thể qua khỏi. Bây giờ một chiếc xe tang là cần thiết chứ không phải xe cứu thương.
Tôi muốn tránh xa hiện trường vụ tai nạn, nhưng đèn đi bộ đã bật sáng và mọi người bắt đầu đổ sang đường. Một số người thậm chí vẫn dán mắt vào điện thoại di động khi đi ngang qua nạn nhân. Tôi đành đứng lại chờ đường bớt đông. Tôi liếc về phía đó, cẩn thận tránh nhìn thẳng vào nạn nhân. Người tài xế đang gọi điện thoại di động, ba bốn người xúm quanh, một số người dùng điện thoại quay lại cảnh khủng khiếp.
Nếu ở Virginia nơi tôi sống trước đây, người ta sẽ hoảng loạn la hét, nhiều phóng viên sẽ có mặt sau vài phút. Nhưng ở Manhattan, việc một người đi bộ bị xe đâm xảy ra thường xuyên. Chỉ là giao thông bị ùn tắc trong phút chốc.
Sự thờ ơ vô cảm là lý do tôi chuyển đến thành phố này mười năm trước. Tôi muốn sống ở một thành phố bận rộn đông đúc. Không ai chú ý đến tôi.
Ở đây tôi vô hình, không bị soi mói đời tư. Tôi yêu thành phố này vì điều đó.
“Cô có bị thương không?”
Tôi ngước lên nhìn, một người đàn ông chỉ vào tay tôi và áo tôi đầy quan tâm. Anh không phải là một người New York vô cảm. Có lẽ anh từ nơi khác đến.
“Cô có bị thương không ?” Người lạ lặp lại.
Tôi nhận ra tay tôi dính máu. “Không. Không phải máu của tôi. Tôi đứng gần anh ta khi…”. Tôi lắp bắp, rùng mình vì nhớ lại cái chết khủng khiếp.
Tôi luôn cố cứng rắn như mặt đường bê tông dưới chân, nhưng không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Những gì vừa chứng kiến khiến bụng tôi xoắn lại và muốn nôn oẹ.
Tôi đưa tay bụm miệng nhưng bỏ ra ngay khi cảm thấy có gì đó dính trên môi. Máu. Áo tôi cũng vậy, rất nhiều máu không phải của tôi. Tôi kéo áo ra để nó khỏi dính vào người.
Tôi muốn xoa trán, véo mũi để khỏi chết ngất, nhưng sợ lại chạm phải máu. Tôi ngước nhìn người đàn ông.
“Mặt tôi có dính máu không?” Tôi hỏi anh.
Anh mím môi nhìn con đường chúng tôi đang đứng và chỉ một quán cà phê.
“Chắc ở đó có phòng vệ sinh”, anh đẩy lưng tôi đi về hướng đó.
Tòa nhà Pantem Press, nơi tôi muốn đến, đã rất gần. Chỉ cách mười lăm, hai mươi feet.
Tôi tự hỏi người đàn ông vừa chết đã gần đến nơi anh ta cần đến chưa?
Anh giữ cửa cho tôi bước vào quán cà phê. Một người nữ phục vụ tay bưng cà phê định len vào thì chợt nhìn thấy áo tôi. Cô ta vội tránh ra nhường đường. Tôi đi đến phòng vệ sinh nữ nhưng cửa bị khóa. Thấy vậy anh đẩy cửa phòng vệ sinh nam cho tôi đi vào sau anh.
Anh không khóa cửa, đi thẳng đến bồn rửa và mở nước. Tôi nhìn vào gương và phần nào nhẹ nhõm vì tình hình không đến nỗi tệ như tôi tưởng. Vài vệt máu trên má đã khô, trên lông mày chỉ dính một chút. Hầu như máu bắn hết vào áo.
Anh đưa khăn giấy ướt cho tôi lau mặt.
Mùi máu tanh nồng khiến tôi nín thở và lại buồn nôn. Tôi muốn cởi áo ra. Ngay lập tức.
Sau khi mở nút áo cởi áo để dưới vòi nước chảy, tôi cầm miếng khăn ướt khác anh đưa cho lau máu dính trên ngực.
Anh đi ra cửa, nhưng không phải để cho tôi sự riêng tư với chiếc áo ngực kém hấp dẫn nhất mà để khóa cửa lại. Tôi căng thẳng theo dõi anh qua chiếc gương treo trước bồn rửa.
Có tiếng gõ cửa.
“Tôi ra ngay”, anh nói.
Tôi nhẹ nhõm hẳn, ít ra ai đó bên ngoài sẽ nghe thấy nếu tôi hét lên.
Tôi kỳ cọ cổ và ngực, tiếp theo là lau tóc, hết bên này đến bên kia cho đến khi không còn một dấu vết nào.
“Đây”, anh mở chiếc nút cuối cùng chiếc áo trắng anh đang mặc. “Cô mặc vào đi”.
Chiếc áo khoác đang treo trên tay nắm cửa, chiếc áo sơ mi đưa đã cho tôi, trên người anh chỉ còn độc một chiếc áo lót màu trắng. Anh to cao hơn tôi nhiều, tôi sẽ bị nuốt chửng trong chiếc áo này mất. Tôi không muốn mặc nó đến cuộc hẹn chút nào, nhưng không có lựa chọn nào khác. Tôi cầm nó, lấy thêm vài chiếc khăn giấy lau khô người, sau đó mặc vào và cài nút. Trông chẳng ra làm sao, nhưng không phải lỗi tại tôi.
Tôi ném chiếc áo dính máu vào thùng rác rồi chống tay lên bồn rửa nhìn mình trong gương. Đôi mắt tôi mệt mỏi, trống rỗng. Tôi lấy tay chà sát hai má để da bớt tái nhưng vô ích. Trông tôi như một xác chết.
Tôi xoay người lại. Anh nhét cà vạt vào túi áo vét. “Tôi không biết cô đã bình tĩnh lại hay vẫn còn sốc”.
Tôi không sốc nhưng cũng không bình tĩnh. “Tôi không biết nữa”, tôi thừa nhận. “Anh thì sao?”
“Tôi không sao”, anh nói. “Tôi còn chứng kiến nhiều việc tệ hơn nhiều”.
Không biết anh có nhìn thấy đầu người đàn ông bị nghiền nát dưới bánh xe tải không. Có lẽ anh đúng là dân New York. Hoặc anh làm ở bệnh viện.
“Anh có phải là bác sĩ không?”
Anh lắc đầu. “Trước đây tôi làm bất động sản”. Anh bước đến gần, phủi thứ gì đó trên vai áo tôi. Áo của anh.
Màu mắt anh tiệp với màu chiếc cà vạt, màu lục nhạt. Anh rất đẹp trai, nhưng tôi có cảm giác anh chán ghét vẻ ngoài của mình. Anh không muốn bị chú ý. Anh muốn vô hình, giống như tôi.
Nhiều người đến New York để thể hiện mình. Vài người như chúng tôi đến đây để không ai chú ý đến mình.
“Cô tên gì?” anh hỏi.
“Lowen”.
Anh sững lại vài giây khi nghe tên tôi.
“Jeremy”, anh đi đến bồn rửa. Tôi không nén nổi tò mò. Anh đã gặp việc gì mà khủng khiếp hơn cả vụ tai nạn? Vì sao ánh mắt anh thăm thẳm vẻ buồn bã cô độc?
“Chuyện gì xảy ra với anh vậy?” Tôi hỏi.
Anh nhìn tôi trong gương. “Ý cô là sao?”
“Anh nói đã chứng kiến nhiều việc khủng khiếp. Là chuyện gì?”
Anh tắt nước, lau khô tay, rồi quay lại nhìn tôi. “Cô thực sự muốn biết?”
Tôi gật đầu.
Anh ném chiếc khăn giấy vào thùng rác, đút tay vào túi quần, ánh mắt đanh lại. “Tôi đã vớt xác con gái tám tuổi dưới hồ lên cách đây năm tháng”.
Tôi hít mạnh và bụm miệng. “Tôi rất tiếc”, tôi thì thầm. Vì con gái anh. Vì đã hỏi anh.
“Cô thì sao?” Anh dựa vào bồn rửa chờ đợi câu chuyện của tôi. Có người chia sẻ để bi kịch của bạn bớt bi thảm. Khi bạn trải qua những việc tồi tệ nhất, bạn muốn gặp những người cùng hoàn cảnh, những người gặp chuyện buồn và bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Tôi đằng hắng. Bi kịch của tôi không ghê gớm như của anh. Tôi nghĩ lại mọi việc đã xảy đến với mình và cảm thấy chút ngại ngùng vì nó khá tầm thường. “Mẹ tôi mới mất tuần trước”.
Anh không tỏ thái độ gì, chắc anh đã dự đoán nhiều hơn thế.
“Vì sao bà mất?”
“Ung thư. Bà đến ở với tôi từ năm ngoái. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi ra khỏi nhà sau khi mẹ tôi mất”.
Chúng tôi nhìn nhau một lúc. Tôi chưa từng nói chuyện của mình với một người hoàn toàn xa lạ. Tôi ngại ngùng muốn kết thúc câu chuyện.
Nhưng tôi không biết nói gì và đành im lặng.
Anh nhìn vào gương hất vài sợi tóc đen vào nếp. “Tôi có một cuộc hẹn phải đi bây giờ. Cô chắc là cô ổn chứ?”
Anh quan sát tôi qua gương.
“Tôi ổn.”
“Ổn?” Anh quay sang tôi, lặp lại câu hỏi.
“Tôi sẽ không sao”, tôi nhắc lại. “Cảm ơn anh đã giúp đỡ.”
Tôi bỗng muốn thấy anh cười. Nụ cười của anh như thế nào nhỉ?
Nhưng anh chỉ nhún vai “Tốt”.
Anh mở khóa cửa cho tôi bước ra, nhưng tôi không vội đi như thể tôi chưa sẵn sàng đối mặt với thế giới ngoài kia. Tôi muốn nói gì đó để cảm ơn hoặc tìm một cái cớ gặp lại anh. Mời anh đi cà phê nhân tiện trả lại áo cho anh có được không nhỉ? Trát tim tôi bồi hồi rung động trước anh – một người lạ tốt bụng. Đột nhiên mắt tôi bắt gặp chiếc nhẫn cưới anh đeo trên tay trái. Tôi hấp tấp ra khỏi quán cà phê hòa vào đám đông trên đường.
Xe cứu thương đã đến, giao thông bị chặn ở cả hai hướng. Tôi cần quay lại hiện trường vụ tai nạn để cho lời khai. Ở đó đã có một đám đông những người chứng kiến vụ việc. Tôi tường thuật vụ tai nạn và cho họ thông tin liên lạc của tôi.
Tôi ngoái nhìn quán cà phê. Jeremy đang bước ra khỏi quán, tay cầm ly cà phê băng qua đường. Chắc anh không còn nghĩ đến tôi mà nghĩ về vợ anh và những gì phải nói với cô ấy khi về nhà mà không có chiếc áo.
Tôi rút điện thoại ra khỏi túi xem giờ. Còn mười lăm phút nữa mới đến giờ hẹn với Corey và nhà xuất bản Pantem Press. Tay tôi vẫn còn run và người lạ không còn ở đây để giúp tôi nữa. Chắc cà phê sẽ có tác dụng, hoặc morphine, nhưng chúng đã bị dọn sạch sau khi mẹ tôi mất. Ước gì tôi cất lại một ít.
Mời các bạn đón đọc Sự Thật của tác giả Colleen Hoover & iusach (dịch).